TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những mẹo nấu ăn với giấm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những mẹo nấu ăn với giấm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Tue Sep 20, 2022 7:43 am    Tiêu đề: Những mẹo nấu ăn với giấm

Những mẹo nấu ăn với giấm


Giấm có nhiều ưu điểm và tác dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau khi đọc những mẹo nhỏ dùng giấm trong nhà bếp dưới đây, có thể bạn sẽ phát giác rằng, trong nhà bếp không thể không có giấm.



Trứng chần tròn

Để món trứng chần có hình tròn hoàn mỹ, giấm trắng là bí quyết.

Khi chần trứng gà cho thêm một ít giấm trắng sẽ làm cho nước luộc chua, từ đó khiến cho phần bên ngoài lòng trắng ngưng kết nhanh hơn, như vậy lòng trắng trứng không dễ phân tán trong nước luộc.

Muốn làm món trứng chần hoàn mỹ, thêm giấm trắng vào nước khi luộc là một trong những bí quyết của món này.

Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên, đun sôi một nồi nước nhỏ, dùng một cái rây lưới, đập trứng đổ vào rây lưới (nhằm loại bỏ những phần lòng trắng không cần thiết). Khi nước sôi thì giảm lửa giữ cho nước sôi lăn tăn, cho một muỗng canh giấm trắng vào nồi nước và khuấy đều theo vòng xoáy, sau đó cho trứng trong rây vào nồi nước và khua nhẹ theo vòng xoáy. Thấy lòng trắng trứng đông lại thì dùng vá có lỗ vớt lên cho ra đĩa.

Mẹo nhỏ khi làm món trứng chần: Thêm giấm, lọc bỏ những chất lỏng không cần thiết của trứng gà, khuấy nước theo vòng xoáy là mẹo nhỏ để thực hiện món trứng chần được hoàn mỹ.

Thông thường trứng gà tươi vừa mới lấy từ trong tủ lạnh ra, lòng trắng của trứng thường có một ít chất lỏng. Nếu như đập và cho toàn bộ trứng gà vào nồi nước sôi, thì những chất lỏng của lòng trắng trứng sẽ hình thành những sợi bông, khiến thành phẩm có thể là một mớ hoa trứng bao bọc lấy lòng đỏ. Nếu đập trứng vào một cái rây nhỏ, có thể loại bỏ chất lỏng ở lòng trắng trứng, trứng chần sẽ có bề ngoài nhẵn bóng. Khi loại bỏ chất lỏng thì không được lắc rây.

Trứng gà cần phải tươi mới, khi nấu thì lấy từng quả từ trong tủ lạnh ra nấu ngay. Còn có một mẹo nhỏ nữa, đó chính là khuấy nước theo vòng xoáy, như vậy có thể giữ cho trứng gà nằm chính giữa nồi nấu, không bị trôi nổi sang hai bên khiến cho hình dạng của trứng không tròn đẹp.


Khi luộc trứng gà có thể cho thêm một ít giấm vào nước luộc, có thể giúp lột vỏ trứng dễ dàng.


Trứng luộc dễ bóc hơn

Muốn bóc vỏ trứng luộc một cách dễ dàng? Khi luộc trứng ngoài việc cho thêm muối vào nước luộc, còn có thể cho thêm một ít (cho lượng ít để không ảnh hưởng đến mùi vị của trứng) giấm trắng hoặc giấm táo, giúp làm mềm vỏ trứng. Nếu sử dụng các loại giấm có mùi vị đậm khác như giấm Balsamico, sẽ làm thay đổi hương vị của trứng, vì vậy nên dùng giấm trắng hoặc giấm táo, hai loại giấm này có hương vị thanh đạm.


Khi luộc khoai tây cho thêm giấm, có thể giữ được hình dáng củ khoai tây nguyên vẹn


Luộc khoai tây gọt vỏ

Khoai tây có nhiều tinh bột có thể dễ bị nhão khi gọt vỏ và luộc. Khi luộc khoai tây thì cho vào một ít giấm. Acid Acetic có thể ngăn Pectin trong khoai tây bị phân giải quá nhanh, và hình thành một lớp vỏ mỏng bên ngoài khoai tây giúp cho khoai tây vẫn giữ được độ cứng không bị nhão.

Ngoài ra, còn có hai mẹo nhỏ khác đối với món khoai tây luộc này. Thứ nhất là chọn khoai tây. Có hai loại khoai tây: Khoai tây sáp (waxy potato) hàm lượng tinh bột thấp; và khoai tây bột (starchy potato) hàm lượng tinh bột cao. Nên chọn loại khoai tây sáp, khi luộc sẽ không dễ bị nhão nát, vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn.

Thứ hai là kiểm soát nhiệt độ nước. Nên giữ nhiệt độ của nước ở mức 140°F (60°C) (nấu trong 30 phút cũng không bị nát), trong lúc luộc có thể dùng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ của nước. Sau nửa giờ thêm chút gấm trắng (giấm Balsamic hoặc giấm táo) và muối, tiếp tục để lửa to nấu chín khoai tây. Khi vớt ra có thể rửa lại khoai tây với nước sạch.


Giấm trắng, giấm mạch nha, giấm táo hoặc giấm rượu đều có thể dùng để muối dưa.


Muối dưa chua

Dưa chua đã có từ xa xưa. Giấm là một nguyên liệu chủ yếu thường được sử dụng để muối chua, vị chua trong giấm là do khuẩn que acetic acid (một loại vi khuẩn lên men acetic) sinh ra. Thực phẩm được ngâm trong giấm đôi khi có thể được bảo quản trong nhiều năm mà không cần làm lạnh.

Tuy nhiên, vì rau sẽ tiết ra nước làm loãng giấm, cho nên cần chọn loại giấm có độ acid từ 5% hoặc cao hơn mới có thể ngăn vi khuẩn phát triển tốt hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả kéo dài thời gian bảo quản rau. Giấm trắng, giấm mạch nha, giấm táo, hoặc giấm rượu đều là loại giấm thường được sử dụng thông dụng ở nhà.


Để có được miếng bít tết mềm và ngon ngọt, hãy dùng giấm pha loãng để ướp thịt.


Làm mềm thịt

Nếu muốn miếng bít tết không quá dai, hãy thử dùng giấm. Cách làm này cũng thích hợp áp dụng cho các loại thịt khác.

Cách làm: Trước khi nấu món bít tết, hãy pha chế dung dịch làm mềm thịt. Chuẩn bị một vật dụng có thể ngâm ướp thịt bò, tốt nhất là vật dụng bằng thủy tinh; pha một phần giấm với hai phần nước ấm (hoặc nước dùng) rồi đổ vào hộp, nếu muốn thêm gia vị thì có thể thêm một ít hương liệu.

Để giúp tăng hương vị và làm mềm tốt hơn, hãy dùng nĩa chọc các lỗ trên miếng bít tết trước khi đặt vào hộp để ngâm.

Cuối cùng hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, cho vào tủ lạnh ướp ít nhất 2 giờ đồng hồ, sau đó lấy ra nấu bình thường. Với cách làm này, bạn sẽ có món bít tết mềm ngon.



Khi nấu cơm thêm chút giấm sẽ giúp cơm xốp mềm hơn.

Có một số loại gạo tương đối khó nấu cho xốp mềm, đặc biệt là gạo lứt. Lúc nấu cơm thì cho thêm chút giấm vào, có thể giúp phân giải một số tinh bột trong gạo, từ đó gạo có thể hút nước tốt hơn, như vậy cơm sẽ tơi xốp mềm hơn.

4 bước chủ yếu để nấu cơm ngon: Đầu tiên là vo gạo, vo gạo có thể rửa trôi đi tinh bột dư thừa của gạo. Sau đó cho một thìa cà phê giấm trắng hoặc giấm táo vào nồi.

Khi cơm nấu chín, hãy để nguội ít nhất 10 phút trước khi mở nắp; bước quan trọng cuối cùng chính là dùng vá xới cơm tơi lên, để cho cơm bốc hơi bớt nước, như vậy cơm mới có thể mềm mà ráo nước.



Dùng rửa tay khử mùi tanh của cá

Sau khi chế biến hải sản, có thể dùng giấm để khử sạch mùi tanh của hải sản lưu lại trên tay.

Pha vào thau khoảng 1 chén giấm, 1/4 chén nước cốt chanh và một ít xà phòng rửa bát, trộn đều hỗn hợp này rồi để yên trong 30 phút, sau đó nhúng tay vào để rửa. Trong vòng vài phút, tay bạn sẽ dễ dàng loại bỏ mùi tanh của cá.


Salad thêm giấm, hương vị càng tươi mát ngon miệng.


Gia vị cho món Salad

Nếu cảm thấy vị dầu của nước trộn salad quá nặng, chẳng hạn như vị dầu ô liu nguyên chất có thể dễ dàng lấn át mùi vị của rau, lúc này có thể thêm một ít giấm để trung hòa và làm cho hương vị tươi mát hơn. Ngoài ra, món salad mì sợi, salad gà, salad khoai tây cũng đều có thể nêm thêm giấm.


Sữa tươi thêm giấm có thể tạo ra sản phẩm thay thế buttermilk.


Tạo ra sản phẩm thay thế buttermilk

Khi đang nấu món ăn, nếu không có buttermilk thì làm thế nào? Phương pháp thay thế vô cùng đơn giản – thêm giấm vào sữa tươi.

Cách làm: Cho 1 muỗng canh giấm vào 1 chén sữa, khuấy nhẹ hỗn hợp rồi để yên khoảng 5 phút là được.


Giấm có tác dụng ngăn cản vi khuẩn, có thể kéo dài thời kỳ bảo quản pho mát.


Giúp bảo quản pho mát

Nếu sợ pho mát nhanh hỏng, thì có thể lợi dụng tác dụng ngăn cản vi khuẩn của giấm để kéo dài thời gian bảo quản pho mát.

Quá trình thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên, lấy pho mát ra khỏi màng gói (pho mát thường được bọc trong màng bọc giữ tươi). Sau đó, làm ẩm khăn giấy với một ít giấm (không nên nhúng ướt khăn giấy với giấm, vì sẽ làm mất mùi vị của pho mát), tốt nhất là giấm trắng đã được chưng cất (Distilled white vinegar). Sau đó cho khăn giấy và pho mát vào lại màng bọc gói kín lại, rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Nếu vài ngày sau thấy khăn giấy khô, thì lấy ra lặp lại thủ tục này để giữ cho khăn giấy được ẩm.


Khi tương cà đã bám chắc vào đáy chai, đổ một ít giấm vào và lắc đều sẽ làm cho tương dễ chảy ra ngoài.


Với tương cà

Khi lắc mạnh chai tương cà mà tương vẫn dính chặt dưới đáy, bạn nên nghĩ đến giấm.

Đổ một ít giấm vào chai tương và lắc đều một lúc, tương sẽ bị loãng chảy ra dễ dàng, như vậy một giọt tương cà cũng không bị lãng phí. Ngoài ra, tương cà chua đã có vị chua, và việc trung hòa một ít giấm không làm thay đổi hương vị của tương cà quá nhiều.

Lý Nhược Lâm
Lam Yên biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân