Một nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã phát giác ra rằng việc tiết kiệm ánh sáng ban ngày không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân khi vùng Đông Nam Úc chuẩn bị chuyển sang giờ mới.
Tác động của việc tiết kiệm ánh sáng ban ngày đối với sức khỏe từ lâu đã là chủ đề gây tranh luận, giữa những lo ngại về tình trạng mất ngủ cũng như nguy cơ đột quỵ và đau tim tăng cao.
Các chuyên viên về giấc ngủ từ Đại học Flinders ở Adelaide đã tiến hành nghiên cứu toàn diện đầu tiên trên thế giới về tác động lâu dài của thói quen này và không tìm thấy bằng chứng đáng kể nào cho thấy nó gây mất ngủ.
Nhà nghiên cứu Reece Kemp cho biết những người sống ở các tiểu bang áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày có giấc ngủ tương đương với những người ở nơi khác, ngoại trừ khuynh hướng đi ngủ và thức dậy muộn hơn một chút.
Kemp nói với AAP: “Chúng tôi có cơ hội nghiên cứu rất nhiều tác động tiếp theo đến sức khỏe giấc ngủ và hoạt động ban ngày... một lần nữa chúng tôi thực sự không tìm thấy sự khác biệt nào”.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào những tháng sau của thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày, vì các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào tác động trong vài tuần đầu tiên.
Kemp cho biết: “Cơ hội thú vị ở Úc là về căn bản, có một nửa số tiểu bang áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày và một nửa số tiểu bang áp dụng giờ không thay đổi.”
Các nhà nghiên cứu đã so sánh mẫu giấc ngủ của người dân ở các tiểu bang áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày với những tiểu bang không áp dụng, bằng cách sử dụng dữ liệu từ hai bảng câu hỏi trên toàn quốc.