TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vũ Hán, còn đâu tri âm tri kỷ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vũ Hán, còn đâu tri âm tri kỷ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Fri Feb 14, 2020 2:12 pm    Tiêu đề: Vũ Hán, còn đâu tri âm tri kỷ

Vũ Hán, còn đâu tri âm tri kỷ


Câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ trở thành một câu chuyện văn hóa tri âm tri kỷ cách đây hơn 24 thế kỷ.

Du Bá Nha là một vị quan của nước Tấn (một nước vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, cái thời mà các nước Tần Tấn Sở Yên Tề tranh nhau làm ngũ bá, thất hung). Tuy làm quan nhưng ông lại rất giỏi về âm nhạc. Ông tinh thông âm luật và có nhiều khúc đàn quá cao siêu nên ít có người có thể hiểu và thưởng thức nổi tiếng đàn của ông, một trong tấu khúc nổi tiếng là điệu Cao Sơn Lưu Thủy (Núi Cao Nước Chảy).

Một hôm ông du hành về phương Nam đến chơi nước Sở. Thuyền ông gặp mưa to gió lớn nên ông phải lưu lại Hán Dương để tránh bão. Khi mưa tan gió lặng, trước mắt ông là cả một không gian hữu tình, Trường Giang bao la thoáng mát, phong cảnh đẹp như tranh vẽ! Thấy cảnh sinh tình, ông cảm khái ngồi bên Nguyệt Hồ (ở Vũ Hán có Đông Hồ và Nguyệt Hồ) lấy đàn tiêu khiển, dạo lên các tấu khúc của riêng ông.



Vô tình ngay lúc ấy, một người tiều phu đi ngang qua, nghe được tiếng đàn của ông, đứng lắng nghe và đã không ngớt lời tán thưởng.

Khi Bá Nha dạo khúc Cao Sơn thì bác tiều phu hình dung ra ngay được tiếng nhạc như đưa lòng người lên núi Thái Sơn cao ngất. Còn khi Bá Nha chuyển sang điệu Lưu Thủy thì ông như nghe tiếng dòng sông chảy lúc thì cuồn cuộn lúc thì nhẹ nhàng mênh mang.

Bá Nha mừng vô hạn biết mình đã gặp được người tri âm, gặp được người hiểu ý mình qua âm thanh, ông xin kết bạn với bác tiều phu. Người tiều phu đó chính là Chung Tử Kỳ. Họ hàn huyên thật tâm đắc, hiểu nhau qua ngôn ngữ của âm thanh để trở thành đôi bạn tri âm tri kỷ. Câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ trở thành một câu chuyện văn hóa tri âm tri kỷ cách đây hơn 24 thế kỷ. Họ chia tay và ước hẹn gặp nhau lại cũng ở Hán Dương.


Tượng Chung Tử Kỳ-Du Bá Nha tại Toái Cầm Sơn, Vũ Hán, Trung Quốc. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Nhưng bất hạnh thay, năm sau Du Bá Nha quay trở lại để gặp thì mới biết Tử Kỳ đã qua đời vì bạo bệnh. Ðau buồn vì không còn người tri âm, Bá Nha bi phẫn đến mộ người tri âm, dạo lên khúc đàn thương xót cho người tri kỷ Chung Tử Kỳ. Thiên hạ hiếu kỳ vây quanh nhìn, tưởng ông chỉ là gã điên! Nhưng nào có ai hiểu được điều gì, họ nhìn nhau mỉm cười rồi bỏ đi. Du Bá Nha hiểu ngay rằng không còn Chung Tử Kỳ thì cũng không còn ai thưởng thức được tiếng đàn của ông nữa. Bá Nha đập vỡ cây đàn và thề sẽ không bao giờ dạo phím từ ngày ấy!

Ngọn núi nơi mà Bá Nha gặp Tử Kỳ và cũng là nơi Bá Nha đã đập vỡ cây đàn được gọi là Toái Cầm Sơn, có nghĩa là núi đập vỡ cây đàn. Nơi Bá Nha ngồi đàn được gọi là Cầm Thất, còn nơi Bá Nha đập vỡ cây đàn thì được người đời sau làm một cái đài nho nhỏ để kỷ niệm, gọi là Toái Cầm Ðài.



Chuyện văn hóa tri âm tri kỷ xưa thì thế! Còn ngày nay?

Những gì đang xảy ra cho Vũ Hán quả thật như một cơn ác mộng! Cơn dịch bệnh virus Corona xuất hiện đã cho người dân ở đây thấy được “đời sống địa ngục” ngay trên mặt đất. Chính quyền và người dân họ không còn là những người tri âm với nhau. Họ không hiểu được nhau nữa, nên quan không cần nghe dân nói, cũng chẳng cần “thi lễ tương kính” như người xưa Bá Nha Tử Kỳ.

Thời nay “quan nhỏ” thì tìm mọi cách nịnh bợ làm vừa lòng “quan trên.” Quan lớn của tỉnh thì tìm mọi cách giữ chiếc ghế của mình cho chắc. Công việc của “quan chức” chỉ đem bùa “an ninh quốc gia, phát tán thông tin xuyên tạc” ra để cảnh cáo, dọa nạt, trấn áp người dân. Họ đã không đủ trình độ chuyên môn để hiểu về virus Corona, nhưng họ vẫn cảnh cáo trấn áp tinh thần người dân chuyên môn như Bác Sĩ Lý Văn Lượng người đã tìm ra sự xuất hiện của virus Corona. Nếu quan chức của tỉnh Hồ Bắc có người can đảm (Dũng), có trí tuệ (Trí), có lòng nhân (Nhân) và nhất là có sự “tri âm” với người dân thì có lẽ người ta đã chận lại được sự phát tán quá nhanh của virus Corona.


Thư cảnh cáo mà bác sĩ Lý nhận từ cảnh sát trước khi ông bị lây COVID-19 và qua đời. (Hình: xiaolwl)


Bác Sĩ Lý Văn Lượng vừa qua đời. Ông chết trực tiếp vì chính con virus ông báo động đã giết ông. Nhưng con virus gián tiếp giết ông chính là con “virus của hệ thống chính quyền Cộng Sản” mà người chịu trách nhiệm là hoàng đế Tập Cận Bình! Xét ra “quan chức lớn” phương Bắc xưa nay xem mạng dân như cỏ rác cũng giống hệt như những trăm năm trước, không có gì thay đổi.


Đường phố tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung cộng, hôm 7 Tháng Hai, vắng như một thành phố chết.


Từ hơn hai ngàn năm trước người dân Trung Hoa chịu ảnh hưởng ba nền triết lý nhân sinh Lão Giáo-Phật Giáo-Khổng Giáo. Ngày nay Trung Cộng cao ngạo cho rằng mình đã tiến xa và giàu có. Người dân Trung Cộng cũng thế, họ có những hành xử vô cùng thô lỗ, không văn hóa, khạc nhổ bừa bãi, chen lấn giành giật, ăn nói to tiếng, không biết tương kính mọi người chung quanh. Thảm họa virus Corona xảy ra, thế giới đã dạy cho Trung Cộng (cả chính quyền lẫn người dân) một bài học về lễ độ – về cách biết điều – biết nhìn lại chính “sự văn minh” của đất nước họ.



Trung Cộng đã luôn dùng số lượng du khách của mình để làm áp lực với các quốc gia mà họ muốn thao túng về mọi phương diện. Nhưng nhờ virus Corona, không còn đất nước nào đón nhận họ nữa cả. Ngay cả các chuyến bay đến Trung Quốc cũng phải ngưng.

Bây giờ cả đất nước Trung Cộng là một trại tập trung lớn nhất trên thế giới mà không một du khách nào dám ghé đến thăm.



Biết đâu nhờ virus Corona mà mai đây Trung Cộng có thêm một triết lý nhân sinh mới cho người dân Hoa Lục. Triết lý nhân sinh đó (đã rất cũ) là sự biết điều-tương kính-tôn trọng lẫn nhau. Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ đã làm điều đó từ lúc họ sống cho đến lúc họ chết.

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân