TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Không nên ăn gì khi bị bệnh?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Không nên ăn gì khi bị bệnh?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10772

Bài gửiGửi: Tue Dec 07, 2021 9:02 am    Tiêu đề: Không nên ăn gì khi bị bệnh?

Không nên ăn gì khi bị bệnh?

Thực tế có một số gia vị và thực phẩm mà chúng ta nên tránh trong quá trình hồi phục sức khỏe. (Pxhere)


Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc kiêng kỵ, không nên ăn gì khi bị vết thương hở hoặc mệt mỏi do ốm đau hay chưa? Thực tế có một số gia vị và thực phẩm mà chúng ta nên tránh trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bởi chúng sẽ làm chậm tốc độ lành vết thương hoặc gia tăng tình trạng viêm nhiễm.

Bạn thường ăn gì khi chẳng may bị cảm, chóng mặt, chán ăn?

Một số người có thể nghĩ rằng ăn một chút đồ ngọt hoặc trái cây sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu.



Tuy nhiên, các chuyên viên dinh dưỡng cho rằng điều này chưa chắc có lợi cho quá trình hồi phục. Do đó, nếu bạn bị ốm hoặc trên cơ thể có vết thương đang dần lành lại, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn 7 loại thực phẩm dưới đây:


Thực phẩm nên tránh khi cơ thể đang phục hồi hoặc có vết thương


Đường có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.


1. Đường tinh luyện

Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu, bạn nên tránh thực phẩm chứa đường tinh luyện, chẳng hạn như kem.

Những đồ ngọt này dù kích thích, nhưng chúng có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể; đồng thời làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch.



2. Rượu

Nhiều người hay uống chút rượu khi bị lạnh; cảm giác ấm nóng mà rượu tạo ra lan tỏa khắp cơ thể sẽ làm cơ thể dễ chịu hơn.

Chuyên viên dinh dưỡng Brooke Alpert, tác giả cuốn The Diet Detox, nói rằng chúng ta nên tránh uống rượu trong thời gian hồi phục sức khỏe.

Chúng ta đều biết rằng cơ thể cần được thêm nhiều nước khi hồi phục; nhưng rượu có thể làm cơ thể mất nước, không có lợi cho quá trình này. Ngoài ra, rượu có thể phản ứng với thuốc kháng virus; đồng thời gây hại cho dạ dày và gan.


Khi bị cảm, tốt nhất bạn nên uống ít cà phê để tránh cơ thể bị mất nước.


3. Cà phê

Trong thời gian phục hồi sức khỏe hoặc vết thương, tốt nhất bạn nên uống ít cà phê hơn. Nguyên nhân là bởi cà phê cũng khiến cơ thể mất nước.

Caffein có tác dụng lợi tiểu, bạn uống nhiều hơn một chút cũng không thành vấn đề; nhưng điều quan trọng là phải bảo vệ lượng nước cơ thể trong thời gian phục hồi sức khỏe.

Bà Alpert cho biết chính mình vốn có thói quen uống cà phê. Nhưng khi bị ốm, bà chỉ uống nhiều nhất một tách cà phê vào mỗi buổi sáng; đặc biệt, trong thời gian này bà chỉ chú trọng vào các đồ uống giúp giữ nước cho cơ thể.



4. Thức ăn quá chua

Một số cách ăn tự nhiên có vị chua như súp cà chua (canh cà chua) và nước cam ép có thể bổ sung vitamin.

Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm dạ dày ruột, hoặc có các triệu chứng buồn nôn và nôn, tốt nhất nên tránh những thực phẩm có tính acid này.

Tiến sĩ dinh dưỡng Elizabeth Trattner chỉ ra rằng khi bạn bị nôn, đồ chua dễ làm tổn thương cổ họng của bạn.


Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng natri cao, không tốt cho cơ thể.


5. Đồ hộp

Thực phẩm đóng hộp không chỉ chứa chất giup tồn trữ mà còn được cho thêm nhiều muối, vì vậy hàm lượng natri rất cao.

Một nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch Đức cho thấy, khi cơ thể dư thừa quá nhiều natri có thể dễ dàng phá vỡ hoạt động của các tế bào miễn dịch và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.

Vì vậy, khi chúng ta đang hồi phục sức khỏe và vết hương, tốt hơn là nên tự nấu một số bữa ăn ít natri.



6. Thực phẩm khô cứng

Nếu bạn cảm thấy đau họng hoặc ho; tốt nhất không nên ăn bánh mì nướng, bánh quy, hoặc các loại thực phẩm khô và cứng khác; vì chúng dễ khiến cổ họng của bạn khó chịu hơn.

Ngược lại, một số thức ăn mềm hơn như trứng, sữa chua, bột kiều mạch sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

Mặt khác, nhiều loại bánh quy còn được thêm syrup fructose hoặc dầu hydro hóa, cả hai đều sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm.



7. Đồ ăn vặt - Đồ chiên rán

Vì bánh quy và thức ăn đóng hộp không còn thích hợp cho người đang trong quá trình hồi phục, nên một số người chuyển sang chọn ăn khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt hoặc nhiều đồ ăn vặt khác.

Thực tế, những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Vì vậy, bạn không nên chọn đồ ăn nhiều dầu mỡ cho đến khi cơ thể đã bình phục.



Thời gian mà một vết thương lành lại phần nào biểu lộ sức khỏe của hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, khi bạn bị thương, mệt mỏi hay ốm đau và đang trong quá trình hồi phục, cố gắng hạn chế ăn và sử dụng những gia vị, thực phẩm kể trên.

Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân