Các cụ ta xếp Ăn và Ngủ vào hạng nhất và nhì của Tứ Khoái, cho nên có ca dao:
“Ăn được ngủ được là tiên,
Không ăn không ngủ là tiền vứt đi”
Các nhà khoa học coi giấc ngủ là một tình trạng xảy ra đều đặn với loài người và động vật, nhất là về ban đêm. Trong thời gian đó, mắt nhắm lại, các cơ bắp, hệ thần kinh đều thư giãn, tâm trí nghỉ ngơi, không đáp ứng những kích thích của ngoại cảnh. Ðồng thời sức mạnh của toàn thân được phục hồi, sinh lực được tái tạo, tổn thương được hàn gắn để sửa soạn cho những sinh họat mới kế tiếp vào ngày hôm sau. Cho nên người Ấn Ðộ thường nói “Giấc ngủ nuôi dưỡng mọi sinh vật”.
Sự thay đổi giấc ngủ ở người tuổi cao
Ở người tuổi cao, sự ngủ thay đổi một cách khá rõ rệt:
Số giờ thực sự ngủ giảm. Nhiều cụ nằm trằn trọc, suy nghĩ mông lung suốt đêm.
Phẩm chất của giấc ngủ kém, ngủ không ngon giấc, không ngủ say.
Ngủ bị gián đoạn vì hay thức giấc giữa khuya hoặc thức dậy để đi tiểu, khó dỗ lại giấc ngủ.
Mẫn cảm với tiếng động, dù rất nhẹ cũng tỉnh dậy.
Ði vào giấc ngủ khó khăn, có khi nằm mắt mở thao láo cả mấy tiếng đồng hồ.
Thời gian nằm trên giường nhiều hơn để cố gắng ngủ bù số giờ thiếu ngủ ban đêm.
Hay dậy sớm.
Thường hay ngủ ngày hoặc ngủ giữa trưa.
Ở người tuổi cao, giấc ngủ còn bị thay đổi, xáo trộn vì những lý do khác, như:
Hay có những chứng bệnh như đau nhức phong thấp, tiêu hóa kém hay đầy bụng, hay đái đêm, khó thở do bị bệnh tim, bệnh phổi làm gián đoạn giấc ngủ.
Dễ bị ảnh hưởng bởi những ưu tư, sầu muộn lo sợ trước thực tế là sức khỏe suy yếu dần và nghĩ tới ngày ra đi từ từ đến. Cho nên hay trăn trở, khó ngủ.
Trên đây là những thay đổi bình thường về sự ngủ của tuổi cao, nhất là khi ít vận động. Kinh nghiệm cho thấy, sự vận động nhẹ làm ta ngủ ngon hơn, ngủ say hơn. Cho nên muốn tránh bị xáo trộn giấc ngủ, nên cho cơ thể vận động tùy theo khả năng mỗi người, như đi bộ hay làm vườn chẳng hạn.
Nói đến ngủ ban đêm mà không nhắc tới giấc ngủ trưa, ngủ chợp mắt ban ngày, thì thật là một thiếu sót. Nhớ lại khi xưa, các ông Thông, ông Phán, công tư chức, cũng như bác thợ cầy, cô thợ cấy ở quê ta, trưa trưa sau bữa cơm đều làm một “giấc ngủ trưa hè ”. Rồi chiều làm việc tiếp. Thật là sảng khoái, tỉnh táo. Mà chẳng cứ gì dân ta, nhiều dân tộc khác cũng coi trọng giấc ngủ trưa. Ngay súc vật như con trâu con bò cũng ngủ trưa, nhất là khi trời nóng bức. Chỉ riêng một số quốc gia tân tiến kỹ nghệ, vì nhu cầu sản xuất, lao động mà bỏ ngủ trưa.
Về phương diện khoa học, một giấc ngủ trưa ngắn giúp ta tỉnh táo, cơ thể tăng hiệu năng, tiêu hóa tốt. Bác sĩ Claudio Stampi, Boston, có ý kiến là nếu quý vị thiếu ngủ thì giấc ngủ chợp mắt là cách để bù đắp vào phần thiếu đó, vì liều thuốc công hiệu và giản dị cho buồn ngủ là ngủ. Ngủ ngắn hạn này là một cách để nạp lại bình điện. Cho nên, thay vào việc uống vài ly cà phê cho tỉnh ngủ, ta nên kiếm một chỗ yên tịnh, bỏ giầy, nới cổ áo, gác chân lên bàn nhắm mắt, hít thở vài hơi và thư giãn tâm thần trong mươi mười lăm phút để lấy lại sức thì hợp lý và ích lợi hơn.
Ăn được ngủ được là tiên,
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo .
Chứ không phải : là tiền vứt đi !
Xét theo SEMANTICS (Ngữ nghĩa học) Việt ngữ chúng ta rất thâm thúy khác với ngôn ngữ Tây phương mà chữ nào ra chữ nấy, tự ngữ nào nói lên ý & nghĩa của tự ngữ đó .
Thử so sánh bốn tự ngữ MẤT TIỀN THÊM LO (1) và LÀ TIỀN VỨT ĐI (2) .
Ngữ-tuyến (1) : - Bốn tự-ngữ đều có nghĩa của nó : đông tự MẤT với danh tự TIỀN - làm túc từ cho động tự MẤT;
- THÊM có thể hiểu hai cách : 1. làm phó từ (hay trạng từ ) cho động tự LO ;
2. liên từ (hiểu như tự-ngữ VÀ) giữa hai động tự MẤT và LO .
Ngữ-tuyến (2) : Chỉ có hai tự-ngữ TIỀN và VỨT là đủ , còn LÀ : một động tự (như TO BE của Anh hoặc ÊTRE của Pháp) và ĐI : chẳng có ý nghĩa gì trong ngữ-tuyến này, nó chỉ là một Phụ-tự mà thôi !
Vì thế, chúng ta thấy VIỆT NGỮ của chúng ta rất siêu tuyệt ; chính vì tính chất siêu tuyệt nên khi dịch Việt ngữ sang một ngôn ngữ Tây phương nào đó là cả một vấn đề ! Lấy một ví dụ, có lần trên trang nhà, chúng tôi có đề cập đến bản dịch tuyệt vời tiếng Anh của quyển kinh ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO của đạo Cao Đài do một người phụ nữ Việt Nam sinh sống lâu năm ở Hoa Kỳ bỏ công sức & đức tin của mình làm cho Kinh dễ dàng được hiểu cho người Mỹ (hay Việt kiều Mỹ) .Từ đó, mới thấy rằng những ai có nghiên cứu Kinh hay Luận của Phật giáo Đại thừa được dịch sang Anh ngữ dễ hiểu hơn là dịch từ bản chữ Hán sang Việt ngữ .
Chính vì thế, các nhà bác học ngôn ngữ Tây phương như Max Muller (1823-1900) gọi cổ ngữ Sanskrit là tuyệt vời nhất thế giới là vậy .
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn