TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐỒ LONG KÝ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐỒ LONG KÝ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Oct 08, 2012 5:59 pm    Tiêu đề: ĐỒ LONG KÝ
Tác Giả: THANH ĐÀO


   



       
 ĐỒ LONG KÝ
                      ( Cảm tác theo phim Tàu)
 

      Hôm đó, Quan Huyện Hồ Châu, trên đường về Kinh với Dương Thừa Tướng, bị một nhóm người bịt mặt đuổi theo giết. Lúc bấy giờ, Triển Hộ Vệ cùng với Dương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ, bảo vệ Bao Công, đang trên đường đi công tác gần đó. Triển Hộ Vệ nghe tiếng ồn ào, liền phi thân đến nơi. Người hùng bất bình ra tay đánh tan bọn sát nhân. Những tên này võ nghệ cao siêu. Triển Chiêu cứu Dương Thừa Tướng. Quan huyện bị thương nặng và tắt thờ sau đó.
   Vụ án thật bất ngờ và nghiêm trọng được trình lên Vua Tống .Bao Công tạ lỗi cùng Hoảng Thượng vì các thuộc hạ đến trễ, không cứu được Tri Huyện Hồ Châu. Bàng Hồng tức Bàng Thái Sư, tỏ ra ghen ghét Bao Công vô cùng. Y chê trách và tâu Vua là Bao Công bất lực, không điều khiển thuộc hạ cứu Quan Huyện. Dương Thừa Tướng lúc bấy giờ không bênh vực Thiết- Diện- Vô- Tư- Hắc- Bao Tử- Bao -Thanh –Thiên, như mọi khi  Vua ban lịnh cho xuống cấp ông một bực và cử về đìều tra mọi sự, những bất an của vụ án đã xảy ra tại Hồ Châu. Quan Tri Huyện mới, Huỳnh Đại bất tài, không giải quyết việc tìm ra thủ phạm giết người, hỏa thiêu Liên Vân Trại.
  Bao Công lấy làm buồn vì bị phạt oan ức. Triển Chiêu bực tức, yêu cầu ông khiếu nại lên Hoàng Đế. Tuy nhiên, Dương Thừa Tuớng, sau đó, đến Khai Phong Phủ gặp ông, trình bày sự thật mọi việc. Thực chất của vấn đề là Vua và Thừa Tướng đã đóng kịch. Họ giả vờ trách móc ông để che mắt các quan trong triều đình có cảm tình với Hồ Châu Văn Gia.Vua và Thừa Tướng nghi ngờ đại gia đình này ỷ thế có công lớn với Tống Trào trước kia. Vì vậy, họ lông hành, nhũng hại lê dân bá tánh ở địa phương lâu nay. Họ cứ làm mưa làm gió, gây thù oán, bất bình tại Hồ Châu mà triều đình không có chứng cớ gì để buộc tội họ, bởi vì họ cứ giết người bịt miệng, nên không ai dám tố giác tôi ác bât nhân, tày trời của họ.
                                  ooo
  Lúc bấy giờ, Bao Công và thuộc hạ mới vỡ lẽ. Thế là ông đưa mọi người thuộc Khai Phong Phủ về ngụ tạm tại cơ sở pháp luật trị an, mới thành lập tại Huyện Lỵ Hồ Châu để điều tra vụ án. Bồn công tử tài ba,  võ nghệ cao cường nổi danh của Văn Gia là:
1) Đại Công Tử- Đại Gia  Ngọc Diện
2) Nhị Gia Bệnh Thiên Long
3) Tam Gia Độc Nhãn Long Văn Nghĩa
4) Tứ Gia Văn Tính
Riêng Tứ Gia vốn thông minh, lanh lợi, khôn ngoan, hay chữ. Võ công người hùng này từng nổi tiếng xuất chúng trong thiên hạ. Tứ gia từ lâu không hề tham gia âm mưu hại người của các sư huynh. Anh ta thích rong chơi, bay bướm. Công tử say mê xem đoàn hát do cha của Phùng Anh trình diễn, cùng một người đệ tử có biệt danh Lục Sư Huynh. Hôm đó Triệu Nhất Sơn, có vợ là Lâm Phu Nhân, em gái của Lâm Đồng. Bà xã của Lâm Đồng là Lục Phu Nhân, chị dâu của Lâm Nương. Triệu Nhất Sơn, trong lúc đào đất trồng cây ngoài vườn, phát hiện một túi vải đựng Dương Huyền Thư. Tờ thư bằng tấm da thú ghi nét chữ sắc sảo, rõ ràng của Ông Tổ họ Văn, thuộc Văn Gia Trang. Nội dung tờ thư tố giác Văn Đại Nhân đã thông đồng với nước Liêu. Ông này đang làm quan triều đình nhà Tống  vào thời điểm đó, hứa hẹn làm nội ứng, nguyện dâng nạp Nhà Tống cho Đai Liêu. Rõ ràng tên trọng thần nước Tống tỉnh nguyện làm tay sai bán nước cầu vinh cho ngoại bang, giống như tên Tần Cối, chuyên hại công thần. Cuối cùng y dâng nước Tàu cho giặc.
  Triệu Nhất Sơn định đem tờ giấy này cho anh em Văn Gia để  họ xem, hầu tống tiền. Bắt họ chụôc lại với giá cao, mình sẽ trở nên giàu có. Bởi vì, nếu tờ giấy này lọt vào tay người ngoài hay triều đỉnh xem qua, thì danh tiếng, chức tước, sự khen thưởng do Vua phong trước kia, cũng như quyền lợi uy tìn để Vua và triều đình nễ nang họ, sẽ tiêu tán ngay trong tương lai... Vì tham lam, ham lợi, thiếu suy nghĩ chín chắn trước khi hành động mà cả nhà  họ Triệu bị tai họa của kẻ bất nhân  Bà vợ Triệu Nhất Sơn can ngăn ông xã cách mấy, y cũng không chịu nghe lời. Hai vợ chồng có một đứa con trai chừng 12 tuổi. Trước khi đưa giấy. y cẩn thận ghi lại bản sao cũng trên da thú. về nội dung bản chính để làm bằng chứng, nét chữ giống nhau.  Kết quả, khi Triệu Nhất Sơn nộp tờ Dương Huyền Thư cho Văn Gia. Bản sao nguyên văn y giữ ở nhà. Y yêu cầu họ chụộc lại bản chính với giá tiền cao. Họ xem qua nội dung bản Dương Huyền Thư, liền tịch thu ngay. Họ còn đe dọa bụôc y đem nộp bản phụ ngay. Nếu không, họ sẽ giết cả nhà. Y không chịu nộp vì họ không trả đồng nào cả. Thế lả họ đóng ổ khóa hết các cửa ra vào, rồi hỏa thiêu Liên Vân Trại, tiêu diệt Trịệu Nhất Sơn và 9 mạng người khác trong nhà.
          May mắn, lúc ấy vợ con đi về quê Ngoại thăm nhà của anh chị Lâm Đồng- Lục Phu Nhân, tham dự ngày giỗ Mẹ tại đây. Khi trở lại, mẹ con phát hiện cả nhà bị thiêu hủy tan tành, không ai sống sót. Bà trình lên Quan Huyện. Ông này đến điều tra vụ án. Chị ta tố giác, cáo trạng Văn Gia là thủ phạm đốt nhà, giết chồng và các người trong hộ. Thế là Quan Huyện cũng bị họ đâm chết để ém nhẹm tội ác của mình. Vì muốn bảo vệ Dưong Huyền Thư mà anh em Văn Gia đã thủ tiêu nhân chứng, cả nhà Triệu Nhất Sơn. Họ tiếp tục truy tìm vợ con ông ta để diệt khẩu. Lúc bấy giờ bản nhì Dương Huyền Thư được đeo vào người con, Triệu Linh Nhi, để làm bằng chứng tội ác của Văn Gia. Mẹ cậu bị Đại Công Tử Văn Gia giết chết ngay tại chỗ, khi y tra khảo bà chỉ chỗ cất giấu tài liệu trên mà bà không chìu theo ý muốn của y. Cuối cùng Linh Nhi chạy xa, được cậu mình cứu thoát, bảo vệ che chở. Cậu cho cháu ẩn nấp nơi kín đáo, không để kẻ ác tìm ra giết hại ngõ hầu trừ hậu hoạn. Ba anh em Văn Gia vốn  tánh tàn bạo, dã man. Họ hành động bất chấp mọi thủ đoạn, miễn được việc mình mong muốn là làm tất cả.
  Khi Bao Công đên Hồ Châu điều tra, họ liền giết chết Lâm Đồng. Vợ y cũng tự tử theo. Cậu bé Linh Nhi chạy thoát trốn trong khu rừng. May mắn cậu được Triển Chiêu cừu thoát, đưa về Khai Phong Phủ ( hiện đặt tại Hồ Châu ). Cậu đưa tờ sao Dương Huyền Thư. Tuy nhiên tờ này đã bị nhòe chữ khi cậu chạy trốn té xuống ao nước. Do đó, Bao Công và Công Tôn Tiên Sinh, không đọc được nội dung của tấm da. Triển Chiêu phát hiện xác chết của Lâm Đồng bị họ giết và bà vợ treo cổ tự vẩn theo. Họ nhận xét thế lực của Văn Gia quá mạnh tại địa phương. Quan  tân Tri Huyện Hồ Châu, Huỳnh Đại Nhân, thay thế Quan Huyện bị Văn Gia thủ tiêu. Hiện tại ông này chịu làm tay sai cho Văn Gia.  Ông bị  đe dọa, ép bụôc trở thành người bảo vệ họ để họ lộng hành, tác oai, tác quái, tha hồ nhũng hại dân lành vô tội. Thế là tổng cộng 13 mạng người ( gồm 10 người Liên Vân Trang bị chết cháy,  vợ Triệu Nhất Sơn thảm tử sau,  vợ chồng anh ruột của bà: Lâm Đồng+ Lâm Phu Nhân) Không còn tang chứng cho tội ác của Văn Gia. Cậu bé khóc lóc, kể lể từ đầu đến cuối câu chuyện. Cậu được Khai Phong Phủ bảo vệ an toàn.
 Bao Công bàn bạc cùng Triển Chiêu và Công Tôn Tiên Sinh. Yêu cầu ông này thi hành khổ nhục kế. Bao Công phạt ông không có chứng cớ rõ ràng mà dám buộc tội anh em Văn Gia. Ông bị đánh 20 trượng công khai. Gia đình Văn Gia hết sức vui mừng nghe tin Công Tôn bị phạt. Quan Huyện liền dụ khị ông nên làm việc gíup Văn Gia để lấy bản hai Dương Huyền Thư đang ở trong Phủ Khai Phong.  Ông được họ trao 100 lạng bạc để làm việc ấy. Ông liền dùng số tiền trên cứu trợ nạn lụt.và dân nghèo. Văn Gia nhờ Tứ Công Tử viết nội dung bản chính Dương Huyền Thư giả để Công Tôn Tiên Sinh đánh tráo bản chính tức, bản nhì. Tuy nhiên, tiên sinh đưa Bao Công xem rồi giữ luôn để làm tang chứng Văn Gia hại người. Họ lập kế mời Mẹ Nuôi Bao Công lại nhà để bàn chuyện quan trọng.    
`    Trước đó, Bao Công, Triển Chiêu, và Công Tôn Tiên Sinh thi hành chiến lược gây hấn, đồn đãi. Tổ tiên Văn Gia có lời di chúc qua Dương Huyền Thư và Văn Gia cho hỏa thiêu Liên Vân Trại để tiêu diệt nhân chứng. Anh em họ liền gây sự. Họ bị Khai Phong Phủ phạt tội phá rối trị an, phải quét sạch đường cái. Cả nhà Văn Gia giương oai, diệu võ. Họ liên hoan, phất cờ, giống trống, vừa quét dọn các con lộ chính. Bị phạt mà giống y như yến tiêc tưng bừng, rộn rịp, hân hoan cả nhà.
     Mưu kế của họ là mời hết người của Khai Phong Phủ đến tham dự, ra khỏi địa bàng để Nhị Công Tử lẻn vào đánh cắp Dương Huyền Thư. Tam Gia Độc Nhãn Long thách đấu võ với bốn người: Trương Long, Triệu Hổ, Dương Triều, Mã Hán. Y võ công quá cao cường nên bốn tướng trên đánh không lại. Bao Công cử Công Tôn Tiên Sinh về Phủ mời Triển Hộ Vệ. Triển Chiêu vừa ra khỏi Phủ, Nhị Công Tử liền tiến vào hậu phòng lục soát lấy cắp Dương Huyền Thư. Bất ngờ Triển Chiêu quay vào bắt gặp y đang tìm kiếm tài liệu nói trên để phi tang. Thế là hai bên đánh nhau dữ dội. Y bị bắt bỏ ngục, tra xét tội hỏa thiêu Liên Vân Trại, có nhân chứng.  Sau đó, Đai Công Tử và Tam Công Tử ám sát Bao Công. Họ bị Triển Chiêu đánh gục, bắt giam vào ngục  thất, chờ xét xử. Trong khi đó, Tứ Công Tử và Mẹ lên đường về triều khiếu nại. Họ nhờ Bàng Thái Sư giúp đỡ.
      Trươc đây Tứ Công Tử yêu say đắm Phùng Anh, con gái của Phùng Thanh, chủ nhân gánh hát dạo, chuyên mua vui thiên hạ để kiếm sống qua ngày. Tứ Công Tử nài nĩ mẹ xin cưới nàng làm vợ. Nhưng thân mẫu không đồng ý. Tam Ca Độc Nhãn Long tới nhà phá đám, đe dọa đủ điều, đuổi xua nàng, cha nàng và sư huynh, cũng là diễn viên trong gánh hát. Họ phải ra đi làm ăn nơi khác cho an thân. Tứ Gia đến nơi tìm cô gái. Y bị Bao Công ra lịnh bắt đưa vào Khai Phong Phủ để xét xử. Anh này vô tư không tham gia việc hại người lâu nay của các anh mình. Y gặp Linh Nhi. Cậu bé kể lể sự tình anh em Văn Gia giết hại cả nhà. Sau đò, hạ sát mẹ cùng cậu mợ mình. Rồi đuổi theo để giết cậu hòng trừ hậu hoạn. Thật là bất nhân, ác độc, dã man, tàn bạo hết nói. Tứ Công Tử nghe qua đau khổ vô cùng. Anh ta nhận ra Tổ Tiên mình thông đồng với giặc Liêu, chịu làm tay sai, bán nước cầu vinh. Các anh và mẹ mình hại người vì danh dự của Tổ Tiên. Y bỏ nhà ra đi, rồi tìm Phùng Anh, người yêu.
        Lúc bấy giờ, hảng xóm cho biết nàng đang làm lễ thành hôn với bạn trai, Lục Sư Huynh  Chàng yêu nàng tha thiết và thổ lộ tình cảm chân thật của mình. Nàng vì chữ hiếu  nên nghe theo sự bắt buộc của cha. Hai người xúc động ôm nhau. Lúc ấy, bất ngờ, Lục Sư Huynh mặc áo chú rể bước ra. Trông thấy hai người âu yếm nhau, y tức giận lấy dao đâm tình địch.  Vì bản năng sinh tồn, Tứ Công Tử chống cự lại. Bỗng cha nảng trong phòng bước tới. Bất ngờ Lục Sư Huynh đâm ông chết. Trong cơn hấp hối, ông yêu cầu con gái  mình không được lấy Tứ Công Tử, Văn Tính, làm chồng. Sau đó Lục Sư Huynh buồn, hối hận vì lỡ tay làm chết sư phụ, cũng là nhạc gia mình. Y tỉnh ngộ và nhận ra sư muôi không hề yêu mình, không muốn lấy mình làm chồng. Có sống cũng vô ích, y  tuỵệt vọng, liền đâm vào bụng tự tử. Tứ Công Tử, sau cùng bị người đẹp từ chối.
      Phùng Anh bỏ đi. Văn Tính đau khổ về lại nhà. Mẹ cùng con Út đến Kinh Đô nhờ Bàng Thái Sư giúp đỡ để cứu hai anh bị tù.và trả thù bao Công đã gây ra đau khổ cho cả gia đình họ. Bàng Thái Sư liền bày kế sâu độc để hại người vì y có thù oán với Bao Công lâu nay.

   Bao Công từng xử án gây hại đến gia đình y trước kia . Thế là bà lão nông nỗi vì thù hận và nóng lòng muốn cứu các con, nên liền nghe theo độc kế. Thị dùng tảng đá đập gẫy hai chân, rồi băng bó lại. Thị nhờ Bàng Thái Sư vu cáo lên triều đình là Bao Công gây trọng thương mụ ta, khi Khai Phong Phủ tra khảo, ép cung và bắt giam hai con của bà vốn vô tội. Lúc ấy người con thứ ba của bà, Độc Nhãn Long, đã bỏ trốn vì phạm tội gây án giết người . Nhà Vua khó lòng phán xét công minh, nên cử Bát Vương Gia chủ tọa cứu xét tội của Bao Công. Hội đổng xét xừ gồm ba người: Bát Vương Gia, Bàng Thái Sư và Dương Thưa Tướng. Còn Bao Công là bị cáo. Không có bằng chứng cụ thể tỏ ra Bao Công đánh bà gẫy chân vì lúc đó có nhiều người thấy mẹ con bà dùng kiệu chận đường không cho Bao Công và thuộc hạ về kinh thành. Sau đó, các oan hồn bị Văn Gia giết trong vụ hỏa thiêu Liên Vân Trại. hiện hình khiêng kiệu, đi vô . Tứ Công Tử dùng công lực đè  chiếc kiệu, không cho ma khiêng. Với người thì được, với ma quỷ thì không. Hơn nữa, Công Tôn Tiên Sinh dùng kim châm cứu cho bà đi lại được nếu vết thương mới bị trong vòng ba ngày. ( Vụ vu cáo Bao Công hại bà, đã xảy ra trước đó lâu hơn mười ngày ). Tuy nhiên, khi châm cứu các huyệt xong, mụ ta giả vờ không đi được. Công Tôn xin lỗi hội đồng xét xử.Lúc đó, bỗng các hồn ma hiện hình đe dọa bà ta. Bà ta giận dữ chụp lấy cây gậy đầu rồng do Vua ban, vì Tổ Tiên có công với Tống Trào. Bà đứng dậy đi lại tự nhiên, đánh đuổi các con ma. Ma liền biến mất. Bát Vương Gia giận dữ khi bà ta múa gậy đánh vào người ông, cứ tưởng là ma quỷ. Ông ra lịnh bãi xét vì thị đi lại tự nhiên, chứng tỏ mụ ngụy tạo ra vết thương mới đây dể vu khống, hãm hại Bao Công. Lúc này, Bàng Thái Sư trở nên bối rối, không thể biện minh cho mụ hay kết tội Bao Công được nữa. Mụ giận dữ trở nên điên cuồng, loạn trí. Mụ tiến vào cột đá của tòa nhà, đập đầu chảy máu tự sát Máu tuôn lai láng, xối xả trên trán, mụ ngã ra. Mụ thều thào bảo con phải trả thù Bao Công đã hại cả nhà bà tan nát.
       Đám tang bà được tổ chức long trọng. Bàng Thái Sư khuyên Tứ Công Tử hãy dùng chất nổ quăng vào xe kiệu có chở Bao Công trên đường đi công tác để giết chết y hầu trả thù nhà. Khi Bao Công lại dự đám tang, Bàng Thái Sư liền ẩn kín phía trong. Bao Công vào thăm, chia buồn Tứ Công Tử Văn Tính. Y lấy gươm sát hại Bao Công ngay. May có Triển Hộ Vệ cứu ông thoát nạn và đánh bại y. Triển Chiêu định bắt y để kết án. Tuy nhiên, Bao Cung  từ bi, bao dung, tha tội cho kẻ khổ đau, đang thất vọng, mất mặt nhiều.
 Sau đó, y xuất hiện lúc kiệu chở Linh Nhi tiến vào Phủ Dương Thừa Tướng để nhờ ông giúp đỡ. Lâu nay, cậu bé được thầy dạy học chữ nghĩa. Tứ Công Tử tưởng kiệu chở Bao Công, nên y nhào vô quăng chất nổ  định sát hại ông. Chiếc kiệu bị phá hoại. Cậu bé bị thương nặng, nằm mê man bất tỉnh. Thế là Văn Tính bị bắt giam vào ngục chờ xét xử.
 Cách đây không lâu, Văn Tình đi tìm găp Phùng Anh. Nàng đang tu tại một ngôi chùa. Pháp danh là Tịnh Tâm. Gặp nhau, nàng từ chối lời cầu khẩn của chàng rồi bỏ đi lánh mặt. Chàng kể lể tình cảnh hiện tại của mình và chàng yêu nàng tha thiết, muốn cưới nàng làm vợ. Tuy nhiên cô ta bỏ đi.
  Trước khi xét xử vụ án, Bao Công cố thuyết phục anh ta nên suy xét phải trái, hợp lý tình cảm gia đình, tình quốc gia, đất nước, tình dân tộc. Nên phân biệt trắng -đen, công lý, công bằng. Không nên cố chấp, mù quáng. Anh ta võ nghệ cao cường, học hành giỏi hơn người, nên suy nghĩ chín chắn, chiêm nghiệm lý lẽ sâu sắc ngõ hầu sáng suốt phân tích  thiện ác, phải trái, thị phi ở đời. Bao Công lưỡng lự hỏi ý Công Tôn Tiên Sinh:
- Nếu Linh Nhi tỉnh lại, có thể giảm tôi chết cho y không?
Công Tôn Sách  nhỏ nhẹ trả lời với tâm từ bi:
-Theo ý học sinh. Nếu Linh Nhi tỉnh lại, ta có thể tha chết cho y.
Hôm đó, bất ngờ Độc Nhãn Long bắt giữ Công Tôn Tiên Sinh khi ông ta ra ngoài có việc Y biên thư yêu cầu Khai Phong Phủ trao đổi Tứ Đệ Văn Tính  với ông này trên sông nước. Bao Công bắt bụộc phải đồng ý vì sợ Công Tôn Sách bị hại. Triển Chiêu đưa Văn Tính tới nơi. Công Tôn Tiên Sinh bị trói tay chân, treo vảo nạng gỗ dựng trên thuyền. Độc Nhãn Long cho người phục sẵn dưới nước, bất ngờ phóng lên để giết hại Triển Chiêu. Tuy nhiên, Tứ Công Tử bất bình hành động man trá. tiểu nhân của anh, nên ra tay  đánh ngã thuộc hạ của Tam Ca, cứu Triển Hộ Vệ an toàn tánh mạng.
                                                   ooo
Triển Chiêu đấu với Độc Nhãn Long một trận dữ dội, kinh hồn trên sông. Cuối cùng anh ta đánh bại y. Y gặp em. Văn Tính khuyên anh, nhưng y cố chấp, không chịu khuất phục, đầu hàng. Không tỏ ra hối hận về việc làm  độc ác, giết người của mình. Y thà chết chứ không chịu thua. Y lấy thanh kiếm cắt cổ tự sát trên thuyền.
  Bao Công cảm thông và thương tình cho cảnh ngộ cô đơn, một thân một bóng của Văn Tính. Ông cho người đi mời Phùng Anh. Thuyết phục nàng sánh duyên với Tứ Công Tử. Ông muốn anh ta có con nối dõi tông đường vì dòng họ Văn Gia chỉ còn có y. Y sẽ bị tử hình  Bao Công muốn giúp kẻ tốt bụng có lòng hướng thiện, dù Tổ Tiên trước kia có làm việc ác, ham vinh hoa phú quý, cấu kết, bán đứng quốc gia cho giặc Liêu. Trước đó, Bao Công cho đốt hết Dương Huyền Thư. Công Tôn Tiên Sinh mở thư bị nhòe chữ. Anh em Đại Công Tử và Nhị Công Tử rất tức giận vì mình bị ông này gạt. Ông ta nói:
- Xin lỗi. Tôi phải làm thế để vụ án được sáng tỏ.
Bà mẹ lúc ấy cũng tham dự. Tuy nhiên hai anh em họ phản bác. Cho mình vô tội dù đã  hối hận, khai rõ tội ác giết người, chỉ muốn bảo vệ danh dự của Tổ Tiên.. Họ khư khư bảo mình chưa ký bản án, nên không có tội gì cả  Họ lật ngược thế cờ, bào cho xem Dương Huyền Thư đã đốt cả hai. Thế là họ bị giam lại và xử trảm sau đó. Vì vậy mẹ họ và Văn Gia lên kinh đô yêu cầu Bàng Thái Sư giúp họ trả thù Bao Công, như đã kể trên.
 Sau cùng, Bao Công cho người thuyết phục Phùng Anh chấp nhận sánh duyên phu thê với Văn Tính. Họ thành hôn và chung sống với nhau trong Khai Phong Phủ. Sau ba tháng yêu đương hạnh phúc bên nhau, nàng có bầu. Công Tôn Tiên Sinh khám  thấy thai nhi an toàn.    Bỗng có tin Linh Nhi bị tắt thở nên Bao Công ra lịnh xử trảm Tứ Công Tử vì tội cô tình sát nhân. Y yêu cầu cho gặp kẻ xấu số vửa từ trần Linh Nhi lần cuối trước khi an táng cậu bé. Bao Công chấp thuận lời cầu xin cuối cùng của kẻ tử tôi sắp bị hành hình
Xác cậu bé được mang vào. Văn Gia lại nhìn mặt, nắm tay ve vuốt, sờ ngực còn nóng nhưng hết thở. Anh ta khóc, nước mắt rơi vào bàn tay gầy đét của nạn nhân.
- Tôi rầt hối hận hại chết em vì lầm lẫn. Xin hồn thiêng của em vào cõi an vui vĩnh viễn.
Như một phép lạ, trời đất cảm động vô cùng. Cậu bé  bỗng nhúc nhích, cục cựa mình mảy, rồi mở mắt ra.  Linh  Nhi đã tỉnh lại, sau nhiều ngày hôn mê bất tình trên giường bịnh rồi hết thở.
Công Tôn Tiên Sinh hớn hở nhắc Bao Công:
- Linh Nhi đã sống lại. Xin Ngài hãy tha mạng cho Tứ Công Tử Văn Tính.
Lúc này ai nấy chứng kiến cảnh kỳ diệu trên, cũng vui mừng vô cùng. Hai vợ chồng Văn Tình- Phùng Anh ôm xiết nhau, hân hoan hạnh phúc nhất trần gian lúc bấy giờ. Chàng như vừa chết đi sống lại. Giống như cậu bé Linh Nhi. Quả là phép màu của Ơn Trên ban phát cho kẻ thiện tâm. Mọi người cảm động khi nhìn thấy đôi uyên ương nắm tay nhau vui hưởng niểm sung sướng đoàn viên, sau nỗi khổ đau vì sinh ly tử biệt, tưởng chừng sẽ xảy ra trong gang tấc.
                        “ Ác giả, ác báo, quả- nhân
                         Từ bi, hỷ xả, cõi trần hiếm thay !
                          Thiện lành vun bón hằng ngày
                          An vui, tự tại, sống rày thong dong.
                          Đời người giả tạm, vô thường
                          Bể trân đau khồ khôn lường tới lui.”

                                       THANH ĐÀO
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân