TikTok là một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ video của Trung Cộng thuộc ByteDance (Đầu Điều), một công ty kỹ thuật internet có trụ sở tại Bắc Kinh được Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) thành lập vào năm 2012. TikTok được sử dụng để tạo ra các video nhảy ngắn, hát nhép (lip-sync), diễn hài và thi thố tài năng. Lần đầu tiên ByteDance ra mắt Douyin (Hoa ngữ: Đẩu âm) cho thị trường Trung Cộng là vào tháng 9 năm 2016.
Sau đó, năm 2017, TikTok được tung ra cho các hệ điều hành iOS và Android tại các thị trường bên ngoài Trung Cộng. Sau khi sáp nhập với Musical.ly vào ngày 2 tháng 8 năm 2018, TikTok bắt đầu hiện diện tại Hoa Kỳ. TikTok và Douyin tương tự nhau, nhưng chạy trên các máy chủ riêng biệt để tuân thủ các hạn chế về kiểm duyệt do Trung Cộng áp đặt.
Ứng dụng này cho phép người dùng tạo ra các video âm nhạc ngắn, video hát nhép dài từ 3 đến 15 giây, và các looping video ngắn từ 3 đến 60 giây. Looping video là đoạn phim được chơi đi chơi lại liên tục. TikTok cũng có các văn phòng toàn cầu ở Los Angeles, New York, London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul và Tokyo. Ứng dụng này thông dụng ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và các nơi khác trên thế giới. Mỗi máy chủ của TikTok và Douyin đều có trụ sở tại thị trường nơi có ứng dụng tương ứng.
Sau khi hợp nhất với Musical.ly vào tháng 8, các lượt tải (download) đã tăng và TikTok trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào tháng 10 năm 2018. Đây là ứng dụng của Trung Cộng đầu tiên đạt được thành tích này. Tính đến năm 2018, TikTok đã có mặt ở hơn 150 thị trường và 75 ngôn ngữ. Vào tháng 2 năm 2019, TikTok, cùng với Douyin, đã đạt được một tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu. Năm 2019, các phương tiện truyền thông đã cho rằng TikTok là ứng dụng di động được tải xuống nhiều thứ 7 trong thập niên từ 2010 đến 2019. Nó cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên App Store vào năm 2018 và 2019.
Kể từ tháng 6 năm 2020, Kevin Mayer là Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của TikTok và Giám đốc điều hành (COO) của công ty mẹ ByteDance. Trước đây, ông là chủ tịch của Walt Disney Direct-to-Consumer & International.
TikTok có văn phòng khắp nơi: Los Angeles, New York, London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Tan Gia Ba, Jakarta, Seoul, Tokyo...
TikTok được sử dụng khá thông dụng trong giới thanh thiếu niên Mỹ, với khoảng 26,5 triệu người dùng hàng tháng, theo tuyên bố của ứng dụng này.
Vì đại dịch Corona, số ngưới trẻ dùng TikTok tăng cao. App TikTok được hơn 2 tỷ lần chuyển về. Ba quốc gia có người dùng TikTok nhiều nhất là Ấn Độ, Brazil và Hoa Kỳ. Chuyện "lạ" là dân Trung Cộng không được phép dùng TikTok, Trung Cộng có bản mang tên Douyin thay thế cho TikTok với nhiều hạn chế.
Chính phủ Hoa Kỳ đang bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Facebook, yêu cầu người dùng ký kiến nghị cấm TikTok. Quảng cáo này nhắc đến việc TikTok có khả năng thu thập tin tức trên điện thoại thông minh của người dùng. TikTok nhìn nhận việc này nhưng nói là "để giúp người dùng tránh bị xả rác trong điện thoại" (tránh người khác nhưng cho phép TikTok độc quyền xả rác??)
iOS 14 của Apple phát giác TikTok sao chép dữ liệu người dùng
Jeremy Burge – người sáng lập trang web chuyên về các biểu tượng cảm xúc Emojipedia đã phát giác ra ứng dụng TikTok đang âm thầm truy cập vào bộ nhớ tạm trên iPhone của mình sau khi ông cập nhật dụng cụ lên hệ điều iOS 14 của Apple.
Nhờ vào đặc tính mới trên iOS 14 Jeremy Burge cùng nhiều người dùng khác đã thấy rõ viêc TikTok sao chép và ghi lại những nội dung gõ phím trên dụng cụ. Hành động này đã được hệ điều hành iOS 14 liên tục cảnh cáo thông bằng biểu ngữ hiện trên máy trên màn hình.
Những gì diễn ra đã được Jeremy Burge ghi lại bằng video và chia sẻ lên trang cá nhân, video nhanh chóng thu hút gần 400.000 lượt xem và hàng ngàn bình luận, trong đó có nhiều người tỏ ra lo ngại tin tức nhạy cảm của mình bị TikTok thu thập bất hợp pháp.
Giải thích về việc truy cập trái phép vào dụng cụ của người dùng, đại diện mạng xã hội TikTok nói rằng ứng dụng truy cập vào bộ nhớ tạm chỉ để nhận dạng những hành vi spam không mong muốn và khẳng định hành động này không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng. TikTok tuyên bố xóa đặc tính này trên iOS nhưng không nói rõ có loại bỏ trên Android hay không.
Dù TikTok cam kết luôn bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng, minh bạch về cách thức hoạt động của ứng dụng, nhưng sau trở ngại này người dùng mạng xã hội này nên cảnh giác với các tin tức nhạy cảm như mật khẩu, địa chỉ email, thẻ tín dụng lưu trên điện thoại có cài TikTok. Không có gì bảo đảm rằng các tin tức nhạy cảm trên dụng cụ di động của người dùng đã bị TikTok thu thập hay chưa.
Theo SCMP, Ngoại Trưởng Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ chắc chắn sẽ ban hành lệnh cấm với TikTok. Ông đề cập đến rủi ro an ninh liên quan đến việc TikTok thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh.
Ngoại Trưởng Pompeo nói: “Chỉ khi bạn muốn tin tức cá nhân của mình lọt vào tay Đảng Cộng Sản Trung Cộng”, thì bạn mới nên dùng TikTok.
TikTok bị cấm ở một số quốc gia
Ngày 3.7.2018 TikTok bị cấm ở Nam Dương, sau khi chính phủ Nam Dương cáo buộc họ truyền bá “nội dung khiêu dâm, nội dung không phù hợp và xúc phạm tôn giáo”. Ngay sau đó, TikTok cam kết ủy nhiệm 20 nhân viên làm việc với nội dung bị kiểm duyệt tại Nam Dương và lệnh cấm được dỡ bỏ vào ngày 11.7.2018.
Tháng 11.2018, chính phủ Bangladesh chặn không cho truy cập TikTok qua internet.
Tháng 2.2019, một số chính trị gia Ấn Độ kêu gọi cấm TikTok hoặc quy định chặt chẽ hơn, sau khi có những lo ngại về nội dung khiêu dâm, đe dọa trực tuyến và các vụ lừa đảo.
Tháng 1.2020. Bộ Quốc Phòng Úc cấm binh lính sử dụng ứng dụng Tiktok trên các dụng cụ di động.
Tháng 1.2020 Bộ Quốc Phòng Mỹ ra quyến định cấm tất cả binh lính không sử dụng TikTok trên dụng cụ do chính phủ cấp. Trước đó Bộ Quốc Phòng và Hải Quân Mỹ đều ra cảnh cáo toàn bộ nhân viên nên gỡ bỏ ứng dụng TikTok và cảnh giác với tất cả ứng dụng được tải về smartphone.
Ngày 29.6.2020 Bộ Công Nghiệp Thông Tin Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm đối với 59 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Cộng, bao gồm TikTok, WeChat, UC Browser, Meitu... Theo chính phủ Ấn Độ những ứng dụng này ảnh hưởng đến chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.
Một ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ hôm 22/7 đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm các dụng cụ của chính phủ sử dụng TikTok. Theo Reuters, dự luật “Không sử dụng TikTok trong các dụng cụ của chính phủ” đã được thông qua với số phiếu tuyệt đối tại Ủy Ban Chính Phủ và An Ninh Nội Địa.
Dự luật này sẽ sớm được bỏ phiếu trên toàn Thượng Viện. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ được kết hợp với một dự luật khác đã được thông qua của Hạ Viện. Đó là dự luật chính sách quốc phòng trị giá 741 tỷ USD, được Hạ Viện thông qua hôm 21/7, trong đó có điều khoản cấm các nhân viên liên bang tải TikTok vào các dụng cụ do chính phủ cung cấp.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn