TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chia sẻ cùng các em sinh sau năm '75
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chia sẻ cùng các em sinh sau năm '75

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Fri Mar 08, 2013 8:57 pm    Tiêu đề: Chia sẻ cùng các em sinh sau năm '75

Hôm nay thứ sáu,ngày cuối của 1 tuần làm việc,mở e-mail đọc 1 bài viết gởi tới từ Cô Quỳnh Uyển,(bài viết đã đăng trên báo Vietnamnet),nếu bạn còn nghỉ mình là người Việt-Nam ,chắc chắn bạn sẽ  buồn, buồn ít buồn nhiều tùy vào sự quan tâm lo lắng cho thế hệ các em sau này, người lớn họ đã phải chung sống gần 38 năm,nay khó mà sửa đổi !
Các em sinh sau '75 : tuổi các em còn nhiều cái hay trước mặt để học hỏi,các em còn Ông Bà, Cha Mẹ, Chú Bác,Cậu Mợ,Dì Dượng,Anh Chị các nơi trên thế giới rất quan tâm sẳn sàng chỉ dậy cho các em.
Tuổi các em còn nhỏ,tóc các em còn xanh,tư tưởng và sự hiểu biết của các em vẩn còn cần phải lắng nghe,lắng nghe trong 1 tinh thần học hỏi,lắng nghe trong 1 ý chí sửa đổi hầu mong đạt được điều tốt đẹp sau này
Trong cuộc sống,những câu khen ngợi là những gì cần thiết để tô điểm thêm làm đẹp cho cuộc sống ,nhưng những lời chê là những gì cũng rất cần thiết giúp ta ráng sửa đổi và đứng lên cố bước lên và tiến tới
Cuộc đời các em do các em quyết định lấy,các anh chị chỉ giúp được ý với các em,tự chọn và tự chọn lấy những gì hay đẹp để sau này còn chỉ dậy lại đàn em các em

t.t phát
---------


Một kinh nghiệm cho các em sinh sau năm '75 đang làm việc ở VN

Năm 2008,một lần về VN,Vợ chồng tôi chọn hảng United Airline,
ngày rời VN,khi tôi  "check in "  tôi chọn quày dành cho những người thường xuyên đi lại bằng đường hàng không
một cô gái trẻ : nói giộng bắc,duyên dáng (có lẻ nhờ đồng phục)sau khi kiểm soát qua hộ chiếu của tôi và hỏi tôi vài câu tiếng Anh,sau đó
cô ta như ngài ngại vì yếu kém về anh ngữ không dám "mở miệng" nữa,hỏi gì cô cũng gặt đầu cho qua chuyện, thủ tục rồi cũng xong,vợ chồng tôi đi vào cổng máy bay
Trong thời gian ngồi chờ ở "gate " tôi tiến tới gập 1 anh thanh niên ,sau này tôi mới biết anh tên Lợi là gate trưởng,tôi muốn  anh check dùm chúng tôi nằm trong danh sách những người chờ đợi "upgrade"
Vừa bấm tên tôi,anh rất ngạc nhiên và cầm máy để nói chuyện giữa những người làm việc cho UA ở phi trường TSN (người gần đó vẩn nghe được cuộc nói chuyện này )
Cuộc đối thoại bằng tiếng Việt :
Ai là người check in ông HC,tại sao không mời người ta vào phòng VIP để chờ đợi ?
sau khoảng 10 giây giọng nói một cô gái trẻ :Anh Lợi ơi,em check in vợ chồng ông ta đó,mấy người này hỏi nhiều câu hỏi em không hiểu,nhiều chuyện quá,thôi làm lơ họ đi
có lẻ tôi không kèm giử được sự khó chịu và tức giận trong lúc đó nên anh Lợi đã lên tiếng : sorry ,sorry Sir, I will take care of that
Một khoảng thời gian ngắn,sau khi bớt giận ; tôi nói với anh bằng tiếng Việt :
Tôi rất buồn,rất tiếc tôi đã nghe và hiểu được toàn bộ cuộc nói chuyện của các em,ước gì tôi không nghe và không hiểu,tôi cũng người Việt-Nam
Được vài phút trôi qua, tôi nghe những tiếng giầy vội vả và cô gái trẻ xuất hiện :
Tôi để cô dùng tất cả ngôn từ để xin lổi ,tôi nói với cô gái 1 câu trước khi lên máy bay(1 câu nói ảnh hưởng đến cuộc đời cô gái trẻ sau này ?)
Chuyện xảy ra thì đã xảy ra rồi,cũng còn may là xảy ra cho tôi là người Việt,thông hiểu nổi khổ của các em,nếu không may xảy ra cho người ngoại quốc họ hiểu tiếng Việt ,nó sẽ khó coi lắm ,các em ráng đừng để xảy ra những việc như vậy nữa,cố gắng học hỏi và cố gắng lắng nghe

Sau chuyến đó,thỉnh thoảng tôi có gặp anh Lợi ở TSN,có thư từ e-mail qua lại với ảnh ,và 1 điều vẩn Vui khi nhớ đến câu chuyện này là:
Cô Vân (tên cô gái trẻ)cũng còn làm việc cho UA ở SGN ,thường thư từ thăm hỏi vợ chồng tôi và thỉnh thoảng kèm theo những câu hỏi xin ý kiến khi gặp những gì khó khăn trong công việc làm hằng ngày và vì đó mà chúng tôi biết và nhớ tên cô.

t.t.phát
-----------


Văn Hóa Việt : nhục quốc thể ........

Chia sẻ... nỗi buồn !/Bài viết đươc chuyển đến từ Cô QU

nhục quốc thể có còn là chuyện nhỏ ?.

   Thói hư tật xấu của người Việt là chuyện nhỏ, nhưng khi đem thói quen xấu đi “đấm xứ người” thì không những chẳng ai muốn “chơi” với mình mà họ còn khinh mình, không chỉ nhục cho cá thể mà nhục cho quốc thể.

văn hóa người Việt

   Những thói xấu nếu ở trong nước thì được cho là chuyện thường ngày, được chấp nhận, chẳng ai hơi đâu mà kêu ca, phàn nàn. Nhưng khi ra nước ngoài thói xấu nhanh chóng “lòi đuôi chuột” bị người ta chê cười, bị ghét, bị khinh, khinh đến mức tẩy chay, có nghĩa là nhục.

   Ở trong nước, người Việt khi ra đường thì bất chấp luật lệ, phóng nhanh vượt ẩu, xả rác bừa bãi, hồn nhiên chửi tục, nói bậy. Người tốt thì sợ người xấu kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào” nếu không mang vạ vào thân. Có nhiều vụ tai nạn, đánh nhau mà người qua đường ái ngại chẳng ai muốn can.

   Người Việt vào nhà hàng thì hạch sách, nhiễu nhương, nhậu nhẹt kề cà, say sưa bí tỷ. Uống rượu bia quá chén vào toa lét xả bừa bãi. Hứng chí lên thì gõ đũa gõ bát hát hò tùm lum.

   Bây giờ nhiều người ngại đến nhà hàng, muốn vui với bạn bè nhưng được bữa ăn thì ong hết cả đầu, kẻ nói chẳng có người nghe, xung quanh toàn rác rưởi bụi bặm khác gì tra tấn.

   

   Một lần vào quán phở nổi tiếng, vừa đưa lên miệng thì người đối diện cũng vừa ăn xong, họ xì mũi rõ to xong rút giấy ăn lau mũi rồi vứt vào bát phở. Chao ôi, sợ quá mất hết cảm giác ngon miệng đành ăn vội ăn vàng .

   Nếu ở Việt Nam, bạn sẽ phải quen với những cảnh này và cho rằng đó là chuyện thường ngày.

   Nhiều khi bạn vừa là chủ thể nhưng cũng là nạn nhân của những thói hư tật xấu, xung quanh  đầy rẫy những thói xấu nên buộc phải sống chung, lâu dần thành quen, rồi chấp nhận và trở thành chuyện bình thường, chuyện nhỏ chẳng có gì phải bận tâm.

  Ra nước ngoài mới thấy xấu hổ

   Nhưng có một ngày  được đi ra nước ngoài,  có dịp được “giải ngố”, rồi giật mình nhận thấy mình xấu, thấy xấu hổ nhưng rồi hãy quan sát, học hỏi để mình cũng văn hóa, cũng lịch sự như người ta.

   Các bạn nói rất đúng về những thói xấu của người Việt, ở trong nước thì “chẳng chết ai cả” nhưng mà bê nguyên thói xấu này sang nước ngoài mới thấy nhục.

   Đầu tiên chỉ là nhục cá thể nhưng sau đó sẽ thành nhục cho quốc thể. Vì người Việt bị ác cảm quá (cho dù là họ vơ đũa cả nắm), thế là người Việt bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không được tôn trọng. Mà nếu không được tôn trọng thì họ có coi mình là con người nữa không?

  Đến giờ tôi vẫn thấy ngượng ngùng khi kể những chuyện này:

   Có lần sang Singapore, từ trong Trung tâm mua sắm đi ra bến tắc xi, thấy chiếc tắc xi đến bến đỗ, mấy người Việt Nam chúng tôi hò nhau lên trong khi những người đang xếp hàng trố mắt nhìn.

   Chúng tôi người thì thấy ngượng lắm nhưng người lại cho rằng mình đạt thành tích. Đi được một đoạn bỗng nhìn sang đường thấy khách sạn mình ở bên kia đường, để tránh đi vòng cho đỡ tốn tiền thế là đòi xuống xe, đoạn nhìn ngang nhìn dọc rồi kéo nhau chạy băng qua đường. Đã có những tai nạn thương tâm của người Việt kiểu này chỉ vì muốn đi nhanh đi tắt giống như thói xấu ở Việt Nam.

   Một lần ở Ý, đoàn của chúng tôi vào shop quần áo. Theo thói quen ở VN, tôi chọn một đống quần áo mang vào phòng thử, thử xong vứt lung tung. Rồi chạy ra quầy tính tiền, chuẩn bị tiền trả bỗng ngoái lại thấy đằng sau mình nhiều người đang xếp hàng, xấu hổ quá, tôi từ từ quay lại xếp hàng như mọi người.

   Một điều không phải là thói xấu nhưng đáng xấu hổ đó là khả năng giao tiếp ngoại ngữ.

   Nhiều người Việt đi công tác nước ngoài nhưng không biết ngoại ngữ, không biết tiếng Anh nhưng vẫn tự hào mình vẫn giao tiếp tốt, vẫn ra lệnh được người phục vụ.

   Khi vào quán, muốn uống bia anh ta gọi: Ê, bia; rồi giơ 2 ngón tay (2 lon); Ê ê… đoạn lấy tay quẹt lia lịa vào miệng (muốn giấy lau miệng). Ăn xong rút ví ra dấu ngón tay xỉa xỉa (tính tiền).

   Ở nhiều nơi công cộng muốn đi vệ sinh nhưng không thể bừa phứa như ở VN mà hỏi thăm thì không biết tiếng ngoại trừ mỗi từ “toilet” nên rất ngại đành đi lòng vòng tìm toilet rất mất thời gian. Điều này nhiều người Việt biết là không hay nhưng cũng chẳng biết làm thế nào để xoay xở trên đất khách quê người vì quá dốt ngoại ngữ.

  Biết “nhục” để thay đổi

   Vậy nên khi sang nước ngoài những tật xấu có dịp bộc lộ. Các cụ nói “ Đi một đàng học một sàng khôn”.

   Thiết nghĩ chúng ta không nên tự ái, trách móc, suy nghĩ tiêu cực (đó cũng là một tính xấu) khi nhiều nơi họ không tiếp người Việt, điều đó chẳng giải quyết được gì.

   Nếu biết nhục thì điều quan trong là cần phải học hỏi, bắt chước những hành vi đẹp, rút ra kinh nghiệm và nhanh chóng hội nhập với xã hội văn minh. Kể cả khi ở trong nước cũng nên tạo thói quen, nếp sống văn hóa.

   Tất nhiên điều này phải rèn từ khi còn nhỏ, bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường, gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Người lớn phải trở thành tấm gương cho con trẻ.

   Văn hóa của một xã hội chính là thang điểm là thước đo giá trị của một dân tộc chứ không phải chỉ đơn thuần là kinh tế. Nhưng tôi tin một khi đất nước phát triển hiện đại thì sẽ kéo theo sự phát triển hơn về văn hóa, văn minh, và tất nhiên những thói hư tật xấu cũng dần biến mất.

   Thói hư tật xấu của người Việt là câu chuyện dài, xấu và hư hồn nhiên như thở hít khí trời; “chuyện nhỏ như con thỏ” và “chẳng chết ai cả”.

   

   Nhưng bạn thấy đấy, khi đem thói quen xấu đi “đấm xứ người” thì không những chẳng ai muốn “chơi” với mình mà họ còn khinh mình, không chỉ nhục cho cá thể mà nhục cho quốc thể.

   Lúc ấy bạn thậm chí không muốn khai mình là người Việt; và liệu bạn có dám tự hào là dòng giống tiên rồng nữa không? Vậy ai bảo đó là chuyện nhỏ?

   Độc giả Trang Hà

   (báo Vietnamnet)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân