Gửi: Sun Aug 19, 2012 5:44 pm Tiêu đề: ĐỨA CON ÚT Tác Giả: THANH ĐÀO
ĐỨA CON ÚT
THANH ĐÀO
Dân ta có câu nói quen thuộc: “ Giàu Út nhờ. Nghèo Út chịu.” Trường hợp này chỉ đứa con Út còn ở với song thân, trong lúc anh chị đã lập gia đình và ra ở riêng. Vì vậy con Út sống với cha me. Quan tâm săn sóc đấng sinh thành. Nếu nhà giàu thì Út nhờ. Nhà nghèo thì Út chịu vậy. Trường hợp cậu Út BV C này thật là đặc biệt. Hôm nay là ngày thành hôn của hiệp sĩ gốc Chiêm Thảnh nòi, một trăm phần trăm đàng ta. Cậu ngụ tại làng Văn Lâm, Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cậu tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Sài Gòn . Hiện tại cậu là là giáo viên dạy thể dục tại Trường Trung Học Tôn Đức Thắng. Chế độ xã hội chủ nghĩa không gọi người dạy trung học cơ sở cấp II hay Trung học phổ thông cấp III là giáo sư. .Từ GS chỉ dành cho người dạy Đại Học thôi. Giáo viên cấp III dưới chế độ toàn trị XHCN, cũng ngon lành lắm đó ! Anh tốt nghiệp đại học là một việc ,còn được nhà nước tuyễn dụng vào làm việc hay không , là một việc khác. Phải biết điều và có tài ngoại giao khôn khéo, chịu chi vàng và dô la, mới mong được bổ dụng làm việc trong các cơ quan cũng như học đường XHCN. Bà xã của người hùng Văn Lâm là Ng thi T, đồng chủng, đồng quê, đồng tín ngưỡng, đồng đức tin, đồng niệm, đồng tâm linh, đồng tôn giáo. Hai người cùng theo Đạo Tân Hồi Giáo.
ooo
Ở VN, những làng Chăm theo Hồi Giáo cũ có Thầy Chang. Quần áo thụng màu trắng, đầu quấn khăn trắng. Một làng có thể nhiều thầy Chang hành nghề. Còn Tân Hổi Giáo ( New Islam). mỗi làng chỉ có một thầy H’ Kem. Ông mặc quần áo lễ, đầu đội mũ trùm. Đạo Bà Ni hay Đạo Hồi trước kia , khác xa Tân Hổi Giáo ngày nay . Đạo Hồi chia ra hai phái khác nhau, dù họ dùng chung Kinh Thánh, Kinh Coran. Còn làng Chàm theo Ấn Độ Giáo, Hindu hay Bà La Môn Giáo thì có Thầy Sế, áo choàng đầu quấn khăn đỏ . Tại VN các làng Chàm hiện nay, dân theo Đạo Bà Chăm nhiều hơn Đạo Bà Ni. Tức Bà La Môn Giáo đông hơn Hồi Giáo bởi vì Ấn Độ Giáo (Hindu) được truyền vào nước Chiêm Thành trước Đạo Hồi ( Islam). Hai Đạo này không ưa nhau, không hợp nhau. Chính vì chia rẽ Tôn Giáo mà dân Chàm thiếu đoàn kết vì khác Đạo. Tôn giào làm cho con người an vui, hạnh phúc tâm linh nhưng cũng làm cho thiên hạ xa lánh nhau, nghi kỵ nhau, vì đức tin không đổng màu. Tôi còn nhớ hồi còn ở quê nhà, tôi đi xem bóng đá trên sân Vận Động Phan Rang. Hôm ấy có một số Thầy Chang cũng là quan khách thưởng thức trận đấu có bán vé giữa Đội Tuyển Công An và Đội Sài Gòn. Một vị Thầy Chang nhìn tôi đang nói chuyện với cậu học trò cũ người Chàm. Ngày xưa tôi dạy thêm môn Anh Văn tại Trường Trung Học Pô KLông PR. Cậu ta học lớp 10 và 11, hai năm liền, tôi phụ trách môn này. Ông Thầy Chang nói với giọng ta đây:
- Chùa và nhà thờ thường tổ chức lễ thành hôn cho trai gái là không hợp lệ.
Tôi ngạc nhiên nhìn ông già mặc áo thụng trắng, đầu quấn khăn trắng hỏi:
- Tại sao vậy, thưa ông?
- Bởi ví Chùa và nhà thờ không được phép Chúa Allah làm như thế. Chỉ có đấng Allah là Chúa Duy Nhất có toàn quyền quyềt định lễ này.
Tôi không tranh cải với ông ta. Xung quanh ông toàn là Thầy Chang và người cùng đạo.
“ Vô minh, cuồng tín con người
Niềm tin tôn giáo an vui cõi lòng.
Hận thù ganh ghét mênh mông
Chiến tranh khàc đạo xanh dòng trần gian.”
Xin trở lại cậu con Út BVC. Người yêu của C. tốt nghiệp đại học và làm nhân viên nhà nước lâu rồi. Cả hai đều trẻ trung thông minh lanh lợi. T đẹp gái. C khôi ngô, tuấn tú như cha mình ngày xưa. Thân phụ của C là một nam nhân da trắng ( Chàm trắng rất hiếm. Đa phần người Chăm có nước da ngăm, da bánh mật). Ông S, thân phụ của cậu C, vốn đa tình, đa cảm, đào hoa, phong nhã, hay ưa đàn bà, nhất là đàn bà dồng chủng xinh đẹp. Ông thường được họ ưa lại. Thế mới có vấn đề.. Ông bảnh trai quá cở, so với nhiều thanh niên gốc Chiêm Thành khác. Ông theo Đạo Bà Chăm. Ông có vợ con hẳn hoi, ngụ tại làng Hậu Sanh, huyện Ninh Phước. Ông kỳ duyên, hạnh ngộ với cô N.khác Đạo. Cô này da hơi ngăm, nhưng duyên dáng, dễ thương. Nàng trẻ hơn hiệp sĩ đàò hoa phong nhã. Nảng mê đẹp trai còn chàng cũng thịch của lạ. Thế là hai người sáp vô cái ào. Chàng hứa theo đạo của giai nhân Văn Lâm. Chảng sống với Phòng Nhì một thời gian dài. Hai người có Ngũ Long Công Chúa và hoàng tử Út, tên BVC. Lúc đầu hai bà không ghen tuông nhau. Nhà ai nấy ở. Cơm ai nấy ăn. Nước giếng không phạm đến nước sông. Lang quân khỏe mạnh, đẹp trai, trả bài đều đều cho nhị hiền thê. Các bà sanh con liên tù tì cho
ông xã khôi ngô, tuấn tú, cường tráng, khỏe mạnh, sung sức, bền bĩ, dẻo dai, ưa thích yêu đương phòng the, chăn gối với bạn đường hết mực.
“ Lang quân yêu thích hai nàng.
Nữ nam con cái gia trang đề huề.
Đẹp trai, sức khỏe khỏi chê
Giai nhân Chiêm Quốc quá mê người hùng.”
Hai vợ đều đông con.Gia đình chăn nuôi dê và cừu trên núi Quán Thẻ. Tuy nhiên ông chồng lại bán dê lấy tiền nộp cho vợ cả. Người hùng chủ gia đình bất công với Phòng Nhì, thân mẫu của C. Thế là người đẹp Văn Lâm nổi giận lôi đình, đoạn tuyệt ông ta. Bà là chủ gia đình, chăm nom săn sóc con cái. Con L, con gái thứ ba, lấy chồng Việt Kiều, làm ăn khá giả, gửi tiển vể cất lại ngôi nhà khang trang, đồ sộ nổi bật nhất nhì tại địa phương.
Sư tỷ của C, H. , có nước da trắng giống Bố, xinh đẹp như chị Tư, L, đang ở Mỹ. Tuy nhiên, H lấy chồng xấu ồm hà. Tại sao vậy? Cậu K chồng H, có Mẹ đang ở Hoa Kỳ giàu sụ. Bà có ngôi nhà đồ sộ mới xây cất tại Văn Lâm. Bà hứa cho hai vợ chồng K-H sau khi làm đám cưới và về đó cư ngụ. Mẹ và chị của H, tưởng gia đình chồng phú hộ, nên gã con. Lúc đầu, sau khi thành hôn, họ về sống tại ngôi nhà nói trên. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, khi H có bầu, Mẹ chồng bảo hai đứa ra ở riêng vì sắp sanh con .. Thế là H phải về ở nhà Mẹ mỉnh. H phụ bán chè với Chị Năm A. Dĩ nhiên anh chồng cũng theo vợ. Phong tục ngưởi Chàm theo mẫu hệ, dù con cái lấy họ cha trong khai sanh. Chị A vẫn sống độc thân lâu nay, tuổi đời cũng cán mức “ Tứ thập nhi bất hoặc”
ooo
Người Chăm, trong hôn nhân , đám cười, đàng gái lo hết mọi sự. Đàng trai chỉ cho một số tiền tượng trưng nào đó thôi. Sau đám cưới, chàng rể phải về ở nhà vợ. Trong khi đó dân Việt Nam có phong tục khác hẳn. Lễ Vu Quy, nhà trai rước dâu. Vợ về nhà chồng. Kẹt lắm hay bất dắc dĩ chàng rể phải về ở nhà vợ. Dân gian ta có câu:
“ Thà ở chuồng heo, chớ không theo nhà vợ”
“Tự do, độc lập nam nhi
Gia đình hạnh phúc, tu mi tự cường.
Vợ chồng nhà cửa một phương
Không nên phụ thuộc vấn vương nhiều người.”
Đám cưới cậu Út BVC tổ chức rất long trọng tại địa phương. Bên đàng gái take care hết việc đãi khách và bà con hai họ tham dự. Lúc này, Mẹ chàng rể đã từ trần lâu rồi. Bà bị muỗi đốt, sốt xuất huyết và qua đời đột ngột. Thân phụ từ Hậu Sanh đến tham dự tại Thánh Đường Hồi Giao, rồi về nhà cô dâu. Con dâu xinh đẹp trông trường thành, già dặn lão luyện hơn phu quân. Cô ta tốt nghiệp đại học trước ông xã. Hiện là công chức hành chánh nhà nước XHCN. Đám cưới tổ chức quy mô, đãi đằng quan khách chính quyền địa phương và hai họ. Sau đó, buổi tối, đãi khách tại nhà đàng trai. Đãi bạn bè thân hữu, bạn đồng sở, giáo chức dạy cùng trường... Hai đợt tổ chức tốn kém khá bộn bạc. Nhưng số tìền thu vào tăng gấp đôi so với số chi. Nhà gái thu lợi khá nhiều. Trong tiệc cuới có các ca sĩ ban nhạc nổi tiếng ở địa phương tham gia. Họ múa hát rất vui. Cô dâu chú rể cũng khiêu vũ và cất giọng oanh vàng cùng thân hữu, bạn bè quen biết. Phát biểu cảm tường của C làm kinh ngạc mọi người:
-Sau tiệc cười, theo phong tục tập quán, tôi về nhà vợ ở. Tôi như bị tù đày suốt đời. Tôi phải làm nô lệ hết kiếp .
C nghĩ tới Mẹ mình đã vĩnh biệt trần gian. Chị Tư thân yêu, giúp mình lâu nay, đang ở Mỹ. Chỉ có anh rể, chồng chi Tư L, anh K, từ Hoa Kỳ vể. Anh lo hết mọi sự cho đứa em Út bất hạnh này. Thế là cậu ta nhìn vợ. Nàng đang cười nói vui vẻ, lộ nét hân hoan hanh phúc vô cùng vì được se duyên với Hoàng Tử Chiêm Quốc khôi ngô tuấn tú giống Bố. Hiệp sĩ, thầy giáo dạy Thể Dục, rưng rưng dòng lệ cảm xúc.
“ Con đây cảm thấy cô đơn
Ngày vui, vắng Mẹ con buồn thiết tha,
Chị Tư thì cũng ở xa
Chỉ còn anh rể, Chị Ba bên mỉnh.
Chị Hai là chủ gia đình
Từ đây lệ thuộc bạn tình mẹ cha .
Mẫu hệ truyền thống dân ta
Bao giờ làm chủ cửa nhà, nam nhi?”
Cậu ta cứ mủi lòng khóc hoài. Cậu lấy tay lau nước mắt dài dài trong tiệc cưới và tiệc đãi bạn bè vì hiệp sĩ đa tình, đa cảm, dễ xúc động, dễ mũi lòng, dễ rơi lệ. Sau đó, ông giáo dạy thể dục, nhìn bà con, bạn bè. cười gượng. rồi quay mặt ngó chỗ khác cho đỡ ngượng..
“ Má ơi, con Út buồn ghê !
Trong ngày Đại Hỷ, Má về nơi đâu ?
Ngày vui con trẻ ủ sầu
Nhớ thương thân mẫu, nỡ nào bỏ con.
Nguyện cầu Mẹ thác, vuông tròn
Allah rước Mẹ, Thiên Đường an vui .”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn