Gửi: Fri Jul 19, 2019 12:50 am Tiêu đề: Sắt và cơ thể
Sắt và cơ thể
Nhu cầu Sắt.
Sắt có rất ít và thấy trong mấy diêu tố cần thiết cho đời sống. Nó có ở chất mầu đỏ trong tế bào máu mang dưỡng khí tới mỗi tế bào và mô bào của cơ thể. Có một miligram sắt trong mỗi mili lít hồng cầu. Vì nam giới có nhiều hồng cầu, họ trữ nhiều sắt hơn và không bị bệnh thiếu máu vì thiếu sắt.
Một người nam trung bình có khoảng 30 ml hồng huyết cầu/ 30 mg sắt cho mỗi kg (2.2 pound) sức nặng của cơ thể; người nữ có trung bình 27 ml hồng huyết cầu và 27 mg sắt. Một người nam cân nặng 150 pound có khoảng 2040 ml hồng huyết cầu và 2040 mg sắt trong khi đó người nữ cân nặng khoảng 150 pound chỉ có 1840 mg sắt lưu hành trong máu.
Nam giới chắc chắn cũng có nhiều sắt trong máu. Trung bình người nam có khoảng 1,000 mg sắt, người nữ có khoảng 300 mg. Một người nam trưởng thành khỏe mạnh mất đi khoảng 1 mg sắt mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày người nữ trưởng thành mất khoảng 1.5 mg sắt vì có kinh nguyệt.
Để thay thế lượng sắt mất mỗi ngày, người nam trưởng thành cần 14 micogram sắt cho mỗi kg sức nặng của cơ thể hoặc 1.3 mg mỗi ngày. Một người nữ khỏe mạnh trước khi có kinh cần 22 micogram sắt cho một kg sức nặng, khoảng 1.8 mg. Bởi vì cơ thể không hấp thụ tất cả sắt, RDA (recommended dietary requirement) của họ cao hơn: 10 mg mỗi ngày cho nam giới lớn hơn 15 tuổi; 15 mg mỗi ngày cho nữ giới.
Bệnh thiếu máu vì không có đủ sắt.
Bệnh thiếu máu vì không đủ sắt thường là hậu quả của mất máu từ từ. Lớn lên bất chợt của một người dậy thì có thể gây ra thiếu sắt ở giới trẻ, nhưng ở nam giới nó luôn luôn xẩy ra vì chẩy máu từ một bộ phận nội tạng như loét hoặc u bướu ở cơ quan tiêu hóa. Ở nữ giới, nguyên nhân thông thường nhất là chẩy máu khi có kinh. Vì có kinh thường xẩy ra hơn là u bướu đường tiêu hóa, cho nên có nhiều thiếu máu vì thiếu sắt ở nữ giới hơn là nam giới.
Nhưng liệu họ có thiếu máu vì thiếu sắt không? Cho tới bây giờ, lượng chất sắt bình thường là có thật ở người nam. Để nhấn mạnh đó cũng là bình thường cho người nữ có nghĩa là gán cho tất cả nữ giới mang thai đều thiếu máu, có nghĩa là “bệnh”, thì điều đó không đúng. Trong những năm vừa qua, y học đã công nhận rằng cơ thể của người nữ không phải lúc nào cũng hoạt động như cơ thể người nam và nghiên cứu đó chỉ căn cứ vào những gì đúng cho người nam có thể sai cho người nữ. Thực vậy, có nhiều nghiên cứu mới gợi ý rằng sắt trong máu cao có thể tăng rủi ro bệnh tim và một vài loại ung thư. Nếu điều này đúng, lượng sắt ở giới nữ thấp hơn giới nam, có thể có tác dụng bảo vệ hơn.
Bệnh thiếu máu vì có nhiều sắt.
Tiêu biểu cho bệnh là chứng nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis). Đây là bệnh chuyển hóa gây ra do có quá nhiều sắt trong cơ thể mà nguyên nhân chưa rõ. Sắt từ cơ quan tiêu hóa và gây ra tổn thương cho nhiều bộ phận như gan, tụy tạng, tim và tuyến yên.
Triệu chứng gồm có da mầu đậm, tiểu đường, rối loạn tim, gan, viêm khớp, cảm thấy yếu, mệt mỏi, xuống cân, đau bụng và thiếu cương cứng vì kém phát triển cơ quan sinh dục.
Khoảng 5 phần trăm của dân da trắng Âu Châu Anglo-Saxon mang các nhân di truyền này. Một nghiên vào năm 1983 với 30 tới 39 tuổi đàn ông ở Thụy Điển thấy 6.9 phần trăm có genes này ; một nghiên cứu tại Hoa Kỳ thấy có 3.8 phần trăm. Bệnh thiếu máu vì dư sắt có từ năm tới mười lần nhiều hơn ở nam giới, có lẽ vì nữ giới thường có lượng chất sắt thấp hơn và đôi khi vì mất máu và trong khi có kinh.
Bệnh cũng thấy ở những người dùng quá nhiều sắt trong một thời gian lâu. Chẳng hạn dân chúng ở bộ lạc Bantu, Nam Châu Phi. Họ đã uống một lượng khá nhiều rượu lên men trong các tầu chở nhiều sắt đã chuyển sang dạng lỏng. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt này giống như bệnh di truyền thiếu máu vì nhiều sắt.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn