TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chọn nơi phục hồi sức khỏe cho người cao niên sau khi xuất viện?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chọn nơi phục hồi sức khỏe cho người cao niên sau khi xuất viện?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10769

Bài gửiGửi: Tue Jun 11, 2019 11:05 pm    Tiêu đề: Chọn nơi phục hồi sức khỏe cho người cao niên sau khi xuất viện?

Chọn nơi phục hồi sức khỏe cho người cao niên sau khi xuất viện?


Hằng năm, gần 2 triệu người có Medicare, đa phần là người cao niên, tới nhà tịnh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau khi xuất viện. Việc chọn được một nhà tịnh dưỡng tốt phù hợp là một vấn đề phức tạp.

Y tá hay cán sự xã hội sẽ đưa ra một danh sách những nhà tịnh dưỡng trong thời gian rất ngắn vài ngày hay thậm chí chỉ vài giờ trước khi bệnh nhân xuất viện. Danh sách này thường thiếu thông tin cần thiết như dịch vụ cung cấp và cách làm việc ra sao để chứng tỏ được các nhà tịnh dưỡng này là nơi chăm sóc tốt.

Một số gia đình của bệnh nhân vội vã gọi điện, nếu có thời gian sẽ đến viếng vài nơi. Thông thường họ không biết được chương trình chăm sóc ra sao (việc phục hồi cần những dịch vụ gì và trong bao lâu?) hay họ sẽ mong đợi gì (có bác sĩ, y tá túc trực và có những trị liệu phù hợp không?).

Nếu gia đình bệnh nhân xin một lời khuyên, nhân viên bệnh viện thường từ chối, viện lý do nhà nước cấm không cho hướng dẫn người bệnh tới những cơ sở cụ thể để bảo đảm được sự tự do trong chọn lựa.

Thật ra điều này chỉ đúng với những người cao niên dùng Medicare tự do, còn chương trình Medicare Advantage có thể đưa hội viên đến những nơi nằm trong mạng lưới của họ.

“Sự thật là đã không có hướng dẫn tốt cho bệnh nhân và gia đình khi họ ở thời điểm khó khăn trong quy trình chăm sóc sức khỏe,” theo Bác Sĩ Robert Burke của Đại Học Pennsylvania Perelman School of Medicine.

Với tâm trạng áp lực hoang mang, bệnh nhân và gia đình thường có những lựa chọn không tốt.


Tìm được một nhà tịnh dưỡng tốt
sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.


Theo một báo cáo năm 2018 của ủy ban Medicare Payment Advisory Commission (MedPAC), một cơ quan độc lập cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ về Medicare, gần 84% người thụ hưởng Medicare vào nhà tịnh dưỡng sau khi xuất viện có thể chọn một cơ sở có phẩm chất cao hơn trong vòng 15 dặm. Trung bình, MedPAC ghi nhận, bệnh viện giới thiệu người bệnh cần phục hồi ngắn hạn đến 34 nhà tịnh dưỡng (vùng nông thôn có ít lựa chọn hơn).

Tịnh dưỡng ở đâu là vấn đề quan trọng “vì phẩm chất chăm sóc khác biệt nhiều tùy từng nơi,” báo cáo MedPAC ghi nhận, và điều này ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi sau giải phẫu hay bệnh nặng. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng hay bị lầm lẫn về thuốc men, họ sẽ được về nhà hay phải vào “định cư” dài hạn ở những nhà dưỡng lão...

Một loạt báo cáo hoàn tất gần đây từ United Hospital Fund ở New York nhấn mạnh đến việc các nhân viên y tế “hướng dẫn cẩu thả” khi người cao niên ở trong quá trình chọn lựa nhà tịnh dưỡng. Trong các nhóm hội thảo, gia đình bệnh nhân cho biết họ không được tham gia lựa chọn nơi tịnh dưỡng sau khi xuất viện.

Họ nhận xét những trang mạng như Nursing Home Compare của Medicare, khi xếp hạng những nơi tịnh dưỡng về phẩm chất chăm sóc không giúp được nhiều vì khó dùng và không đủ thông tin hướng dẫn.

Vậy bệnh nhân và gia đình họ cần biết những gì trước khi chọn nơi tịnh dưỡng sau khi xuất viện?

Những nghiên cứu giáo dục, những báo cáo về chính sách và việc phỏng vấn các chuyên gia đã làm sáng tỏ nhiều điều.



Những điều căn bản

Ai cần được chăm sóc ở trung tâm phục hồi sau khi xuất viện? Thật ngạc nhiên khi không có hướng dẫn rõ ràng cho bác sĩ hay chuyên viên lo việc xuất viện.

Bà Kathryn Bowles, giáo sư khoa y tá tại Đại Học Pennsylvania School of Nursing nhận định: Thường bệnh nhân là người cao niên đi đứng khó khăn, không tự chăm sóc được, bị nhiều bệnh phức tạp và có chế độ thuốc men rắc rối cần được giám sát hoặc không có người hỗ trợ sẽ được xếp vào nhóm này.

Medicare sẽ trả tiền tịnh dưỡng phục hồi ngắn hạn với hai điều kiện: (1) nếu người cao niên nhập viện và cần thiết phải ở lại ít nhất ba ngày, và (2) người cao niên cần vật lý trị liệu về thể lực, vệ sinh cá nhân, tập nói/ngôn ngữ ít nhất năm ngày một tuần hay cần y tá chăm sóc bảy ngày một tuần.

Hãy kiểm tra trường hợp của bạn vì không phải tất cả thời gian ở lại nhà thương là hội đủ điều kiện; đôi khi, người bệnh chỉ được xem như nhập viện “chăm sóc theo dõi,” điều này không nằm trong tiêu chuẩn “ba ngày.”

Medicare tự do trả toàn phần cho 20 ngày trong một phòng đôi tại nhà tịnh dưỡng. Từ 21 đến 100 ngày, người bệnh trả phần “đồng chi” (Copayment) của mình là $170,50 một ngày. Sau 100 ngày, người bệnh chịu trách nhiệm trả hoàn toàn chi phí của mình – trung bình $400 một ngày. Chương trình Medicare Advantage tư nhân có thể có giá khác cho thành viên.

Trong toàn quốc, thời gian cư ngụ trung bình tại trung tâm phục hồi là 25 ngày, theo một bài xã luận gần đây đăng trên tờ Journal of the American Geriatrics Society.



Phẩm chất khác xa nhau

Trong bản báo cáo năm 2018, MedPAC ghi nhận sự khác biệt rất lớn về phẩm chất chăm sóc trong các nhà tịnh dưỡng. Đáng nói là những nơi chăm sóc tồi tệ có số bệnh nhân tái nhập viện cao gấp đôi so với những nơi chăm sóc tốt hơn.

Tái nhập viện đặt bệnh nhân vào trường hợp rủi ro bị nhiều bệnh rắc rối hơn. Mức đo lường này nhắm vào những trường hợp tái nhập viện có thể tránh được.

Người bệnh ở những nhà tịnh dưỡng có phẩm chất chăm sóc tốt thường được về nhà và phục hồi khả năng tự đi lại hơn những nơi chăm sóc tệ.

Hồi Tháng Tư, lần đầu tiên, trang mạng Nursing Home Compare của Medicare tách riêng các nhà tịnh dưỡng, ngắn hạn cho bệnh nhân cần phục hồi sau khi xuất viện và dài hạn cho những người bệnh nặng, bệnh mãn tính.

Theo Bác Sĩ David Gifford, phó chủ tịch cao cấp về phẩm chất và điều lệ sự vụ của American Health Care Association, cơ quan đại diện nhà dưỡng lão và trung tâm tịnh dưỡng, có bảy mức đo lường cho phục hồi ngắn hạn: Nhóm người bệnh có cải thiện trong các chức năng của cơ thể (như khả năng đi lại) ; trở về nhà ở của mình trong cộng đồng; tái nhập viện; vào phòng cấp cứu; có toa bác sĩ cho thuốc tâm thần mới; bị đau nhức nhưng kiểm tra được; được điều trị thỏa đáng khi bị lở loét lưng. Sắp tới sẽ có một bảng sắp hạng riêng rẽ về tịnh dưỡng ngắn hạn.


Những điều nên hỏi


Trước khi quyết định chọn nơi tịnh dưỡng sau khi xuất viện, người bệnh cao niên và người trong gia đình nên đặt câu hỏi cho những vấn đề sau đây:

Nhu cầu sau khi xuất viện. Bà Bowles từng nghiên cứu những thông tin mà bệnh nhân và gia đình cho rằng có lợi ích, đề nghị đặt câu hỏi: Chúng tôi cần gì sau khi xuất viện? Chúng tôi cần chăm sóc ra sao, và trong khoảng bao lâu?

Bác Sĩ Lena Chen, phó giáo sư nội khoa tại Đại Học Michigan, đã nghiên cứu sâu rộng về vấn đề chăm sóc bệnh mãn tính sau khi xuất viện, đề nghị đặt câu hỏi: “Tôi có bình phục được không? Điều khó khăn nhất là gì?”

Dịch vụ của Nhà tịnh dưỡng. Bà Bowles cũng đề nghị nên hỏi vì sao phải vào nhà tịnh dưỡng thay vì chăm sóc tại nhà. Nhà tịnh dưỡng cung cấp dịch vụ đặc biệt gì? Chăm sóc y khoa và vật lý trị liệu ra sao? Chuyên gia nào sẽ giúp bệnh nhân hồi phục và thời gian là bao lâu?

Carol Levine, quản lý điều hành United Hospital Fund’s Families and Health Care Project, đề nghị người bệnh và gia đình nên hỏi chi tiết về nhà tịnh dưỡng. Có bác sĩ túc trực không? – Nghiên cứu mới cho biết 10% người bệnh trong các nhà dưỡng lão không hề gặp bác sĩ, y tá, hay phụ tá bác sĩ. – Có những thiết bị y khoa và dịch vụ đặc biệt gì? Ví dụ, nhà tịnh dưỡng có đáp ứng được nhu cầu cần lọc thận cho bệnh nhân.

Có được thông tin sớm. Bác sĩ Vincent Mor, giáo sư về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách và thực hành tại Brown University’s School of Public Health, nói rằng bệnh nhân và gia đình nên đòi xem kế hoạch xuất viện sớm sau khi vào nhà thương và nên bắt đầu tiến hành sớm. Khi gặp một nhân viên về kế hoạch xuất viện, hãy kiên quyết hỏi: “Tôi không cần biết có những lựa chọn nào. Cho tôi biết, theo quý vị điều gì tốt nhất cho tôi?”

Burke khuyến cáo rằng các bác sĩ thường không biết rõ nhà tịnh dưỡng nào tốt nhất cho bệnh nhân – một đề tài ông từng viết.

Ông đề nghị người cao niên và gia đình kiên quyết đòi hỏi được có thời gian liên lạc với nhà tịnh dưỡng.

Có áp lực cho người bệnh xuất viện sớm thì cũng có yêu cầu phải cho người bệnh được xuất viện một cách an toàn. “Nếu đang chờ gia đình bệnh nhân lựa chọn nhà tịnh dưỡng, bệnh viện không được giới thiệu cũng như không được cho người bệnh xuất viện,” ông nói.

Judith Graham/Kaiser Health News (*)
Nguồn: nguoi-viet


(*) Bài này do Kaiser Health News, một chương trình biên tập độc lập của Kaiser Family Foundation, xuất bản.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân