TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - PPS từ nhạc Phạm Anh Dũng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

PPS từ nhạc Phạm Anh Dũng
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Âm nhạc Việt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Sun Jun 04, 2023 6:32 pm    Tiêu đề: Hôn Anh Nồng Nàn

Hôn Anh Nồng Nàn (Phạm Anh Dũng-Trần Xuân Dũng) Ngọc Quy



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Jun 29, 2023 2:06 am    Tiêu đề: BÀI CA CUỐI CÙNG

Bài Ca Cuối Cùng được viết khoảng cuối năm 2020, khi thảm họa Covid-19 đi qua thế giới.
Và lúc đó "cơn đại hồng thủy" đang ở một cực điểm.
Vì rất nhiều bạn bè, người quen, hàng xóm... mất vợ hay mất chồng hay người yêu thương...
Bài hát viết thay cho những người "ở lại", không may mắn, để vĩnh biệt "1/2 kia của đời mình".

BÀI CA CUỐI CÙNG
(nhạc và lời Phạm Anh Dũng)
Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm
Đào Cận thực hiện video

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Aug 10, 2023 4:14 pm    Tiêu đề: TÌNH VUI

TÌNH VUI _PLAISIR D’AMOUR (LỜI VIỆT PHẠM DUY) MAI HƯƠNG


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Sep 14, 2023 8:36 pm    Tiêu đề: Từ Giọng Hát Em (Ngô Thụy Miên) Phạm Anh Dũng

Từ Giọng Hát Em
Nhạc Sĩ : Ngô Thụy Miên
Trình bày : Phạm Anh Dũng





Được sửa bởi MAI THO ngày Wed Apr 03, 2024 11:42 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Sep 14, 2023 8:36 pm    Tiêu đề: Mùa Thu Qua Ngõ

Mùa Thu Qua Ngõ
Nhạc : Phạm Anh Dũng
Lời : Mỹ Ngọc
Ca Sĩ : Thu Hiền
Hòa âm : Anh Vũ
PPS : Đào Cận






Mùa Thu Qua Ngõ (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Mỹ Ngọc)

Mùa thu qua ngõ
Lung linh trong nắng
Lá chơi vơi buồn

Đường xưa im tiếng
Cây cao nghiêng bóng
Chiếc lá khô vàng

Gió xuyên qua cành
Bầu trời xanh biếc
Ươm kết mây hồng

Mùa thu qua ngõ
Bước chân vô tình
Em dẫm hồn ta

Để bao nhung nhớ
Xoáy lóng anh ngẩn ngơ
Vườn xưa vẫn mát
Ước mơ em trở lại

Này em, tay nắm tay đôi mình sánh vui nhịp bước
Tình ta bao tháng năm mong chờ sẽ thôi nhạt phai

Mùa thu qua ngõ
Qua ngõ mùa thu!




Được sửa bởi MAI THO ngày Wed Apr 03, 2024 11:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Sun Oct 29, 2023 5:57 pm    Tiêu đề: Tình Khúc Mùa Thu

Tình Khúc Mùa Thu - Phạm Anh Dũng - Phương Thảo





Được sửa bởi MAI THO ngày Wed Apr 03, 2024 11:23 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Fri Nov 24, 2023 6:53 pm    Tiêu đề: Nếu Mai Tôi Đi - Clara Ngo

Nếu Mai Tôi Đi - Clara Ngo

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Tue Nov 28, 2023 9:02 pm    Tiêu đề: Hình Như Là Tình Yêu

Hình Như Là Tình Yêu [Phạm Anh Dũng] Tuấn Ngọc (4K)

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Dec 21, 2023 2:58 am    Tiêu đề: Đêm Đông Lạnh Trời Mưa Xuống

Đêm Đông Lạnh Trời Mưa Xuống [Phạm Anh Dũng] Thiên Phượng hát, Duy Cường hòa âm .
PPS Hoàng Khai Nhan




Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Jan 11, 2024 12:51 am    Tiêu đề: Tình Khúc Mùa Đông

Tình Khúc Mùa Đông [Phạm Anh Dũng] Y Phương hát Sĩ Đan hòa âm (4K)
PPS Hoàng Khai Nhan



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Sun Mar 24, 2024 11:39 pm    Tiêu đề: GIÃ TỪ QUẠNH HIU

GIÃ TỪ QUẠNH HIU - PHẠM ANH DŨNG- NGUYÊN BÍCH - VŨ KHANH& LA SƯƠNG SƯƠNG



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Wed Apr 03, 2024 11:00 pm    Tiêu đề: MƯA TRONG NẮNG VÀNG


MƯA TRONG NẮNG VÀNG

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


Trích từ Email Chị "GIANG DAM"

Chào quý đồng nghiệp và thân hữu,

Diễn đàn Dược Khoa VN đã có mặt gần tròn 1/4 thế kỷ và trong diễn đàn một hội viên có mặt hơn hai chục năm thì phải nói đến BS Phạm Anh Dũng. Anh PAD đã và vẫn tiếp tục tham dự và post nhiều bài về khoa học và âm nhạc rất đặc sắc và hay. Xin cảm ơn anh PAD nhiều.

Chúng ta đã được nghe và xem nhiều bản nhạc có cả lời do NS PAD sáng tác.

Tuần này anh Dũng có một bài thơ muốn chia sẻ với quý Anh chị.

Mời đọc:

MƯA TRONG NẮNG VÀNG

(Thơ Phạm Anh Dũng)

Mưa bụi bay, bay trong chiều nắng

Long lanh giọt ấm thấm vai nàng

Xuân có mềm mây cao có trắng

Em có hao gầy bóng dung nhan?

Mưa bụi bay, bay trong ánh vàng

Mơn man vạt áo, áo xanh non

Em có hồng môi em có thắm

Xuân có chờ mong tắm gió son?

Mưa bụi bay, mưa bay lất phất

Như ai ứa lệ giữa ban ngày

Cho anh ghé hồn bên đuôi mắt

Nâng niu mê si dấu chân mày

Mưa bụi bay, mưa bay như mơ

Đâu đây gió lướt tiếng van nài

Cây đong đưa, đưa lời thương nhớ

Ai đó kìa sao má đỏ hây?

Lòng say em như cây say trái

Ngây ngất ru êm một giấc mềm

Em có về trong sương mưa bụi

Cất giấu ngăn nào một trái tim?

Phạm Anh Dũng

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Fri Oct 04, 2024 3:08 am    Tiêu đề: TIẾNG HÁT LIÊU TRAI

TIẾNG HÁT LIÊU TRAI
(Nhạc và lời Phạm Anh Dũng)
Mạnh Tuấn trình bày, Quang Đạt hòa âm,
Hoàng Khai Nhan thực hiện video





* Nhận xét :
"Bản Tiếng Hát Liêu Trai của Phạm Anh Dũng thật tuyệt. Những nốt nhạc ảo não, réo rắt.
Về bài thơ, tôi rất khâm phục. Hai chữ "xanh xao" trong câu 1, phát ra được thần sắc, rồi từ đó chuyển sang hai chữ "chơi vơi" trong câu thứ 4 nói lên tình cảnh của nhân vật.
(Câu 1:Tiếng hát xanh xao buồn, vọng về từ ngàn xưa)
(Câu 5:Tiếng hát chơi vơi buồn, tựa dòng sông cuốn xa)
và nguyên đoạn 3 nói lên trọn vẹn bối cảnh cũng như kết cục của Liêu Trai.
( Đoạn 3 :Tìm đâu ... tìm đâu những ngón tay mềm
Còn đâu mùi hương tóc đẫm sương đêm
Một loài hoa đã vỡ ... vỡ trong tâm hồn
Rượu đắng cay trên môi
Bài thơ Tỳ Bà Hành của thi sĩ Bạch Cư Dị đã để lại nhiều cảm hoài trong lòng người đọc bao nhiêu, thì bài Tiếng Hát Liêu Trai của Phạm Anh Dũng cũng sẽ in lại nhiều lưu luyến trong tai và trong tim thính giả bấy nhiêu."
Trần Xuân Dũng
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Wed Jan 15, 2025 1:21 am    Tiêu đề: NƯỚC CHẢY QUA CẦU

NƯỚC CHẢY QUA CẦU (Phạm Anh Dũng-Hoàng Ngọc Quỳnh Giao) Bảo Yến



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Thu Mar 06, 2025 4:43 am    Tiêu đề: SÀI GÒN THƯƠNG YÊU

SÀI GÒN THƯƠNG YÊU
Đồng tác giả Phạm Anh Dũng và Nguyên Bích
Ca sĩ Vân Châu - Piano Minh Trí.




Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Tue Mar 11, 2025 3:30 pm    Tiêu đề: MÀU THỜI GIAN

MÀU THỜI GIAN | Phạm Anh Dũng | Thơ Đoàn Phú Tứ
Minh Đạt hát | Đỗ Hải hòa âm



Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Wed Apr 02, 2025 6:52 pm    Tiêu đề: RỒI MAI ĐÂY


Họa sĩ Tạ Tỵ, con sư tử lạc loài, cô độc (Du Tử Lê)

Họa sĩ Tạ Tỵ tự họa. (Hình: Du Tử Lê cung cấp)


Cuối năm 1966, khi tôi được điều về Cục Chỉnh Huấn ở đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, thì họa sĩ Tạ Tỵ đã có mặt. Ông phụ trách phòng thiết kế, vẽ sơ đồ những chương trình huấn luyện của cơ quan này.

Cảm phục tài năng, tên tuổi của ông từ lâu, nhất là ở lãnh vực tranh lập thể, và những bức chân dung văn nghệ sĩ đặc biệt, đầy cá tính... Như những bức chân dung đen, trắng kiệm nét, họ Tạ từng vẽ kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, nhà văn Tchya/ Đái Đức Tuấn, Hiếu Chân/ Nguyễn Hoạt, Phùng Tất Đắc... Nhưng tôi không dám đường đột làm quen ông.

Cho tới một buổi trưa, tình cờ gặp nhau nơi sân cờ Cục Chính Huấn, Tạ Tỵ bất ngờ bảo tôi: “Cậu về phòng tôi chơi. Tôi sẽ vẽ cho cậu một cái portrait... ”

Tôi cảm động, lặng lẽ theo ông về căn phòng nhỏ biệt lập, đối diện khu nhà chính, hai tầng của cơ quan này.

Mang tiếng là trưởng phòng, nhưng tôi không thấy ông có phụ tá, hoặc nhân viên nào khác!

Khi tôi ngồi xuống chiếc ghế duy nhất trước bàn giấy của ông, ông bảo tôi cứ thanh thản, chỉ cần giữ hơi lâu một chút thế ngồi đầu tiên mà thôi.

“Chừng 20 tới nửa tiếng là xong,” ông nhấn mạnh.

Trong lúc vẽ, ông hỏi tôi đủ chuyện linh tinh; tựa như để tôi khỏi bị căng thẳng...

Đúng như ông nói, tôi đồ chừng chưa tới 20 phút, ông đã buông bút, đưa tấm giấy croquis khổ lớn cho tôi.

Tôi ngạc nhiên không thấy mình trong bộ đồ lính, mà lại là một người quấn len quàng cổ, miệng ngậm pipe. Tôi dè dặt hỏi ông ở đâu ra hình ảnh tôi như thế, ông bảo: “Tôi thấy cậu như thế vài lần ở cà phê La Pagode, hoặc ở đâu đấy. Nhưng chính vì những hình ảnh đó mà tôi muốn vẽ cậu.”

Sau đó nhiều năm, ông lại vẽ cho tôi một portrait khác.

Ông giải thích với T. rằng, khi gặp lại tôi, ông thấy tôi như một người khác. Từ một thanh niên có dáng vẻ “thư sinh” (?) ; tôi biến thành một trung niên “bặm trợn” (?)

Khi khoảng cách giữa tôi và họa sĩ nổi tiếng từ thời kháng chiến này được thu hẹp lại, nếu không muốn nói là không còn, tôi mạnh dạn hỏi ông về hành trình hội họa của ông trước cuộc di cư 1954.

Ông kể ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương Hà Nội năm 1943. Cũng năm này, ông đoạt một giải thưởng lớn của Salon Unique của Pháp. Trước đó, năm 1941, khi còn là sinh viên, ông đã được trao cho một giải thưởng hội họa đặc biệt.

Tuy nhiên, điều ông hãnh diện nhất, có thể nhiều người không biết, đó là chính nhờ giải thưởng vừa kể mà, ông được Hoàng Đế Bảo Đại (thời đó) mời viếng thăm cố đô Huế.

Dịp này, họ Tạ được Cựu Hoàng ưu ái mời đi chung xe ngựa, chạy qua một số phố chính của kinh thành Huế.

Khi trả lời câu hỏi về những người bạn đồng thời với ông, ai là người ông thân nhất? Không suy nghĩ, ông đáp: “Bùi Xuân Phái. Người được Nguyễn Tuân gọi là ‘Phái Phố.’”

Về chuyện tham gia kháng chiến chống Pháp, ông kể, như nhiều văn nghệ sĩ thời tiền chiến, sau cuộc tổng khởi nghĩa 1945, ông thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến. Ở Liên Khu 3, ông được chỉ định hướng dẫn một lớp học về Mỹ thuật. Giữa năm 1950, khi thấy mình không hợp với phong trào VM, ông đã “dinh tê” tức trở về vùng quốc gia, năm 1950.

Họa sĩ Tạ Tỵ nhớ lại, năm 1953, trước khi quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn, ông đã rủ Phái Phố đi cùng. Nhưng: “Hắn từ chối vì không biết tới ‘xứ lạ, quê người’ rồi lấy gì sống? Lấy gì nuôi vợ con?!?”

Một chi tiết khác nữa, họ Tạ nói, ông rất bằng lòng một việc làm thể hiện tình bạn bất biến của mình là: Sau hơn 10 năm tù cải tạo ở một trại cải tạo miền Bắc, khi được trả tự do, thay vì về ngay với gia đình đang hồi hộp, trông ngóng ở Sài Gòn thì, ông lại đi tìm bạn, ở Hà Nội.

Ông nói: “Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào! Chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy... ”

Tuy nhiên, người họa sĩ Việt Nam đầu tiên du nhập trường phái Lập Thể vào Việt Nam, đã cho thấy ông càng quý, trọng bạn hơn nữa, khi sau này tình cờ ông biết được một phát biểu can đảm, liều lĩnh của Phái Phố, khi ông được một nhà báo miền Nam sau 1975, hỏi kỷ niệm nào đáng nhớ nhất về Tạ Tỵ? Thì, danh họa Bùi Xuân Phái nói đại ý: Những năm ở lại Hà Nội, có một giai đoạn cuộc sống quá khó khăn, ông lấy làm tiếc đã không nghe lời khuyên vào Nam trước Tháng Bảy, 1954, của Tạ Tỵ...

***

Thời gian ở Sài Gòn ngay từ năm 1956 rồi 1961, họa sĩ Tạ Tỵ đã có hai cuộc triển lãm cá nhân. Lần thứ nhất với 60 bức tranh lập thể khổ lớn. Lần thứ hai, ông cũng cho trưng bày 60 bức tranh khác, vừa lập thể vừa trừu tượng...

Trong 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam, ngoài hội họa, Tạ Tỵ còn là tác giả nhiều tác phẩm, từ thơ, truyện ngắn, tới biên khảo, phê bình... Ở lãnh vực nào, tác phẩm của ông cũng tạo được sự chú ý đáng kể. Thậm chí có cuốn sách của ông, còn gây nhiều dư luận thuận/ nghịch. Như cuốn “Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn.” Sách phổ biến không lâu, ông đã bị tác giả Nguyễn Trọng Văn, phản bác bằng cuốn “Phạm Duy Đã Chết, Như Thế Nào?”

Với tôi, những đóng góp của cố họa sĩ Tạ Tỵ rất lớn lao cho văn học nghệ thuật miền Nam cũng như cả Việt Nam. Vậy mà, tính tới Tháng Tư, 1975, mọi đóng góp của ông gần như bị lãng quên. Họa hiếm lắm, ông mới được những người trong giới nhắc tới!

Giải thích cho sự kiện bất bình thường này, họa sĩ Trịnh Cung, thế hệ thứ hai, nổi tiếng từ đầu thập niên 1960, cũng là một trong vài tên tuổi tiêu biểu của hội họa miền Nam 20 năm, cho rằng: Sinh thời, họa sĩ Tạ Tỵ không giao du, không tham dự sinh hoạt chung với anh em trong giới. Ông tự tách biệt mình khỏi đám đông. Như thể ông không để ý tới ai, khiến anh em không có nhiều cơ hội tiếp xúc (?!)

Tôi muốn thêm vào lý giải của Trịnh Cung hai cảm nghĩ chủ quan sau đây:

-Thứ nhất, Tạ Tỵ đã tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, từ thuở phôi thai của nền hội họa Việt. Ông lại còn rất sớm, nhận nhiều giải thưởng giá trị. Mặt khác, ông cũng rất sớm được các bảo tàng viện thế giới lưu giữ, và trưng bày tranh của ông.

Tưởng cũng nên nhắc đến bức sơn dầu “Cô Đơn,” ông vẽ năm 1951 tại Hà Nội, thì nhiều năm sau, (Tháng Tư, 2000) nhà Sotheby, đã bán đấu giá được 19,550 Singapore đô la, trong một cuộc đấu giá tranh ở Singapore.

Một chi tiết khác nữa, theo một người bạn thân của họ Tạ (không thuộc giới hội họa) thì, bức “Mùa Hè Đỏ Lửa” ông vẽ năm 1972, sau được đổi tên thành “Cất Cánh,” được bảo tàng viện thành phố Sài Gòn chọn để trưng bày (đó là bức sơn dầu lớn nhất của bảo tàng viện này, tính tới hôm nay).

-Thứ nhì, tình trạng phe phái, đố kị, khoanh vùng, có tính cách địa phương, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam 20 năm là có thật và khá trầm trọng!

Điển hình, cá nhân tôi, có lần hỏi nhà văn Trần Phong Giao, thời còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn rằng: “Tại sao báo Văn không mời nhà văn A., nhà thơ B., góp bài cho Văn?” Ông trả lời ngay, khá thản nhiên: “Vì, ‘không quen. Không hợp.’”

Sự lãnh đạm hay chủ tâm (?) “loại bỏ” Tạ Tỵ khỏi họa-giới của một số người làm nghệ thuật ở Sài Gòn trước đây, tôi cho là một sai lầm. Một đáng tiếc lớn.

***

Rất may, cuối cùng, trước sự ra đi vĩnh viễn gần như trong lặng, lẽ, âm thầm của họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Tạ Tỵ ngày 24 Tháng Tám, 2004, tại Sài Gòn, đã được họa sĩ Đinh Cường, thế hệ sau họ Tạ, ở hải ngoại sớm biết. Họ Đinh đã gửi một vòng hoa phúng điếu về Việt Nam, và một vòng hoa khác, của Hội Nghệ Thuật Thành Phố Sài Gòn... gửi viếng, chia buồn với tang quyến người quá cố.

Hôm nay, tôi nghĩ, ở cõi khác, nếu họa sĩ Tạ Tỵ biết, chắc ông sẽ cảm thấy được an ủi phần nào! Giống như thời gian gần đây, họa sĩ Trịnh Cung, ở miền Nam California, cũng đã có những bài viết khách quan, ghi nhận công lao đóng góp đáng kể của Tạ Tỵ cho hội họa miền Nam (tất nhiên cho cả Việt Nam).

Với tôi, Tạ Tỵ là một trong vài họa sĩ Việt Nam, khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh con sư tử lạc loài, cô độc, cho tới khi từ trần. (Du Tử Lê)

=========

Rồi Mai Đây

(thơ Tạ Tỵ, nhạc Phạm Anh Dũng)

Rồi mai đây khi buông tay, nhắm mắt

Giã biệt đời trở lại cuối trời quên

Không tưởng nhớ những gì ta đã mất

Vì trần gian đã tràn ngập ưu phiền.

Rồi mai đây bạn bè xa vắng hết

Lấy ai mà thương tiếc lúc chia ly

Đời tẻ ngắt rã rời bao mỏi mệt

Hồn chơi vơi theo khúc hát sầu bi.

Rồi mai đây, rồi mai đây không còn ai nữa

Chỉ còn em bên mộ gọi hồn ta

Rồi mai đây, rồi mai đây không còn chi nữa

Và tình ta vào cõi hư thiên thu.

Rồi mai đây hồn lang thang khắp ngả

Bến bờ xưa quạnh quẽ chốn hư vô

Xuân chẳng đến với màu hoa sắc lá

Còn ánh trăng lạnh lẽo chất trên mồ.


RỒI MAI ĐÂY

Thơ: Tạ Tỵ

Nhạc: Phạm Anh Dũng

Trình bày:Hoàng Quân

Video: Hoàng Khai Nhan

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7764

Bài gửiGửi: Fri Apr 11, 2025 5:17 am    Tiêu đề: ĐÀ LẠT BLUES


ĐÀ LẠT BLUES

Mai Hữu Thọ chọn ảnh minh họa


LỜI BS, NS PHẠM ANH DŨNG:

"...Nhạc Blues Jazz của người da đen rất khó thực hiện và rất kén khách nghe, nhất là đối với giới yêu nhạc Việt Nam.

Nhưng tôi rất ngạc nhiên và thích thú với những notes nhạc ngang ngang lạ lạ lôi cuốn.

Và nhất là tiếng kèn trumpet réo rắt da diết làm nổi bật âm điệu mà nhạc Blues Jazz không thể thiếu.

Tiếng hát của ca sĩ rất mạnh và quá hay trong cách chuyển âm nhuần nhuyễn của Blues Jazz..."

(Email của Hoàng Trọng Minh ngày 6 tháng 12, 2022)

"Điệu buồn của dòng nhạc Blues mang âm hưởng nhẹ nhàng mênh mang hòa quyện với lời thơ sầu lắng của người về thăm

thành phố sương mù trong cơn mưa, lòng thấy cô đơn với nỗi ngậm ngùi nhớ thương khôn cùng:

" Thành phố vắng, Mimosa buồn. Cơn mưa cuối mùa, gió lạnh hồn đau"

Trong thung lũng sầu, vắng tiếng thông reo, những cánh Mimosa buồn rũ, những đóa Pensée héo tàn, những giọt mưa rơi.

gợi bao hình ảnh sầu thảm trong lòng khách lãng du một ngày về thăm lại chốn cũ, mà người xưa nay đâu?

Sau cùng tg. kết thúc với những câu tha thiết ngậm ngùi như tiếng thở dài:

“Muộn màng đâu còn gì. Chỉ còn nhớ thương ngàn thu..“

Lời than như gửi đến người xưa và cũng khiến người nghe cảm thấy xao xuyến bùi ngùi..

Một PPS vô cùng đặc sắc, rất hay và đẹp

Cám ơn Tác giả và DS&KTG Mai H Thọ đã cho xem

Thuchile" (Cựu GS Duy Tân Lệ Hoa viết trên trang nhà của Trung Học Duy Tân ngày 7 tháng Hai 2024)

Mời xem/nghe video một nhạc phẩm viết dựa theo một chuyện buồn xa xưa tại "thành phố sương mù"

Đà Lạt Blues

(Nhạc và lời Phạm Anh Dũng)

Minh Đạt hát

Đỗ Hải hòa âm

Đào Cận thực hiện video

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Âm nhạc Việt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
Trang 2 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân