TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề -  “Ghiền” trà sữa trân châu, coi chừng bị gout
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

 “Ghiền” trà sữa trân châu, coi chừng bị gout

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10776

Bài gửiGửi: Fri Jul 09, 2021 3:46 pm    Tiêu đề:  “Ghiền” trà sữa trân châu, coi chừng bị gout

“Ghiền” trà sữa trân châu, coi chừng bị gout

Thời nay có nhiều người trẻ cũng bị gout vì uống trà sữa với những hạt trân châu dai dai. (Hình: Rodnae Productions/Pexels)


Trà sữa trân châu hấp dẫn nhiều người bằng vị ngon, ngọt, với những hạt trân châu dai dai. Nhưng những người mê loại thức uống này cần đề phòng nguy cơ bị bệnh gout.

Tiến Sĩ Victor Seah, bác sĩ giải phẫu chỉnh hình tại bệnh viện Parkway East Hospital, Singapore, cho biết trên CNA Lifestyle: “Hiện tại, trung bình có bốn đến năm người bị bệnh gout tới khám mỗi tháng. Đặc biệt, những bệnh nhân này đều uống trà sữa trân châu thường xuyên.”


Những người uống trà sữa trân châu thường xuyên dễ bị bệnh gout. (Hình: Rodnae Productions/Pexels)


Gout không còn được coi là “vấn đề của người già” như mọi người nghĩ, thời nay có nhiều người trẻ cũng bị gout.

Bệnh gout là tình trạng đau đớn dữ dội tại các khớp. Nguyên nhân của bệnh là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Thông thường, acid uric trong máu được thận lọc và thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nhưng khi nồng độ quá cao, acid uric có thể tích tụ và hình thành các tinh thể hình kim ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái.

Cơn đau thường bắt đầu với cảm giác ngứa râm ran, nhanh chóng tiến triển thành cơn đau dữ dội. Tiến Sĩ Seah cho biết: “Một số bệnh nhân mô tả cảm giác đau cho tôi nghe, giống như là họ bị nhiều kim chọc vào. Cơn đau liên tục và ngay cả khi không làm gì, họ vẫn đau.”


Bàn chân phải có triệu chứng sưng và tấy đỏ do bệnh gout gây ra. (Hình: Cnick/Pixabay)


Ông nói thêm bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái của bàn chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, đầu gối và thậm chí cả cổ tay và khớp khuỷu tay.

Các triệu chứng khác bao gồm nóng, sưng và đau tại một số khớp. Khớp ngón chân cái, đầu gối hoặc mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất. Cơn đau khởi phát đột ngột, thường về đêm. Người bệnh có thể bị sốt.

Theo ông Seah, bệnh gout nếu không được kiểm soát có thể gây biến dạng khớp, tổn thương sụn, viêm khớp, đau mãn tính và cứng khớp. Ngoài ra, các tinh thể acid uric có thể đọng trong da và các mô mềm, gây ra các cục u đau đớn, tạo vết lở loét có nguy cơ nhiễm trùng và làm hỏng da.

“Bệnh gout không được kiểm soát cũng có thể gây ra sỏi thận. Trong trường hợp nặng có thể gây suy thận,” ông Seah nói.


Nguyên nhân của bệnh gout là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. (minh họa: curearthritis.org)


Thực phẩm và đồ uống có thể là tác nhân gây bệnh gout vì chúng chứa glutamate. Theo chuyên viên dinh dưỡng Jaclyn Reutens, đồng thời là người sáng lập Trung Tâm Tư Vấn Dinh Dưỡng và Thể Thao Aptima, glutamate khi được tiêu hóa sẽ hình thành purine, sau đó bị phá vỡ, trở thành acid uric.

Đường fructose (gây hại cho sức khỏe) có trong trân châu, đường, si rô, mật ong, hương liệu trái cây, trái cây tươi và nước ép trái cây cũng có thể làm tăng mức purine trong cơ thể.

“Ước tính, một ly trà sữa trân châu cỡ vừa đến lớn chứa từ 15 gram đến 42 gram đường sucrose, trong đó có tới 7.5 gram đến 21 gram đường fructose,” theo bà Reutens.



Hậu quả của bệnh có thể rất nặng nề, như trường hợp một thanh niên 18 tuổi yêu thích trà sữa ở Quảng Đông, Trung Cộng. Lượng tinh thể acid uric trong ngón tay và bàn chân của người này nhiều đến mức các bộ phận gần như “hóa đá.” Bệnh nhân không thể đi lại hoặc sử dụng tay do những cơn đau và tình trạng viêm khớp nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tác động của thực phẩm đến mỗi người không giống nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout cũng khác nhau, ông Seah giải thích. Một yếu tố khác cần lưu ý là lượng nước.

Bà Reutens khuyến cáo: “Uống nhiều nước có thể làm loãng các tinh thể acid uric, giúp việc đào thải dễ dàng hơn. Bạn nên uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Nếu uống một ly trà sữa, hãy uống thêm hai ly nước sau đó.”


Nếu uống một ly trà sữa, hãy uống thêm hai ly nước sau đó. (Hình: Daria Shevtsova/Pexels)


Ông Seah nói: “Nếu bạn nghi ngờ chính mình mắc bệnh gout, hãy ngừng ăn uống thực phẩm có nhiều purine. Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric. Chườm đá vùng khớp bị sưng để giảm sưng, đau.”

Thuốc cũng có thể được dùng để chống viêm, cùng với thuốc giúp đào thải acid uric và giảm sản xuất acid uric trong cơ thể. Nhưng tốt hơn hết, bạn hãy bớt uống trà sữa lại, nếu không muốn mình sẽ bị đau đớn và phải uống thuốc.

Bảo Khôi/SGN
(theo cnalifestyle)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân