Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10769
|
Gửi: Mon Jun 15, 2020 11:19 pm Tiêu đề: Nghiên cứu: Đeo mặt nạ là cách ngừa COVID-19 hiệu quả nhất |
|
|
Nghiên cứu: Đeo mặt nạ là cách ngừa COVID-19 hiệu quả nhất
| | | |  Một nhân viên nhà hàng ở Bethesda, Maryland, đeo mặt nạ trong khi làm việc vào Thứ Sáu, 12 Tháng Sáu. (Hình: Sarah Silbiger/Getty Images) |
|
| | | | |
COVID-19 lây lan chủ yếu qua không khí, do đó, đeo mặt nạ là cách ngừa truyền nhiễm hiệu quả nhất, đài CNN dẫn kết quả nghiên cứu mới cho hay hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Sáu.
Các nhà nghiên cứu ở Texas và California so sánh khuynh hướng dịch bệnh lây lan ở Ý và New York cả trước và sau khi chính quyền ra lệnh dân chúng đeo mặt nạ. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở cả hai nơi đều khựng lại sau khi lệnh đeo mặt nạ được ban hành, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ hôm Thứ Năm. |
| | | |  Du khách đeo mặt nạ tại công trường San Marco ở Venice, Ý vào cuối tháng Hai, 2020. Credit: Andrea Pattaro/AFP/Getty Images |
|
| | | | |
Nhóm nghiên cứu nhận thấy đeo mặt nạ giúp hơn 78,000 người ở Ý khỏi nhiễm bệnh từ ngày 6 Tháng Tư đến ngày 9 Tháng Năm, còn ở New York là trên 66,000 người từ ngày 17 Tháng Tư đến ngày 9 Tháng Năm.
“Đeo mặt nạ nơi công cộng là cách ngừa truyền nhiễm hiệu quả nhất. Và biện pháp ít tốn kém này, cùng với giữ khoảng cách, cô lập, và truy tìm người nghi nhiễm, là cơ hội có thể nhất để ngăn chặn đại dịch COVID-19, trước khi có vaccine,” nhóm nghiên cứu viết. |
| | | |  | | | | |
Để xác định COVID-19 lây lan chủ yếu qua đường nào, họ phân tích khuynh hướng truyền nhiễm ở ba tâm dịch của thế giới là thành phố Vũ Hán của Trung Cộng, Ý, và thành phố New York. Họ xem xét biện pháp ngừa bệnh ở ba nơi đó, như tăng cường xét nghiệm, cô lập, truy tìm người nghi nhiễm, giữ khoảng cách, và bắt buộc đeo mặt nạ.
Sau đó, họ so sánh thời điểm những biện pháp này có hiệu lực. Ở Vũ Hán, tất cả biện pháp này được ban hành cùng lúc. Trái lại, những biện pháp này được công bố vào thời điểm khác nhau ở Ý và New York.
Họ nhận thấy tỷ lệ nhiễm bệnh ở Ý và New York chỉ bắt đầu giảm sau khi có lệnh đeo mặt nạ, không phải sau khi Ý ra lệnh đóng cửa cả nước, hay sau khi New York ra lệnh ở nhà.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, không như ở Trung Cộng, rất ít người chịu đeo mặt nạ ở hầu hết quốc gia Tây phương thời kỳ đầu dịch COVID-19. |
Họ cũng cho hay cả Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lẫn Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) đều nhấn mạnh phòng ngừa virus lây lan qua đường tiếp xúc, nhưng cả hai hầu như phớt lờ tầm quan trọng của đường không khí.
“Những biện pháp phòng ngừa mà Mỹ áp dụng hiện tại như giữ khoảng cách và cô lập là không đủ để bảo vệ dân chúng,” nhóm nghiên cứu báo động.
Nhóm nghiên cứu gồm năm người thuộc Texas A&M University, University of Texas, University of California, San Diego, và California Institute of Technology. Th.Long Nguồn: nguoi-viet |
|
|
|
|
|