TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BẠN ĐỒNG MÔN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BẠN ĐỒNG MÔN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Mar 27, 2013 3:11 pm    Tiêu đề: BẠN ĐỒNG MÔN
Tác Giả: THANH ĐÀO




BẠN ĐỒNG MÔN


      THANH ĐÀO
     
  Ông Minh rất cám ơn các bạn đồng môn năm xưa đã liên lạc email, điện thoại, thăm hỏi nhau. Nhờ vậy mà ông biết được một số tin tức về bạn bè thân hữu năm nào. Nhất là các bạn học cùng cấp lớp, cùng trường hay khác trường ngày xưa. Đó cũng là thú vui để thư giản tâm hồn cho người cao niên ở quê nhà hay nơi hải ngoại.
      “ Bạn bè thân hữu đồng môn
      Kẻ còn người mất, khó lòng biết nhau.
      Cũng nhờ tin tức ra vào
      Điện thư thân hữu đổi trao hằng ngày.
      Cho ta hạnh phúc vui thay
      Long lanh hoài niệm những ngày xa xưa.
      Đa phần giờ cũng già nua
      Quên đi phiền não buồn so kiếp người.
      Cám ơn các bạn xa xôi
      Cho nhau hình ảnh tuyệt vời đồng môn. ”
      Hôm nay ông Minh có dịp trông thấy hình của Ch. và M chụp chung với nhau hồi còn học sinh. Hình ảnh họ chụp dường như trên bãi tắm Ninh Chữ quê nhà thì phải. Hai bạn trẻ có mái tóc bờm xờm trông rất ngầu, đẹp trai, thông minh, lanh lợi hết nói Ông Minh rất xúc động. Chợt những hoài niệm thuộc về dĩ vãng xa xưa, lại lung linh, lấp lánh trong tâm thức của ông. Ch và M đều học cùng cấp lớp với ông năm nào. Ch học Duy Tân là học sinh con nhà giàu có, thông minh, có trí nhớ tốt, học giỏi. M là con nhà nghèo ở Đạo Long, cùng Phường với ông M. Lúc đầu M học Trường Trung Học Tư Thục Bồ Đề Phan Rang. Sau đó mới chuyển qua học Duy Tân, nhờ thông minh, lanh lợi, hiếu học và thi đậu sau này. Thân phụ của M là ông Chín T. Ông ta nổi danh là tay cao thủ cờ tướng bậc nhất ở thị xã Phan Rang –Tháp Chàm. Ông Bảy Thạnh, thân phụ của anh Thành cũng là cao thủ cờ tướng ngang ngữa với ông Chín T. Anh Thành là bạn học cùng thời, cùng cấp lớp với ông Minh. Anh ta cũng là nhà giáo sau này, đồng nghiệp với ông Minh. Anh ta là anh em cột chèo với ông Ng. H. H. (thực ra tên ông này hồi học Duy Tân chung với lớp anh Nguyễn Ngọc Ô là Ng V... Quê anh ta ở An Thạnh) Anh ta theo phe cờ đỏ nên đổi tên Ng H. H. Sau này, ông ta làm Phó Chủ Tịch UB ND Tỉnh Ninh Thuận, ngành kinh doanh- công nghiệp được nhiều năm. Trong thời kỳ tham nhũng thối nát lan tràn khắp nơi, mạnh lớn ăn lớn, mạnh nhỏ ăn nhỏ, thiên hạ có câu nói để đời:
      “ Thuốc Mai nói dai. Thuốc cán vừa nằm dài vừa ký. ”
      “ Đô la- vàng bạc nộp đây!
      Nằm dài ta ký, khỏi rày trung gian. ”
      Bởi vậy, những ai xin việc làm hay cầu cạnh ngài Quan Lớn việc gì, thì nên vào nhà Ngài nộp quà cáp cho bà xã của ngài, là ngài ký ngay tại chỗ. Khỏi cần phải qua tay trung gian hay thuộc hạ cấp dưới của ngài, như chánh văn phỏng tỉnh chẳng hạn... Ngài là cán bộ đảng viên giàu có, nổi danh tỉnh Ninh Thuận. Nghe nói, hiện nay ngài đã về hưu. Ngài sống ở Sài Gòn thoải mái. Nhà cửa biệt thự tại Đà Lạt và nơi đây khá nhiều. Gia đình ngài gởi tiền vào Ngân Hàng Thụy Sĩ như bao nhiêu cán bộ cao cấp khác cho chắc ăn. Có biến cố gi thì cũng chả sao.
      Xin trở lại việc hai người bạn thân, chụp hình chung nhau hồi còn học sinh, anh Ch và anh M. Anh M có viết trong cuốn lưu bút của ông Minh để làm kỷ niệm, lúc ông Minh và anh ta học cùng cấp lớp Đệ Tứ, niên khóa 1958-1959. Anh ta tỏ ra thân tình, vui vẻ cởi mở với bạn bè. Anh ta viết khá dài, nói về kỷ niệm tình bạn học cùng thời. Sau này ông Minh có dịp chơi cờ tướng với ông Chìn T, cha của M. Ông ta cao hơn chàng khoảng nửa ngựa. Vì vậy Minh chỉ xin chơi nhỏ thôi, khoảng vài chục bạc một ván. Chơi để học nước cờ với tay đệ nhất cao thủ ở quê nhà. Ông cao ngang hàng với ông Hai Mỹ ỡ vùng Phước Mỹ, duyên hải Đông- Tây- Giang Ninh Thuận. Lần nào chàng cũng nộp mạng cho ông Chín. Nếu chơi không tiền thì ông ta từ chối hay đánh không hết sức mình.
      Sau khi tốt nghiệp Tú Tài II, M dạy Trung Học Bồ Đề rồi bỏ lên núi luôn cùng gia đỉnh ông Chín. M học khóa 26 SQ Võ Bị Thủ Đức nhưng lại theo phe cờ đỏ. Hồi sau này, lúc ông Minh làm Sĩ Quan chiến tranh chính trị ở Phòng 5 Tiểu Khu Ninh Thuận thì M, nhân danh cán bộ cách mạng chống Mỹ cứu nước, rải truyền đơn ký tên mình, kêu gọi anh em sĩ quan quân lực VNCH hãy theo phe Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. M cũng từng đem quân vây đánh đơn vị của Đại Úy Bùi Hữu Kiệt tại Từ Tâm NT. Quân lính Kiệt thất thế thua trận. Kiệt phải lủi trốn trong hàng rào gai xương rồng, mặc cho M bắt loa kêu gọi anh ta đầu hàng. Kiêt và M là bạn đồng cấp lớp ngày xưa. Ngữ, bạn học lớp Tứ II, cùng lớp với ông Minh, sau này, cũng theo phe cờ đỏ. Lúc ông Minh ở tù về, sau biến cố tháng 4/ 1975, ông Minh gặp lại Ngữ. Anh ta làm cán bộ cách mạng tại Phường Đạo Long. Lúc đó Ngữ kể cho ông Minh nghe về cái chết của M sau này. M bị tử trận và trong túi áo của mình có bức thư viết sẵn để gởi cho Ch, kêu gọi bạn học cũ, hãy bỏ ngũ theo phe cách mạng (Ch học khóa 24 SQTĐ. Ông Minh học khóa 23 cũng quân trường này. Cả hai là giáo chức bị động viên, thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời loạn.) Vì thế Ch bị an ninh quân đội nghi ngờ, theo dõi, làm khó dễ. May nhờ có gia đình khá giả chạy chọt, lo lót cấp có thẩm quyền, mới êm, cho đến khi hiệp sĩ đi học Võ thuật. Sau đó Ch biệt phái về Bộ Giáo Dục Sài Gòn. Người hùng dạy học lại như xưa. Ngữ cũng theo phe cờ đỏ là bạn của M cùng cấp lớp, như đã nói trên. Sau này ông Chín già yếu, cũng an giấc ngàn thu trong rừng thẳm, núi sâu. Gia đình M hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ khá nhiều. Ông Minh gặp lại hai người em trai của M lúc ông Ng HH nói trên, làm chủ tịch Phường Đạo Long. (Ông là đại diện thanh niên tỉnh sau ngày 16 tháng4 -1975, lúc Ninh Thuận bị rơi vào tay Bắc quân.. Ông làm Chủ Tịch Phường và thăng quan tiến chức nhanh sau đó. Lúc ấy ông không thèm nhìn bạn học cũ, thuộc dạng ngụy quân, ngụy quyền. Ông Minh vào Phường họp chào ông. Ộng lơ là, lạnh nhạt tỏ ra kỳ thị không ưa ra mặt. Sau này thời kỳ “ Đổi Mới Tư Duy” giao lưu kinh tế, ngoại giao,,, với thế giới tư bản, cán bộ công chức cần tiếng Anh để giao dịch làm ăn, chính quyền khuyến khích các cơ quan nhà nước tổ chức học Anh ngữ. Vì vậy ông Minh được mời dạy Anh Văn tại Trung Tâm Anh Ngữ Trung Học Nguyễn Trãi (tức TH Duy Tân cũ các lớp thi lấy văn bằng A, B, C) do Đại Học Đà Lạt bảo trợ. Sở Kế Hoạch Tỉnh Ninh Thuận cũng mời ông dạy mỗi tuần ba buổi. Hôm đó ông Ng, H H Phó Chủ Tịch Tỉnh, Xếp sòng của cơ quan này, vào thăm. Trông thấy bạn đồng môn Duy Tân ngày xưa đang giảng Anh văn cho thuộc hạ mình, ông ta tiến lại, ôm choàng ông Minh. Người hùng quan lớn, tỏ vẻ hoan hỷ niềm nỡ vô cùng. Nhờ vậy mà ông Minh được cấp dưới nễ vì, tin tưởng, mến chuộng, mời dạy lâu dài tại lớp này, và các lớp khác như Phòng Công Chứng Tỉnh NT, Phòng Phát Triển Lực Lượng của Công An Tỉnh. Cũng nhờ ông Minh là bạn học cũ của ông Phó Chủ Tịch Ủy Ban ND Tỉnh nói trên.
      Ông Ng HH ngày xưa học TH DT mới đệ tứ, thi hỏng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Ông lên núi họat động cho phe cờ đỏ Sau này, ông học bổ túc văn hóa như bao nhiêu cán bộ ít chữ nghĩa khác, kể cả các bác sĩ, kỹ sư đa phần chưa tốt nghiệp trường lớp nào. Họ phải học “ tại chức” hay” chuyên tu” để trở thành thủ trưởng có bằng cấp chỉ huy lãnh đạo các cán bộ, nhân viên dưới quyền hợp pháp. Bởi vậy, thiên hạ mới có câu nói để đời đáng cho mọi người suy gẫm đánh giá:
      “ Dốt như “chuyên tu”, ngu như" tại chức". ”
      Có nhiều vị bác sĩ chỉ là y tá trên núi về, trình độ văn hóa không có bao nhiêu mà vẫn được để cử đi học vài năm ra bác sĩ. Kỹ sư, hay chuyên viên khoa học kỹ thuật cũng thế. Có nhiều cán bộ học bổ túc văn hóa một năm nhảy ba bốn lớp cho nhanh vì bận công tác, công vụ liên miên.
      “ Đảng viên ưu đãi học hành
      Kỹ sư, bác sĩ thành danh dân mình.
      Độc quyền lãnh đạo nhân sinh
      Đặc quyền, đặc lợi quang vinh cả nhà. ”
      Xin trở lại việc ông Ng HH, lúc bấy giờ làm Chủ Tịch Phường Đạo Long sau ngày Ninh Thuận lọt vào tay của Bắc Quân 16 tháng 4 năm 1975.
      Ông giới thiệu các em của liệt sĩ M và cho biết họ sẽ lên đường du học ờ Nga nay mai (?) Vì họ thuộc gia đình có công với cách mạng. Người thân của họ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến vừa qua.
      Hai người bạn đồng môn cùng cấp lớp Ch- M thân thiết nhau. Chính gia đình Ch cũng giúp đỡ M trước khi M được mời dạy trường Bồ Đề sau khi M tốt nghiệp Tú Tài II. Hai người bạn khác lý tưởng nhau từng chơi thân với nhau.
      Ngoài ra, còn nhiều bạn đồng môn khác, hiện ở khắp nơi tại quê nhà và trên thế giới. Hầu như các bạn cùng cấp lớp ngày xưa với ông Minh nay tóc đã bạc, da đã nhăn nheo, sức khỏe đã tàn tạ. Kiếp nhân sinh ngắn ngủi, phù du. Đời người vốn giả tạm vô thường như Đức Phật dạy. Thấy đó, mất đó. Nhiều bạn đồng môn TH DT đã từ giã cõi đời đầy khổ đau và hệ lụy này. Con người một khi hắt hơi ra mà không còn thở vào là coi như vĩnh biệt trần gian, là mất hết tất cả, không đem gì theo được, tiền bạc của cải vật chất chỉ là phù vân mây khói. Cái theo sát chúng ta đến hơi thở cuối cùng, như hình với bóng. Đó chính là nghiệp quả của mỗi cá nhân.
      Hiện tại, bạn bè thân hữu bốn phương, còn khỏe mạnh, liên lạc thư từ, Email, điện thoại, thăm hỏi sức khỏe nhau là vui, là quý rồi, phải không, kính thưa quý vị?
      “ Cuộc đời giả tạm vô thường
      Ở/ đi tự tại, chẳng vương vấn sầu
      Phù vân một kiếp qua mau
      Trụ trong chánh niệm qua cầu an nhiên.
      Chúc cho bè bạn bình yên
      Dồi dào sức khỏe, êm đềm gia phong. ”

THANH ĐÀO



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân