Gửi: Tue Sep 18, 2012 4:46 pm Tiêu đề: ‘Việt Nam là một phần của đời tôi’
‘Việt Nam là một phần của đời tôi’
Roland Nelles và Severin Weiland (Spiegel Online) - Phỏng vấn
Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler bị bỏ bên ngoài một trại trẻ mồ côi Thiên Chúa giáo trong thời chiến ở Việt Nam và sau đó được đưa sang Đức, nơi ông được nhận làm con nuôi. Trong một cuộc phỏng vấn với SPIEGEL ONLINE, ông nói cảm xúc của mình về chuyến viếng thăm sắp tới đến nơi chôn nhau cắt rốn trong vai trò của một thành viên trong chính phủ Đức.
Từ khi trưởng thành, Philipp Rösler mới chỉ đến thăm Việt Nam một lần, và lần đó là một cuộc thăm viếng cá nhân. Nhưng hôm thứ Hai tới đây ông, nay đã 39-tuổi, sẽ chính thức đi thăm nơi mình đã sinh ra với tư cách của Phó Thủ tướng và Bộ trưởng kinh tế nước Đức.
Đây sẽ là một cuộc hành trình có một không hai cho Rösler, người được các nữ tu nuôi như một trẻ mồ côi trong thời chiến tại Việt Nam. Có rất nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của ông. Một đoàn trong trong giới truyền thông sẽ có mặt với Rösler trong chuyến đi, và người dân Việt Nam cũng đang rất quan tâm.
Trong một cuộc phỏng vấn với SPIEGEL ONLINE, Rösler, người cũng là người lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (Free Democratic Party FDP) thân thiện với giới kinh doanh, nói về chuyến đi sắp tới của mình tại Việt Nam.
Philipp Rösler, Bộ trưởng Kinh tế, Phó Thủ tướng Đức và người lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (FDP).
Nguồn ảnh: dapdBáo
--------------------------------------------------------------------------------
SPIEGEL ONLINE: Ông sẽ đến Việt Nam, quốc gia nơi ông sinh ra. Ông mong đợi điều gì trong chuyến thăm này?
Rösler: Tôi hy vọng rằng thương mại của Đức sẽ được hưởng lợi vì chuyến thăm của tôi. Việt Nam là một quốc gia phát triển và do đó là thị trường đáng chú ý cho những công ty của chúng ta. Có rất nhiều thành đạt trong những năm gần đây [ở Việt Nam], kể cả sự chuyển hướng tự do kinh tế lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thử thách, chẳng hạn như các câu hỏi liên quan đến pháp quyền.
SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi của ông sẽ được theo dõi chặt chẽ. Trước nhất là chuyện đời cuả ông gắn chặt với lịch sử cận đại của Việt Nam. Ông là một trẻ bị bỏ rơi trong thời chiến ở Việt Nam. Ông nhớ những gì về khoảng đầu đời?
Rösler: Tôi đã sống vài tháng đầu đời ở Khánh Hưng(1), nay là Sóc Trăng, trong một trại nuôi trẻ mồ côi Thiên Chúa giáo. Đó là năm 1973. Tất nhiên, tôi không có bất kỳ một kỷ niệm cá nhân nào về thời gian đó. Một vài năm trước, tôi đọc được một bài báo của SPIEGEL trong đó kể lại lịch sử của trại trẻ mồ côi. Có khoảng 3.000 trẻ em được nuôi dưỡng tại đó từ những năm qua và được các nữ tu Thiên Chúa giáo chăm sóc. Họ cũng được có hồ sơ tên và ngày tháng năm sinh, để có thể được giải quyết nhanh chóng các thủ tục nhận con nuôi.
SPIEGEL ONLINE: Hai nữ tu Công giáo - Mary Marthe và Sylvie Marthe - nuôi nấng ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu đời. Đến tháng 11 năm 1973, ông đã đến Đức, nơi ông được nhận làm con nuôi. Nhà báo Michael Brocker viết trong cuốn tiểu sử về ông bạn rằng Sơ Mary Marthe vẫn còn sống ở Việt Nam. Ông có có liên lạc với Dì Mary không?
Rösler: Chúng tôi đã liên lạc sau khi tôi trở thành Bộ trưởng Y tế Đức trong mùa thu năm 2009. Phóng viên đã đến Việt Nam và chụp ảnh của Dì Mary Marthe với một tấm ảnh của tôi. Sau đó, Dì Mary đã liên lạc với tôi qua một nữ tu khác có e-mail. Tôi rất cảm động.
SPIEGEL ONLINE: Sơ Mary đã viết những gì?
Rösler: Dì Mary đã viết là bà rất hãnh diện với những thành đạt của tôi.
SPIEGEL ONLINE: Ông có biết thêm chi tiết về trường hợp ông bị bỏ ở bên ngoài trại trẻ mồ côi hay không?
Rösler: Không, và tôi không bao giờ muốn biết.
SPIEGEL ONLINE: Tại sao thế?
Rösler: Đi tìm kiếm một cái gì có nghĩa rằng mình đang thiếu một cái gì đó. Nhưng tôi đã không bao giờ cảm thấy mình thiếu bất cứ điều gì.
SPIEGEL ONLINE: Ông có bao giờ có thôi thúc cần phải tìm hiểu thêm không?
Rösler: Không, không bao giờ. Đức là đất nước của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời mà tôi không nhớ. Tôi lớn lên ở Đức, tôi có gia đình tôi ở đây, cha tôi và bạn bè của tôi đều ở đây.
SPIEGEL ONLINE: Sáu năm trước, khi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên, cùng với vợ, ông không đến trại trẻ mồ côi. Có phải đó là một quyết định có ý thức?
Rösler: Cho đến năm 2006, chúng tôi hoàn toàn không biết chính xác trại mồ côi đó ở đâu. Tôi nhiều lần tìm Khánh Hưng trên các bản đồ, nhưng không bao giờ tìm thấy nó. Mãi khi đến Sài Gòn, lúc tôi đến thăm dinh độc lập cũ của miền Nam Việt Nam, điều bí ẩn đó mới có giải đáp. Trong phần dưới của bảo tàng hiện nay, là trung tâm hành quân cũ của Mỹ. Tôi đã tìm thấy một bản đồ Mỹ với những địa danh cũ. Tôi đã không biết đến điều này, và thông dịch viên của chúng tôi đã giải thích rõ ràng với tôi là Khánh Hưng, cũng như như nhiều địa danh khác, đã bị nhà cầm quyền mới đổi tên tnăm 1975 sau khi đã thống nhất Bắc và Nam Việt Nam.
SPIEGEL ONLINE: Tại sao ông không đi thăm thành phố vào lần đó?
Rösler: Tôi đến thăm Việt Nam như một du khách bình thường. Vợ tôi và tôi đã đi du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vả lại, cả hai chúng tôi đều kết luận rằng Sóc Trăng, tên gọi ngày nay, có lẽ cũng không có gì khác với những nơi chúng tôi đã viếng thăm.
SPIEGEL ONLINE: Ông có định có một chuyến đi phụ trong lịch trình hiện tại của ông không?
Rösler: Tôi đến thăm Việt Nam như Bộ trưởng kinh tế, như là một đại diện của khu doanh nghiệp Đức. Tôi không phải trong một chuyến du lịch tìm lại các dấu vết quá khứ của đời tôi.
SPIEGEL ONLINE: Ông có định đi thăm Sóc Trăng một lúc nào đó hay không?
Rösler: Không, chúng tôi không có dự tính đó. Nơi đó, Sóc Trăng, chỉ đơn giản là không có ý nghĩa sâu sắc hơn đối với tôi thôi.
SPIEGEL ONLINE: Có những người con nuôi khác, họ cảm xúc khác và cố tìm lại dấu vết của quá khứ. Ông có thể hiểu điều đó không?
Rösler: Tôi có thể thông cảm được, nhưng nó có lẽ mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau. Tôi không bao giờ muốn cho bất cứ điều gì trong gia đình tôi, đó là lý do tại sao tôi không bao giờ tự hỏi mình câu hỏi này.
SPIEGEL ONLINE: Sau khi cha mẹ ly dị khi ông được bốn tuổi, và sống với cha ở Lower Saxony. Ông có thường nói chuyện về Việt Nam không?
Rösler: Không. Việt Nam không có vai trò trong các cuộc thảo luận của chúng tôi. Khi tôi lớn lên, cha tôi bảo tôi ngồi trước gương và giải thích lý do tại sao trông tôi khác hẳn với những đứa trẻ khác.
SPIEGEL ONLINE: Cha của ông có khi nào giải thích lý do tại sao ông và người vợ cũ ở Đức đã chọn nhận con nuôi không?
Rösler: Cha tôi là một người lính trong quân đội Đức. Trong thời gian huấn luyện để trở thành phi công trực thăng ở Mỹ vào những năm 1970, ông có một đồng nghiệp người miền Nam Việt Nam. Qua người bạn đó, cha tôi thấu hiểu được những đau khổ của chiến tranh và của trẻ em mồ côi. Đó là nguyên nhân tại sao ông đã chọn nhận con nuôi.
SPIEGEL ONLINE: Đôi khi ông cũng ý thức phần châu Á củamình chứ?
Rösler: Diện mạo của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về điều đó. Nhưng tôi không phải là một cao thủ võ công, và tôi cũng không thường xuyên ăn thực phẩm châu Á.
SPIEGEL ONLINE: Chuyện gì xảy ra khi ông du lịch ở nước ngoài? Mọi người hỏi về nguồn gốc của ông hay không?
Rösler: Đôi khi. Năm ngoái khi tôi ở Hoa Kỳ với bà Merkel, hai Bộ trưởng người Mỹ gốc Á, cũng như Tổng thống Barack Obama, hỏi thăm về cuộc sống của tôi. Nhưng ông ít ngạc nhiên hơn một số các đại diện chính phủ ở những nước khác. Vả lại, di dân là một nét đặc trưng của Hoa Kỳ.
SPIEGEL ONLINE: Chuyến viếng thăm của ông cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ từ phía Việt Nam. Khi ông trở thành thành viên của nội các, một tờ báo đã viết: “Ông ấy là một người như chúng ta.” Ông cảm thấy thế nào về điều đó?
Rösler: Hãy tưởng tượng ngược lại, có một đứa trẻ Đức được nhận làm con nuôi tại một quốc gia khác và giữ trách nhiệm lớn trong chính phủ ở đó. Sự quan tâm ở đây cũng sẽ tuyệt vời không kém!
SPIEGEL ONLINE: Ông không muốn cho phép bản thân bị níu kéo?
Rösler: Đức quốc là quê hương của tôi. Đây cũng là sự vẻ vang cho đất nước chúng ta khi người dân không có một tiểu sử điển hình cũng có cơ hội thăng tiến cho đất nước của chúng tôi là những người không có tiểu sử điển hình cũng có cơ hội để thăng tiến. Điều kiện tiên quyết cho việc này là tính khoan dung. Hệ thống dân chủ của chúng ta và sự thành công của chúng ta không những chỉ dựa trên nền kinh tế thị trường xã hội, mà còn nhờ vào xã hội tự do của chúng ta. Tôi sẽ nhấn mạnh điều này tại Việt Nam. Về lâu dài, họ sẽ không có khả năng để phát triển một nền kinh tế thị trường mà không có tự do.
SPIEGEL ONLINE: Một trong những vấn đề cho nhiều trẻ con nuôi từ châu Á tại Đức là sự phân biệt chủng tộc công khai hay che đậy. Điều này có ảnh hưởng đến ông hay không?
Rösler: Không. Trong sinh hoạt hàng ngày, đây không phải là vần đề.
SPIEGEL ONLINE: Tại Việt Nam, những người cộng sản vẫn cai trị với một hệ thống độc đảng. Liệu ông sẽ đặt vấn đề nhân quyền trong chuyến công du này hay không?
Rösler: Tôi là thành viên Ủy ban Trung ương của người Thiên Chúa giáo (ZdK), do đó, cũng quan trọng với tôi là việc mời đại diện của Giáo hội Thiên Chúa giáo tham dự một buổi tiếp tân tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Mọi chuyện vẫn còn khó khăn cho người Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, và vấn đề này là một cam kết rõ ràng về phần tôi.
SPIEGEL ONLINE: Ông được rửa tội vào năm 2000. Quyết định này có liên hệ chút nào với những nữ tu Thiên chúa giáo đã cứu ông hay không?
Rösler: Đó không phải là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, bất cứ ai đã biết được những nguy hiểm và thiếu thốn mà các nữ tu đã phải chịu đựng vì lợi ích của trẻ mồ côi trong cuộc chiến tại Việt Nam thì sẽ không dễ mà quên được.
SPIEGEL ONLINE: Ông không nói tiếng Việt, nhưng ông có học vài chữ cho chuyến đi này hay không?
Rösler: Như thế là không thành thật. Để tôi nói rõ thêm một lần nữa - lẽ tự nhiên tôi có liên hệ với Việt Nam qua một phần của câu chuyện đời tôi, nhưng tôi sang Việt Nam công tác với tư cách Bộ trưởng kinh tế Đức.
Roland Nelles và Severin Weiland thực hiện cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Philipp Rösler.
Gửi: Wed Sep 19, 2012 4:07 pm Tiêu đề: Bộ trưởng Rösler tại đại học Hà Nội: “Việt Nam cần nhiều cải cách dân chủ”
Bộ trưởng Rösler tại đại học Hà Nội: “Việt Nam cần nhiều cải cách dân chủ”
“Vietnam braucht demokratische Reformen”
“Việt Nam cần nhiều cải cách dân chủ”
Ngày hôm nay, bộ truởng kinh tế liên bang Đức ông Philipp Rösler đã đến Hà Nội mở đầu chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam, cùng đi với ông có một số dân biểu quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức bà Cornelia Pieper và phái đoàn 50 đại diện doanh nghiệp Đức.
Tại bộ ngoại giao Hà Nội, ông Rösler đã gặp gỡ bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, trong dịp này hai bên đã trao đổi và thoả thuận một số biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển quan hệ song phương. Giữa Đức và Việt Nam quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ năm 2011 nhằm hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và thực hiện đối thoại về nhà nước pháp quyền.
Chiều nay, ông Rösler đã đến thăm trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tại đây, ông đã được trường trao tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự “để ghi nhận những đóng góp nổi bật của ông Philipp Roesler trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa Việt Nam và Đức”.
Theo tin của “Cổng Tự Do” (portal liberal) trong bài tham luận tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân ông Philipp Rösler đã khuyến cáo Việt Nam cần nhiều cải cách dân chủ và kinh tế. Ông nói “Không có tự do dân sự xã hội thì cũng không có tự do kinh tế doanh thương. Cả hai điều liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời“. Ông cũng nói rằng những thành công mà ông đạt được ở Đức là bằng chứng chỉ ra nền tự do cho người ta nhiều cơ hội. Cũng trong bài tham luận với chủ đề “Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội” trước sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bộ trưởng Rösler nói rằng cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những cần thúc đẩy thêm nữa việc tư hữu hóa và mở cửa thị trường mà còn cần cho dân chúng thêm nhiều tự do. Ông Rösler nói: “không có tự do thì làm sao người ta có thể suy nghĩ, quyết định và hành động một cách tự chủ đầy trách nhiệm được“. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tư hữu và kinh tế tư nhân, theo ông lèo lái kinh tế không phải là việc của nhà nước.
Ngay từ trước chuyến đi, ông Rösler đã nhấn mạnh vai trò của Việt Nam và Thái Lan trong khối ASEAN, ông nói điều quan trọng là bây giờ phải đưa ra tín hiệu rõ ràng là Đức rất quan tâm đến việc tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện không thể thiếu cho sự đầu tư từ phía Đức là các thoả thuận, hợp đồng cần phải giữ đúng. Theo portal liberal, nhiều doanh nghiệp Đức đã than phiền rằng các hợp đồng và thỏa thuận không được tôn trọng, hoá đơn không được thanh toán. Portal liberal là cổng điện tử chung của tổ chức Friedrich Naumann Stiftung và các dân biểu khối Dân Chủ Tự Do trong quốc hội liên bang Đức cũng như đảng FDP mà ông Rösler hiện là chủ tịch đảng.
Ngày thứ ba 18/9 bộ trưởng Rösler sẽ gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo thỏa thuận giữa bộ kinh tế và bộ ngoại giao Đức, trong dịp này tại Hà Nội bộ trưởng Rösler sẽ nêu ra vấn đề trả tự do cho năm tù nhân chính trị, portal liberal đưa tin như vậy.
Thứ tư 19/9 ông Rösler sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại Sài Gòn. Trong chương trình, bên cạnh hội nghị kinh tế Đức-Việt, Ông Röseler sẽ đi thăm một số doanh nghiệp, khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức-Việt cũng như một Trung tâm công nghệ Đức-Việt.
Ngày 20/9 ông Rösler và phái đoàn rời Việt Nam tiếp tục chuyến công du Thái Lan.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn