TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mắc nghẹn: phòng ngừa và chữa trị
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mắc nghẹn: phòng ngừa và chữa trị

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Wed May 22, 2019 12:48 am    Tiêu đề: Mắc nghẹn: phòng ngừa và chữa trị

Mắc nghẹn: phòng ngừa và chữa trị


Mắc nghẹn (choking) rất dễ xảy ra, nhất là cho trẻ em và người lớn tuổi. Cảnh tượng mắc nghẹn là một cảnh tượng đáng sợ vì người bị nạn bị nghẹt thở và cố vùng vẫy để thở. Chúng ta có thể học những cách để cứu người bị nạn, không chừng là những người thân của chúng ta. Nên ghi tên học lớp hồi sức tim phổi (CPR) và cách cấp cứu mắc nghẹn, được mở thuờng xuyên tại Hội Hồng Thập Tự hoặc Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.


1. Trẻ dưới 1 tuổi


Mắc nghẹn là một nguyên nhân thường thấy gây thương tích và tử vong ở trẻ nhỏ vì đường thở của chúng rất nhỏ và dễ bị tắc nghẽn. Trẻ nhỏ cần thời gian học nhai và nuốt thức ăn hiệu quả. Khi bị nghẹn đường thở, trẻ không thể ho đủ mạnh để làm bật ra miếng thức ăn gây tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ nhỏ chơi đùa, khám phá môi trường chung quanh, chúng cũng thường đưa đồ vật vào miệng, có thể dẫn đến mắc nghẹn. Đôi khi tình trạng sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Chẳng hạn, trẻ bị bệnh rối loạn nuốt, rối loạn thần kinh cơ, chậm phát triển và chấn thương sọ não, có nguy cơ mắc nghẹn cao hơn so với những trẻ khác.

Thực phẩm là nguyên nhân dễ gây ra mắc nghẹn nơi trẻ nhỏ nhất. Tuy nhiên, những đồ vật nhỏ và một số hành động trong khi ăn - chẳng hạn vừa ăn vừa chơi - cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị mắc nghẹn.



Để ngăn ngừa mắc nghẹn ở trẻ dưới 1 tuổi:

Bắt đầu cho ăn thức ăn đặc đúng với tuổi của bé. Cho bé ăn thức ăn đặc trước khi bé biết cách nuốt có thể dẫn đến mắc nghẹn. Nên đợi đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi mới cho ăn thức ăn đặc xay nhuyễn.

Không cho ăn thực phẩm có nguy cơ gây mắc nghẹn cao. Đừng cho em bé hoặc trẻ nhỏ ăn hot dog, cục thịt hoặc cục phô mai, nho, rau sống hoặc nguyên trái cây, trừ khi chúng được cắt thành miếng rất nhỏ. Đừng cho em bé hoặc trẻ nhỏ ăn các loại thực phẩm cứng, chẳng hạn như các loại hạt, bắp rang và kẹo cứng. Các loại thực phẩm có nguy cơ cao khác gồm có bơ đậu phộng, kẹo dẻo và kẹo cao su.

Theo dõi bé trong giờ ăn. Khi bé lớn hơn, không cho bé chơi giỡn, đi hoặc chạy trong khi ăn. Nhắc bé nhai và nuốt thức ăn trước khi nói. Đừng cho phép bé ném thức ăn lên không để rơi vào miệng hoặc nhét một lượng lớn thức ăn vào miệng.



Cẩn thận với đồ chơi của bé. Đừng cho em bé hoặc trẻ mới biết đi chơi với bong bóng cao su - gây nguy hiểm khi không thổi lên và khi vỡ - những quả bóng nhỏ, viên bi, đồ chơi có chứa các bộ phận nhỏ hoặc đồ chơi dành cho trẻ lớn. Coi kỹ hướng dẫn về độ tuổi khi mua đồ chơi và thường xuyên kiểm tra đồ chơi để bảo đảm chúng ở trong tình trạng tốt.

Cất các vật nguy hiểm ngoài tầm với. Các vật dụng thông thường có thể gây nguy hiểm nghẹt thở bao gồm tiền xu, pin nút áo, xúc xắc và nắp bút.

Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, hãy tham gia một lớp học về hồi sức tim phổi (CPR) và sơ cứu mắc nghẹn cho trẻ em. Khuyến khích tất cả những người chăm sóc bé cũng làm như vậy.



Cấp cứu trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹn:

    • Ngồi xuống và giữ đứa bé nằm úp mặt vào cẳng tay đặt trên đùi của bạn. Giữ đầu và cổ của trẻ sơ sinh bằng bàn tay, và đặt đầu bé thấp hơn thân bé.

    • Đập nhẹ nhàng nhưng chắc chắn năm lần vào giữa lưng bé bằng gót bàn tay. Sự kết hợp của trọng lực và cái đập sẽ làm bật vật gây nghẹn ra. Giữ các ngón tay của bạn hướng lên trên để tránh đánh vào phía sau đầu bé.

    • Lật bé ngửa lên trên cẳng tay đặt trên đùi của bạn với đầu bé thấp hơn thân bé nếu trẻ vẫn không thở. Dùng hai ngón tay đặt lên giữa xương ức của bé, thực hiện năm cái nhấn ngực nhanh. Nhấn xuống khoảng 1 1/2 inch và để ngực nổi lên ở giữa mỗi lần nhấn.

    • Lặp lại các đập lưng và đẩy ngực nếu bé vẫn chưa thở. Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

    • Bắt đầu CPR cho trẻ sơ sinh nếu một trong những cách trên mở đường thở nhưng trẻ không thở được.

    • Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi và còn tỉnh thức, chỉ nên đẩy bụng. Cẩn thận không sử dụng sức quá nhiều để tránh làm gẫy xương sườn hoặc chấn thương các cơ quan nội tạng.


2. Người lớn và trẻ lớn hơn 1 tuổi


Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt ở cổ họng hoặc khí quản, chặn luồng không khí. Ở người lớn, một miếng thức ăn thường là thủ phạm. Trẻ nhỏ thường nuốt đồ vật nhỏ. Nghẹt thở cắt oxy đến óc nên nạn nhân cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt.



Dấu hiệu nghẹt thở thường thấy là bàn tay nắm chặt vào cổ họng. Nếu người đó không đưa ra tín hiệu, hãy tìm những dấu hiệu sau:

    • Nạn nhân không thể nói chuyện

    • Khó thở hoặc thở ồn ào

    • Phát ra âm thanh cò cưa khi cố gắng thở

    • Ho, có thể yếu hoặc mạnh

    • Da, môi và móng tay chuyển sang màu xanh tím hoặc xạm lại

    • Da bị ửng đỏ, sau đó chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc xanh

    • Bất tỉnh



Nếu có thể ho mạnh, người đó nên tiếp tục ho. Nếu người đó bị nghẹn và không thể nói, khóc hoặc cười mạnh, Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ khuyên nên dùng cách "năm và năm" để cấp cứu:

    • Đánh 5 cái vào lưng. Đứng vào một bên và ngay phía sau người bị nạn. Nếu người bị nạn là một đứa trẻ, quỳ xuống phía sau nó. Đặt một cánh tay ngang ngực của người đó để làm điểm tựa. Gập người bị nạn ở vùng eo để phần thân trên song song với mặt đất. Đánh mạnh 5 lần vào vùng giữa hai bả vai của người đó bằng gót bàn tay của bạn.

    • Đẩy bụng 5 lần. Thực hiện năm động tác đẩy bụng (còn được gọi là thủ thuật Heimlich).

    • Liên tục thực hiện 5 cái đánh lưng và 5 cái đẩy bụng cho đến khi vật gây tắc nghẽn bật ra.

Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ không dạy kỹ thuật đánh lưng, chỉ dùng cái đẩy bụng. Không nên dùng đánh lưng nếu bạn chưa học kỹ thuật này. Cả hai cách đều được chấp nhận.

Cách làm động tác đẩy bụng (thủ thuật Heimlich) lên người khác:

    • Đứng sau người bị nạn. Đặt một chân hơi trước chân kia để cân bằng. Vòng tay qua ôm eo người bị nạn. Đẩy người đó về phía trước một chút. Nếu là một đứa trẻ bị nghẹn, nên quỳ xuống phía sau trẻ.

    • Nắm một bàn tay lại. Đặt nắm tay lên vùng hơi trên rốn của người đó.

    • Nắm chặt nắm tay bằng tay kia. Ấn mạnh vào bụng bằng một lực đẩy nhanh và hướng lên trên - như thể cố gắng nâng người đó lên.

    • Thực hiện từ sáu đến 10 lần đẩy bụng cho đến khi vật làm tắc nghẽn bật ra.

    • Nếu bạn là người cấp cứu duy nhất, nên thực hiện cái đánh lưng và đẩy bụng trước khi gọi 911 hoặc số khẩn cấp tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu có người khác, hãy nhờ người đó gọi trong khi bạn thực hiện cấp cứu.

    • Nếu người bệnh bất tỉnh, làm hồi sức tim phổi (CPR) bằng cách nhấn ngực và thở cấp cứu.

Cách làm động tác đẩy bụng (cơ động Heimlich) lên chính mình:

    • Nếu bạn ở một mình và bị mắc nghẹn, hãy gọi 911 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức. Sau đó, mặc dù không thể tự đánh lưng cho chính mình, bạn vẫn có thể thực hiện các động tác đẩy bụng để đánh bật vật làm nghẹn ra.

    • Đặt một nắm tay hơi trên rốn của bạn.

    • Nắm chặt nắm tay của bạn bằng tay kia và nằm gập người trên một bề mặt cứng như mặt bàn hoặc ghế.

    • Đẩy mạnh nắm tay của bạn vào trong và hướng lên.

*Để làm thông đường thở của phụ nữ mang thai hoặc người béo phì:

    • Đặt tay của bạn cao hơn một chút so với thủ thuật Heimlich bình thường, ở đáy xương ức, ngay trên chỗ nối vào các xương sườn thấp nhất.

    • Tiến hành như với thủ thuật Heimlich, ấn mạnh vào ngực bằng một lực đẩy nhanh.

    • Lặp lại cho đến khi vật gây tắc nghẽn bị đánh bật ra. Nếu người đó bất tỉnh, hãy làm các bước tiếp theo dưới đây.



Để làm thông đường thở của một người bất tỉnh:

    • Đặt người bị nạn nằm ngửa trên sàn nhà, hai tay sang một bên.

    • Mở đường thở. Nếu nhìn thấy vật làm nghẹn ở sau cổ họng hoặc cao trong cổ họng, đưa một ngón tay vào miệng và quét vật gây nghẹn ra. Đừng thử quét ngón tay nếu bạn không thể nhìn thấy vật thể. Cẩn thận không đẩy thức ăn hoặc đồ vật vào sâu trong đường thở, điều này có thể dễ dàng xảy ra ở trẻ nhỏ.

    • Bắt đầu CPR nếu vật làm nghẹn vẫn còn tại chỗ và người bị nạn không phản ứng sau khi bạn thực hiện các biện pháp trên. Nhấn ngực trong lúc làm CPR có thể đánh bật vật làm nghẹn ra. Nhớ kiểm tra miệng lại vài lần.

      BS Nguyễn Thị Nhuận
      Nguồn: viendongdaily.com


*Nên ghi tên đi học HỒI SỨC TIM MẠCH (CPR) ở Hội Hồng Thập Tự địa phương.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân