TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Câu chuyện của người nhiễm COVID-19 từ cõi chết trở về
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Câu chuyện của người nhiễm COVID-19 từ cõi chết trở về

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Sun Jul 12, 2020 12:50 am    Tiêu đề: Câu chuyện của người nhiễm COVID-19 từ cõi chết trở về

Câu chuyện của người nhiễm COVID-19 từ cõi chết trở về

Phillip Guttmann. Hình: FB


Anh Phillip Guttmann, dân cư thành phố Los Angeles, California vừa chiến thắng trở về sau trận chiến đánh bại COVID-19. Ngày 3 Tháng Bảy, Phillip lên Facebook kể lại của mình, và gởi thông điệp đến mọi người: Cứ vui với cuộc sống và những người thân yêu của bạn, nhưng hãy làm điều đó với một chiếc mặt nạ và thực hiện khoảng cách xã hội. SGN xin lược dịch câu chuyện của anh.

Thân chào các bạn, tôi là Phillip!

Tôi viết bài này, như là lời chào các bạn khi tôi từ cõi chết trở về, cũng như lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất cả tình yêu và sự ủng hộ của mọi người từ Tháng Ba, 2020 đến nay, suốt thời gian tôi phải chiến đấu với COVID-19 để giành lại sự sống.

Trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 14 tháng Ba, tôi có chuyến đi công tác bên New York. Khi chuyến phi cơ đưa tôi từ LAX sang JFK, tôi đã nghe về khá nhiều người bên Ý tử vong và một vài trường hợp tìm đường nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tôi cũng nghe nói một con tàu du lịch bị mắc kẹt với những hành khách bị bệnh và phải neo đậu đâu đó ngoài khơi Thái Bình Dương.

Khi đó, tôi nghĩ mình không nên đeo mặt nạ, bởi vì các nhân viên ý tế cần hơn. Mà lúc đó, mặt nạ đang khan hiếm. Tôi cũng biết phải rửa tay thường xuyên và không được đưa tay lên mặt. Tôi làm theo những chỉ dẫn đó.

Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, tôi chỉ thấy vui vì được trở lại nơi tôi đã trải qua 15 năm sinh sống, và không hề nghĩ rằng coronavius đang tàn phá nơi này. Tôi chẳng nhìn thấy con virus nào, và thật sự không nghĩ mình sẽ ‘dính’ nó. Nhưng sự thật phũ phàng.

Một ngày trước khi trở về L.A., tôi bắt đầu cảm thấy sợ, nên liền tính trước nơi sẽ phải cô lập; tìm mặt nạ và găng tay để sử dụng khi lên phi cơ.

Lúc ấy tôi cũng có cập nhật tin tức, nói chuyện với bố tôi, và những anh em họ của tôi.

Tôi bắt đầu sốt và ho. Ngày 16 tháng Ba, tôi phải đi cấp cứu. Tại nhà thương, khi biết tôi vừa từ New York trở về hai ngày trước, họ cho tôi nhập viện ngay tức khắc. Vài ngày sau, tình trạng của tôi xấu đi, tôi không còn nhận biết, và mọi thứ cứ vật vờ. Tôi được đưa vào phòng điều trị riêng và được làm xét nghiệm. Kết quả: Tôi “dính’ COVID-19!

Nhiều người hỏi tôi đã làm gì, ở đâu, mà bị nhiễm coronavirus? Thật sự tôi không biết tôi đã bị nhiễm nó từ đâu và bằng cách nào. Ừ thì tôi có đến phòng xử án, có đi tàu điện ngầm, vào quán bar và đến các nhà hàng đông đúc.

Tôi nhớ lúc nằm trong nhà thương, một y tá tình cờ nói với tôi rằng có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, và họ phải thở máy hoặc đặt ống thở. Tôi hỏi: Liệu tôi có phải làm như vậy không? Anh ta trả lời: “Tôi không mong điều ấy xảy ra.”

Có nhiều lúc tôi ho và đau lắm, đau phát khóc luôn. Lúc đó tôi rất muốn báo động mọi người trên Facebook là phải đeo mặt nạ và hết sức cẩn thận – mặc dù tôi không nhớ mình đã tự chụp hình và đăng lời chia sẻ cuối cùng của mình vào lúc nào.


Phillip Guttmann lúc hôn mê. Hình: FB Phillip Guttmann.


Vào ngày 23 tháng Ba, tôi được chuyển đến ICU (khu chăm sóc đặc biệt) và đặt máy thở vì tôi không tự thở được. Tôi đi vào hôn mê.

Dù trong hôn mê, tôi gặp những cơn ác mộng. Tôi cảm nhận được những ống thức ăn truyền qua...mũi; tôi nghe được tiếng các nhân viên y tế yêu cầu tôi: “Nuốt, Phillip, nuốt đi nào! ” Tôi nhớ mình đã cảm động khi nhân viên y tế ra lệnh cho tôi phải hít một hơi thật sâu, có ai đó còn hỏi tên tôi và bắt tôi trả lời, yêu cầu tôi phải mở mắt ra. Tôi nhớ rằng mình cũng đã cố gắng để thở.

Tôi nhận ra mỗi khi y tá hay bác sĩ vào phòng là lại có những tia sáng. TV đặt trong phòng ICU luôn mở với chương trình tin tức buổi sáng. Tôi còn nghe được máy phát ra những tiếp “beep” báo động. Tôi cảm nhận được lúc lên cơn sốt, hay bị lạnh, và nghe các bác sĩ nói về bệnh trạng của tôi.

Ác mộng kinh hoàng nhất đối với tôi, đó là tôi biết mình...khỏa thân, chỉ với vài mảnh vải trên người.

Nhưng lúc ấy, có tồi tệ đến mấy tôi cũng không quan tâm, tôi không có sức để mà...mắc cở.

Thật ra tôi không sợ chết cho lắm, chỉ một chút thôi. Nhưng vì tôi đã quá kiệt sức, lại cứ buồn ngủ.

Tôi bị ảo giác và nghĩ rằng tôi có thể gọi điện thoại cho mọi người bằng cách ra lệnh cho Siri quay số điện thoại của tôi. Tôi tưởng tượng rằng tôi đang gọi, cầu xin bạn bè và gia đình đến giải cứu.

Nhưng chẳng thấy ai đến.

Tôi ở trong tình trạng như thế suốt 23 ngày. Trong hai tuần được điều trị ở ICU, tôi được thí nghiệm đủ thứ thuốc, quanh tôi đầy máy móc, người tôi dính dây nhợ tùm lum.

Các y tá khóc khi có bệnh nhân qua đời và nói họ không muốn thêm ai nữa phải chết vì COVID-19.

Rồi đêm nọ, một y tá có vẻ đã kiệt sức, đến nắm lấy tay tôi và cảm ơn vì tôi đã...không chết.

Anh ấy nói với tôi rằng tôi chỉ là người thứ hai trong khu cấp cứu không còn phải dùng máy trợ hô hấp. Khi họ chuyển tôi qua khu điều dưỡng của nhà thương (rehab), các y tá và kỹ thuật viên tập trung khá đông, vỗ tay, vừa khóc vừa chúc mừng tôi – một bệnh nhân mà họ điều trị, đã sống sót. Hôm ấy thật tuyệt vời.

Nhưng tôi vẫn chưa thể ngừng chiến đấu với bệnh tật. Một trong những y tá của tôi, Elisabeth, người từ bệnh viện ở Chicago được điều động qua Los Angeles, thường nhắc tôi: “Anh không được nói “Tôi không thể”, mà phải nói “Tôi sẽ cố gắng.”

Vâng, tôi đã cố gắng.

Tôi đã cố gắng thêm 18 ngày trong một bệnh viện khác, và tiếp tục cố gắng để được xuất viện vào ngày 19 tháng Năm. Tạ ơn Chúa!

Hầu như tôi không vào Facebook kể từ khi xuất viện. Tôi có xem qua nhưng cảm thấy chưa sẵn sàng để “gặp lại” mọi người. Tôi cần một chút thời gian để suy ngẫm về những gì đã xảy ra với tôi.

Điều gì đã xảy ra khi tôi hôn mê mà vẫn cảm nhận được mọi thứ. Tôi chưa bao giờ mắc căn bệnh nào nặng như thế, chưa từng gặp tình trạng gần như chết rồi vậy.

Nó giống như một giấc mơ. Những gì đang xảy ra trên đất nước chúng ta, ai cũng biết, không cần phải che dấu...Chuyện gì đã xảy ra với George Floyd – đồng hương của tôi? Làm sao mà Minneapolis lại ra nông nỗi này? Có rất nhiều điều cần phải suy ngẫm về COVID-19 và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tình yêu đâu rồi? Làm thế nào chúng ta lại gây ra những sự chia rẽ, bất an và tan vỡ như vậy?

Mọi người âu yếm hỏi tôi: “Anh có khỏe không?”

Thật tình tôi không chắc để trả lời những câu hỏi ấy.

Tôi bị bệnh thần kinh ngoại biên, do các dây thần kinh bị tổn thương vì bị nén ở cổ trong lúc tôi hôn mê. Tôi còn bị một vết loét nặng lắm vì nằm một chỗ suốt hai tháng.

Cơ thể của tôi còn yếu. Tôi chỉ có thể đi bộ, chứ không chạy hay nâng tạ được như trước. Tôi cố gắng tìm ra cách để phổi của tôi có lành lặn được sau khi bị coronavirus tấn công.

Trong thời gian hồi phục, tôi vẫn không thể ở một mình. Điều tôi cần sự hỗ trợ là về tinh thần.

Bạn tôi – Tanja, là một “thiên thần hộ mệnh” cho tôi. Không có tình yêu và sự hỗ trợ của cô ấy, tôi không thể tưởng tượng giờ mình đang ở đâu. Em gái của cô ấy – Suzanne, anh rể Joe, cháu trai và hai chú chó Choppo và Domino cũng đã giúp tôi duy trì sự sống.

Cuộc sống của tôi đã thay đổi. Thế giới của tôi bỗng nhỏ hơn. Hiện tại tôi không muốn nói chuyện với bất cứ ai ngoài những người nói chuyện với tôi nhiều nhất trong lúc tôi lâm bệnh.

...


Phillip Guttmann ngày trờ lại trần thế. Hình: FB Phillip Guttmann


Những ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, email và cuộc gọi. Nếu tôi không trả lời bạn, hãy tha thứ cho tôi. Tôi đang cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể.

Hiện nay tôi ổn, nhưng chưa bình phục hoàn toàn. Sức khỏe của tôi chỉ có thể cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Nhưng có điều tôi muốn nói với các bạn, COVID-19 là có thật, rất nguy hiểm.

Tôi nhận thức sâu sắc về việc tôi đã trở lại cuộc đời này như thế nào. Tôi biết ơn – nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng – rằng Chúa quyết định gọi tôi về, nhưng thấy tôi vẫn chưa xong nhiệm vụ ở trần thế, Ngài lại đưa tôi ở lại đây, sống thêm, để nói với bạn rằng tôi yêu bạn.

Cuộc sống là một món quà, ngay khi phải đối mặt với thử thách quá lớn, khiến tôi đau đớn.

Và Quan Trọng Nhất, Ngay Lúc Này, Tôi Muốn Nói Với Bạn Rằng: Vui Lòng Đi Kiếm Cho Mình Chiếc Mặt Nạ!

Cứ vui với cuộc sống và những người thân yêu của bạn, nhưng hãy làm điều đó với một chiếc mặt nạ và thực hiện khoảng cách xã hội. Nếu bạn đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp hoặc mức độ nghiêm trọng của loại virus này, hãy đọc câu chuyện tôi vừa chia sẻ.

Tôi cũng đăng bức hình của tôi, vì đây là câu chuyện về sự chữa lành. Tôi được hồi sinh.

Với tình yêu và lòng biết ơn, xin chia sẻ câu chuyện của tôi với bạn,

Tác giả: Phillip Guttmann
Đ.T. Lược dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân