TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Taurine có phải là thuốc trường sinh không? Cần chú ý gì khi bổ sung taurine?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Taurine có phải là thuốc trường sinh không? Cần chú ý gì khi bổ sung taurine?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9786

Bài gửiGửi: Fri May 24, 2024 7:41 am    Tiêu đề: Taurine có phải là thuốc trường sinh không? Cần chú ý gì khi bổ sung taurine?

Taurine có phải là thuốc trường sinh không?
Cần chú ý gì khi bổ sung taurine?


Acid amin chống lão hóa taurine đóng vai trò sản xuất năng lượng, trợ giúp chuyển hóa acid mật và cân bằng chất lỏng, muối và chất khoáng.

Trong suốt lịch sử, con người – từ thường dân đến hoàng đế – đã tìm kiếm bí quyết làm chậm quá trình lão hóa. Trong xã hội hiện đại, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những chất dinh dưỡng chống lão hóa hiệu quả. Chúng ta sẽ đi sâu vào một chất dinh dưỡng có thể giúp chống lão hóa: taurine.

Taurine, một loại acid amin có nguồn gốc từ sự phân hủy protein, chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt bò, hải sản và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng là một hóa chất phụ phổ thông trong nước tăng lực.

Taurine cũng có thể được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể con người. Taurine đóng vai trò sản xuất năng lượng, trợ giúp giải quyết acid mật và cân bằng chất lỏng, muối và chất khoáng.

Nghiên cứu trên động vật

Khi chúng ta già đi, cơ thể chúng ta ngày càng khó sửa chữa những tổn thương ở tế bào, mô và cơ quan, dẫn đến sự suy giảm sức chống lại bệnh tật. Đồng thời, nồng độ taurine trong cơ thể chúng ta cũng giảm theo tuổi tác. Do đó, các nhà khoa học đã tự hỏi liệu việc tăng mức taurine trong cơ thể có thể làm chậm quá trình lão hóa hay không.

Để kiểm soát tiềm năng của taurine, các nhà khoa học lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu trên động vật. Trong một nghiên cứu được công bố trên Science (Tập san Khoa học) vào năm 2023, các nhà nghiên cứu đã chích taurine cho những con khỉ khoảng 15 tuổi (tương đương 45 đến 50 tuổi của con người) trong sáu tháng. Kết quả cho thấy so với nhóm đối chứng, những con khỉ nhận taurine có mật độ xương tăng lên ở cột xương sống thắt lưng và chân, giảm 19% lượng đường trong máu lúc đói và giảm trọng lượng cơ thể cũng như tỷ lệ mỡ. Ngoài ra, việc bổ sung taurine làm giảm khoảng 36% và 20% nồng độ trong huyết thanh của các dấu hiệu tổn thương gan aspartate aminotransferase và alanine aminotransferase.

Những kết quả này cho thấy rằng taurine mang lại ích lợi cho nhiều thông số sức khỏe khác nhau ở các loài linh trưởng không phải con người, bao gồm trọng lượng cơ thể, mật độ xương, lượng đường trong máu và sức khỏe của gan. Tuy nhiên, do thời gian quan sát tương đối ngắn nên tác dụng của taurine đối với tuổi thọ của khỉ không được phân tích, khiến các nhà khoa học phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn.

Sau đó, các nhà nghiên cứu cho chuột trung niên ăn taurine lúc 14 tháng tuổi (tương đương 45 tuổi ở người) kéo dài cho đến khi chúng qua đời. Kết quả cho thấy so với nhóm đối chứng, những con chuột nhận được taurine sống lâu hơn, với tuổi thọ trung bình tăng từ 10% đến 12%. Các kết quả này cho thấy rằng sự thiếu hụt taurine là yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa của chuột và việc bổ sung taurine có thể kéo dài tuổi thọ.

Hơn nữa, sự cải thiện đáng kể đã được quan sát thấy trên các chỉ số sức khỏe khác [của nhóm dùng taurine] so với nhóm đối chứng. Điển hình, taurine tăng sức mạnh bắp thịt, sự phối hợp và mật độ xương ở chuột đồng thời cải thiện trí nhớ, giảm lo lắng và trẻ hóa hệ thống miễn dịch của chúng.

Hiệu quả của taurine ở động vật có áp dụng cho con người không?

Một nghiên cứu được công bố trên Nutrition (Tập san Dinh Dưỡng) vào năm 2022 đã nhấn mạnh tác dụng chống oxy hóa của taurine đối với phụ nữ từ 55 đến 70 tuổi.

Sự suy giảm sức đối phó với stress oxy hóa của cơ thể chúng ta là yếu tố chính cản trở sự sửa chữa những tổn thương của cơ thể và ngăn ngừa lão hóa.

Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung taurine có thể ngăn chặn sự suy giảm của enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase, từ đó làm giảm căng thẳng oxy hóa trong quá trình lão hóa. Phát giác này cung cấp bằng chứng đáng kể ủng hộ taurine như một chất bổ sung chống lão hóa.

Liều lượng taurine an toàn

Taurine không được coi là một acid amin cần thiết vì taurine có thể được tổng hợp trong cơ thể con người. Tuy nhiên, quá trình tổng hợ
p taurine cần có các acid amin cần thiết làm tiền chất, khiến nó trở thành acid amin cần thiết có điều kiện.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung một lượng taurine thường xuyên là an toàn. Tuy nhiên, chính xác những gì tạo thành một liều thường xuyên? Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia được hướng dẫn dùng 1,500 miligram taurine mỗi ngày trong 16 tuần và kết quả cho thấy liều lượng này là an toàn.

Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn chung về liều lượng taurine thích hợp. Nói chung, một người khỏe mạnh có thể bổ sung 30 miligram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày một cách an toàn, nghĩa là một người nặng 60kg (132.28 pound) có thể bổ sung 1,800 milligram taurine. Tuy nhiên, nên làm theo lời khuyên y tế hoặc liều lượng khuyến cáo ghi trên nhãn sản phẩm khi dùng chất bổ sung taurine.

Những cân nhắc khi bổ sung taurine

Một số nhóm người không nên dùng taurine, bao gồm phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, những người bị suy tim và những người dị ứng với taurine.

Đối với hầu hết mọi người, dùng taurine thường xuyên là an toàn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng mới nào.

Sự hấp thụ và chuyển hóa taurine khác nhau giữa các cá nhân. Việc bổ sung taurine quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt, cứng cơ và sốt. Các vấn đề về thị giác như mờ mắt, thu hẹp tầm nhìn và đau mắt cũng có thể xảy ra.

Đối với những người dùng các loại thuốc khác, hãy bảo đảm rằng taurine không có tác dụng hỗ tương ở mức độ nghiêm trọng hoặc trung bình. Tuy nhiên, taurine có thể có tác dụng hỗ tương nhẹ với một số loại thuốc. Nếu bạn lo lắng về những tác dụng hỗ tương này, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.

Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm và thức uống có thể chứa thêm taurine. Vì vậy, khi bổ sung taurine, hãy lưu ý đến sự hiện diện trong các thực phẩm khác.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, điều quan trọng là phải chú ý đến nguồn gốc và phẩm chất của các sản phẩm taurine.

(theo Dr. Jingduan Yang)
Phương Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân