Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10769
|
Gửi: Thu Apr 04, 2019 11:05 pm Tiêu đề: Đối phó với căng thẳng trong việc làm |
|
|
Đối phó với căng thẳng trong việc làm
| | | |  | | | | |
Trong đời sống ai cũng có căng thẳng đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có thể nói, nhiều nhất và thường xuyên nhất là căng thẳng đến từ công ăn việc làm.
Mọi người đều đã hay đang có công ăn việc làm, và không ít thì nhiều, thế nào cũng phải chịu đựng những áp lực đến từ công việc. Cho dù yêu nghề đến mức độ nào đi nữa, mọi công việc, bất kể ngành nghề đều có những yếu tố gây ra căng thẳng. Thi thoảng, bạn có thể bị căng thẳng vì phải làm cho xong một dự án nào đó cho kịp kỳ hạn với những thách đố khó khăn phải vượt qua. Nhưng khi căng thẳng từ công việc đến thường xuyên, kinh niên, và nặng nề hết chịu đựng nổi, thì những nguy hại sẽ xảy ra cho sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần. |
| | | |  | | | | |
Một số yếu tố gây ra căng thẳng trong công việc, có thể là: lương bổng kém, việc làm nhiều, không có cơ hội để tiến thân, công việc nhàm chán, không thể chủ động được trong công việc, đòi hỏi quá đáng hay mục tiêu quá cao, và, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè.
Căng thẳng có thể bắt đầu với những triệu chứng như nhức đầu, đau bụng, khó ngủ, tâm tính khó chịu, khó tập trung tư tưởng. Về lâu về dài, sẽ gây ra những hoang mang sợ hãi, mất ngủ, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, và hệ thống đề kháng bị suy yếu, dễ bị bệnh lặt vặt. Căng thẳng cũng gây ra bệnh phiền muộn, béo phì, và bệnh tim mạch. Cuối cùng để chống cự lại căng thẳng, nhiều người đã ứng phó bằng những phương cách không mấy lành mạnh như: ăn nhiều, ăn đồ ăn thiếu dnh dưỡng, hút thuốc lá, nghiện rượu hay nghiện ma tuý.
Chúng ta khó tránh được những căng thẳng đến từ việc làm, nhưng có thể tìm cách đối phó với chúng. Sau đây là những bước để đối phó với căng thẳng: |
| | | |  | | | | |
Bước một, liệt kê những yếu tố gây ra căng thẳng.
Nên ghi nhận và ghi lại những những tình huống gây ra căng thẳng và phản ứng đối phó của mình trong vòng khoảng 2 tuần lễ. Nên viết xuống những suy nghĩ, những cảm xúc, và những dữ kiện về tình huống, hoàn cảnh, và dĩ nhiên những người liên hệ đến sự việc. Bạn có lên giọng hay không? Bạn có đi ăn junk food sau đó hay không? Hay bạn đi bộ một vòng? Hãy ghi lại tất cả những khuôn mẫu về thái độ và cách hành xử của chính mình. |
| | | |  Tập yoga cũng là cách giảm căng thẳng. |
|
| | | | |
Bước hai, phát huy những phản ứng lành mạnh.
Ví dụ, thay vì đáp ứng với căng thẳng bằng cách ăn nhiều thức ăn không cần thiết hoặc uống rợu, hãy lựa chọn những phương án lành mạnh hơn khi bị căng thẳng. Tập thể dục thể thao, yoga là những phương phách tốt, nhưng tất cả những phương cách tăng cường vận động cơ thể đều có lợi cả. Ngoài ra nên dành thì giờ cho những sở thích hay những hoạt động đem lại thú vui. Ví dụ như đọc một cuốn sánh, đi nghe nhạc, hay chơi games với gia đình, nghĩa là để dành thì giờ làm những điều đem lại hạnh phúc cho mình. Ngủ ngon giấc cũng là phương cách chống căng thẳng tốt nhất. Nên tập thói quen không nên uống cà phê hay thức uống có caffeine cuối ngày, gần giờ đi ngủ, và nên tránh dùng computer hay xem ti vi vào buổi chiều tối. |
| | | |  | | | | |
Bước ba, tạo một ranh giới.
Trong thời đại computer, mạng xã hội, rất dễ cho ta bị cuốn hút trong vòng xoáy của lưới nhện ”kỹ thuật số”. Nên tạo ra một lằn ranh phân biệt giữa việc làm và cuộc sống riêng tư. Ví dụ, không nên đọc e-mail nhất là e-mail liên hệ đến công việc khi ở nhà, hay không trả lời điện thoại, đọc tin nhắn khi ăn cơm tối. Khi tạo ra một ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân, sẽ bớt đem những nguồn căng thẳng từ việc làm vào đời sống, gia đình riêng tư. Ngoài ra, căng thẳng đến từ công việc không tự nhiên biến mất khi chúng ta rời sở làm cuối ngày. Căng thẳng cứ đuổi theo dai dẳng, cuối cùng sẽ làm hại đến sức khỏe và tâm thần. |
| | | |  | | | | |
Bước bốn, dành thì giờ để giải trí.
Để tránh những tác hại của căng thẳng kinh niên và tránh bị “đứt bóng”, burnout, chúng ta cần thì giờ để bồi dưỡng, để bổ sung để trở về tình trạng quân bình trước khi bị căng thẳng. Khoảng thời gian hồi phục nầy bao gồm cả việc “tắt máy”, không làm, không suy nghĩ gì đến công việc. Ví dụ, đơn giản nhất là tắt điện thoại di động và chú tâm vào những hoạt động không liên hệ đến công việc. Nếu cần thời gian đi nghỉ giải lao vacation thì cứ đi, để giải trí. |
| | | |  | | | | |
Bước năm, biết nghỉ ngơi.
Nên học tập thiền định, tập thở cho đúng, và tập chánh niệm. Ví dụ, chỉ sống tỉnh thức trong sự việc nhưng tránh phán xét sự việc. Dành ít phút mỗi ngày để chú tâm vào những tích cực nho nhỏ như tập thở, đi bộ, thưởng thức một món ăn ngon, một bài nhạc hay. Một khi đã đạt được sự cảm nhận của từng sự việc không bị chi phối bởi những sự việc khác, tâm trí sẽ vững mạnh hơn đến mức độ quán triệt được tất cả những khía cạnh khác của đời sống. |
| | | |  | | | | |
Bước sáu, nói chuyện với cấp trên.
Nói chuyện với cấp trên ở đây không có nghĩa là than phiền, hay khiếu nại mà để tìm ra đáp án để giải quyết cho vấn đề. Ví dụ như, cần sự giúp đỡ để phát huy năng khiếu, cần sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, đồng thời minh định rõ những gì cấp trên và công việc thực sự đòi hỏi. Nếu cần, yêu cầu những thay đổi trong môi trường làm việc để giảm bớt áp lực trong công việc. Tất cả các công sở đều có những chương trình giúp đỡ chống lại căng thẳng, vì đây là một điều luật pháp quy định. |
Cuối cùng, nên chấp nhận sự giúp đỡ của thân nhân, gia đình và bạn bè. Nếu cần thì phải gặp bác sĩ hoặc những người cố vấn về tâm thần.
Làm việc là một phần không thể chối bỏ được của đời sống. Có ai đó nói đùa, ở Mỹ, ai cũng tuổi trâu, ngựa cả. Nghĩa là, ai ai cũng “đi cày” từ sớm đến tối. Ngày xưa, các con còn tội nghiệp bố mẹ qua những câu hát, “tía em hằng đông đi cày bừa, má em hằng đông đi cày bừa... ” Ngày nay, “chồng cày, vợ cấy, mấy đứa con tiêu tiền”! Chấp nhận một sự thật không thể phủ nhận, có lẽ, sẽ bớt căng thẳng. Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh |
|
|
|
|
|