TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Aung San Suu Kyi. Diễn từ Nobel Hoà Bình
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Aung San Suu Kyi. Diễn từ Nobel Hoà Bình

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7765

Bài gửiGửi: Sat Aug 04, 2012 8:47 am    Tiêu đề: Aung San Suu Kyi. Diễn từ Nobel Hoà Bình
Tác Giả: (Lược trích. ĐHP)

Aung San Suu Kyi. Diễn từ Nobel Hoà Bình  (Lược trích. ĐHP)

.............


Photobucket


Thường trong những ngày bị quản thúc tại gia, tôi có cảm tưởng như tôi không còn là một phần của thế giới thực nữa. Ðã có một căn nhà vốn từng là thế giới của tôi, đã có một thế giới của những người khác cũng không có tự do nhưng đã cùng sống chung nhau trong nhà tù như một cộng đồng, và có một thế giới của những người tự do; mỗi thế giới đó là một hành tinh khác biệt theo đuổi đường đi của nó trong một vũ trụ dửng dưng.

Ðiều mà giải Nobel Hòa bình đã làm là một lần nữa kéo tôi trở về thế giới của con người ngoài khu vực bị cô lập mà tôi đã sống; là khôi phục cảm giác về thực tại đối với tôi. Ðiều này tất nhiên không xảy ra ngay tức thì, nhưng khi ngày tháng trôi qua và tin tức về những phản ứng đối với giải thưởng đến tôi qua làn sóng phát thanh đã lắng xuống, tôi bắt đầu hiểu ý nghĩa quan trọng của giải Nobel. Nó đã làm tôi trở về thực tại một lần nữa; nó kéo tôi trở về cộng đồng con người rộng lớn. Và điều quan trọng hơn nữa là giải Nobel đã thu hút sự chú ý của thế giới vào cuộc đấu tranh cho dân chủ và quyền con người ở Miến Ðiện. Chúng tôi sẽ không bị quên lãng.

Bị quên lãng. Người Pháp nói rằng chia ly là đã chết đi một ít. Bị quên lãng cũng chính là chết đi một ít. Ðó là sự mất mát những mối dây liên kết neo giữ chúng ta với nhân loại. Khi tôi gặp những người Miến Ðiện là lao động nhập cư và tị nạn trong chuyến thăm gần đây của tôi tại Thái Lan, nhiều người đã khóc: “Xin đừng quên chúng tôi!”. Họ muốn nói rằng: “Xin đừng quên cảnh ngộ khốn cùng tuyệt vọng của chúng tôi, xin đừng quên làm những gì bà có thể làm để giúp chúng tôi, xin đừng quên chúng tôi cũng thuộc về thế giới của bà” .

Khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho tôi, họ đã nhận ra rằng sự đàn áp và cô lập của Miến Ðiện cũng là một phần của thế giới, họ đã nhận ra sự thống nhất của nhân loại. Bởi vậy đối với tôi nhận giải Nobel Hòa bình về mặt cá nhân có nghĩa là mở rộng mối quan tâm của tôi về dân chủ và quyền con người ra khỏi biên giới quốc gia. Giải Nobel Hòa bình đã mở ra một cánh cửa trong tim tôi.

Khái niệm hòa bình của người Miến Ðiện có thể được giải thích như hạnh phúc nảy sinh từ sự chấm dứt những yếu tố ngăn cản sự hài hòa và lành mạnh. Từ nyein-chan dịch theo nghĩa đen là cái mát lành đến từ một ngọn lửa đã bị dập tắt. Ngọn lửa của đau khổ và xung đột đang hoành hành dữ dội khắp nơi trên thế giới. Ở đất nước của tôi, thái độ thù nghịch và hành động chiến tranh vẫn chưa mất đi ở những vùng xa phía bắc; ở phía tây, bạo lực của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đối lập đưa tới kết quả đốt phá và giết người chỉ mới xảy ra cách đây ít ngày trước khi tôi bắt đầu cuộc hành trình đưa tôi đến đây hôm nay. Tin tức về những hành động tàn bạo ở những vùng khác trên trái đất thì đầy dẫy. Những bài báo tường thuật về nạn đói, bệnh dịch, sự di tản, thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, kỳ thị, thành kiến, cuồng tín; tất cả đều là tình trạng hàng ngày của chúng ta. Nơi nào cũng có những lực lượng tiêu cực gặm nhấm nền tảng của hòa bình. Nơi nào cũng có thể thấy sự phung phí vật chất và nguồn lực con người một cách thiếu suy nghĩ, những thứ cần cho sự bảo toàn hạnh phúc và sự hài hòa trong thế giới của chúng ta.
..........
Ở mức độ ít bạo động hơn, phải chăng chúng ta không cảm thấy tội lỗi về sự liều lĩnh, về sự phung phí liên quan đến tương lai của chúng ta và nhân loại? Chiến tranh đâu phải là đấu trường duy nhất nơi mà hoà bình bị giết chết. Bất cứ nơi nào sự đau khổ bị làm ngơ thì ở đó sẽ có mầm mống của xung đột, bởi vì đau khổ làm hạ thấp con người, gây ra cay đắng và làm người ta nổi giận.

Một điểm tích cực của cuộc sống trong sự cô lập là tôi có khá nhiều thời gian để suy tư về ý nghĩa của những ngôn từ và khái niệm mà tôi từng biết và từng chấp nhận trong cả cuộc đời. Là một Phật tử, tôi đã nghe về dukha, thường được dịch là sự đau khổ, từ khi tôi là một đứa trẻ nhỏ. Gần như ngày nào cũng thế, những người lớn, và có khi cũng chẳng phải là ngừơi già cho lắm, những người quanh tôi thầm thì “dukha, dukha” khi họ phải chịu đựng nỗi đau đớn thể xác hay nhức nhối tâm can, hay khi họ gặp phải điều gì đó rủi ro, bực bội nho nhỏ.

Tuy nhiên, chỉ trong những năm bị quản chế tại gia, tôi mới nghiền ngẫm được rõ ràng bản chất của sáu điều gây đau khổ lớn. Ðó là: sinh, lão, bệnh, tử, chia lìa với người thương, và bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương. Tôi suy ngẫm về từng thứ gây đau khổ ấy, không phải trong bối cảnh tôn giáo mà trong đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta. Nếu như đau khổ là một phần không thể tránh trong sự tồn tại của chúng ta, chúng ta nên cố gắng làm giảm nhẹ nó hết sức có thể theo những cách thực tiễn nhất. Tôi đã suy đi nghĩ lại về hiệu quả của những chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh, về những điều kiện tương xứng cho số dân lớn tuổi; về chăm sóc sức khỏe toàn diện; về chăm sóc y tế và nhà tế bần cho người nghèo. Tôi đặc biệt chú ý đến hai loại đau khổ sau cùng: bị chia tách khỏi những người thân thương và bị buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương. Những trải nghiệm nào mà Ðức Phật của chúng ta có lẽ đã trải qua trong đời ngài khiến ngài đã bao gồm hai điều này trong sáu điều đau khổ? Tôi nghĩ về những người bị cầm tù và những người di cư, hay những công nhân xa xứ và nạn nhân của sự buôn người, nghĩ về những đám đông như những cái cây bị nhổ bật rễ, những người đã phải xa lìa xứ sở quê hương, bị chia cắt với gia đình và bạn bè, bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ chẳng phải bao giờ cũng chào đón họ.

Chúng ta thật may mắn sống trong thời đại mà phúc lợi xã hội và trợ giúp nhân đạo được công nhận không chỉ là một điều ước mà là một sự cần thiết. Tôi có may mắn sống trong một thời đại mà số phận của những tù nhân lương tâm ở một nơi nào đó trở thành mối quan tâm của mọi người ở mọi nơi, một thời đại mà dân chủ và quyền con người là điều được công nhận một cách rộng rãi, cho dù không phải phổ quát trên toàn thế giới, là những quyền tự nhiên bẩm sinh của tất cả mọi người. Ðã bao lần trong những năm bị quản chế tại gia, tôi đã lấy thêm sức mạnh cho mình từ đoạn văn tôi rất ưa thích trong lời nói đầu bản Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền:
…. Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động dã man làm xúc phạm lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó con người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên bố như là khát vọng cao nhất của con người bình thường.
…điều cốt lõi là, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức, nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng những quy định của luật pháp.”

Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho quyền con người ở Miến Ðiện, những đoạn văn trên đây sẽ đem lại câu trả lời. Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho nền dân chủ ở Miến Ðiện, thì đó là vì tôi tin rằng thiết chế dân chủ và sự thực hiện nó là cần thiết để bảo đảm cho quyền con người.
.......
---------------------
Bùi Giáng

Nỗi Đời

" Nếu anh tưởng tôi khóc cho thân tôi..."
Nhìn lại những con mắt kia đang chờ
Phải nghĩ đến là lòng như thiêu đốt
Ở đằng kia, có người đang kêu cứu
Ở đằng kia, có người đang đắm thuyền
Nếu rằng tôi ngủ, ngủ dài vạn đại
Mà ngủ được thì yên bình biết mấy
Nhưng còn tiếng kêu ở xa kia
Những ngọn lửa khổng lồ của nỗi đời
Và những cuộc đắm thuyền trầm luân nọ
Trái tim tôi và hồn tôi nứt rạn
Sao không đến được tận cùng trái đất
Lời tôi nói và lời tôi an ủi
Chúng ta đây cùng lên một mảng thuyền !


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân