TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nên ăn uống ra sao khi bị Tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nên ăn uống ra sao khi bị Tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Fri Mar 22, 2019 11:39 pm    Tiêu đề: Nên ăn uống ra sao khi bị Tiểu đường

Nên ăn uống ra sao khi bị Tiểu đường


Ăn uống đúng cách có thể giúp giảm cân, duy trì mức đường trong máu vừa phải, hạ cholesterol trong máu và cải thiện huyết áp. Cách ăn uống có thể hơi khác giữa tiểu đường loại 1 và loại 2.

Các nguyên tắc dinh dưỡng chính mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý là:

    • Duy trì cân nặng vừa phải.

    • Giảm sự gia tăng mức đường trong máu sau khi ăn.

    • Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh.

    • Ăn uống điều độ, vào những giờ cố định.

    • Biến các nguyên tắc ăn uống thích hợp thành thói quen, luôn duy trì và cải thiện các thói quen tốt đó.


Dùng các thức ăn có chỉ số đường thấp (low glycemic index) cũng là một cách giúp kiểm soát sự gia tăng mức đường trong máu quá mức sau khi ăn. Đậu có chỉ số đường thấp, chỉ chiếm 20.


Giảm sự gia tăng mức đường trong máu sau khi ăn

Đôi khi, mức đường trong máu tăng lên rất cao sau khi ăn. Ta có thể hạn chế điều không tốt cho cơ thể này bằng cách... ăn ít. Muốn ăn ít thì phải ăn nhiều lần hơn.

Trung bình, người tiểu đường nên ăn ba bữa chính và có thể hai bữa phụ nếu có điều kiện. Ăn nhiều bữa với số lượng năng lượng thấp hơn sẽ giúp mức đường sau khi ăn không lên cao quá, và khi nó vừa mới xuống thấp, thì ta đã có bữa kế tiếp, khiến ta không cảm thấy bị đói, thèm ăn quá, mà mức đường dễ được giữ ở mức không bị lên cao hoặc xuống thấp quá.

Tăng các thức ăn có chất sợi hòa tan được (soluble fiber) trong bữa ăn cũng có thể làm giảm bớt sự gia tăng nhanh mức đường trong máu sau khi ăn này. Các thức ăn có chất sợi hòa tan này cũng giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu. Chất sợi hòa tan có nhiều trong các hạt chưa xay (whole grains) như gạo lứt, bánh mì đen, các loại rau quả, đậu (beans).



Dùng các thức ăn có chỉ số đường thấp (low glycemic index) cũng là một cách giúp kiểm soát sự gia tăng đường huyết quá mức sau khi ăn.

Sau đây là một vài thí dụ về chỉ số đường của một số thức ăn:

Loại thức ăn

Chỉ số đường (glycemic index)

Bánh mì trắng

100

Cơm trắng

83

Chuối (tươi)

79

Khoai tây

70

Sữa tươi, táo, da ua (yogurt)

49-53

Đậu (Soya beans, tinned)

20


Một cách dễ thực hiện và thiết thực nhất là ăn thử các loại thức ăn rồi sau đó đo lượng đường trong máu. Sau khoảng vài tuần, ta có thể biết đối với cơ thể của mình, thức ăn nào sẽ ít làm đường trong máu tăng quá mức.



Thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh

Các nguyên tắc dinh dưỡng chung là cân bằng, đa dạng và vừa phải, hoạt động, cá nhân hóa, và cải thiện một cách từ từ.



Dinh dưỡng như thế nào là cân bằng?

Thành phần nào cũng cần và cần cân bằng: Rau quả, các loại hạt (cốc), chất bột đường (carbohydrates), chất đạm và chất béo. Trong mỗi thành phần, cũng cần có sự cân bằng. Thí dụ: trong các loại hạt, cần cân bằng giữa nhóm đã xay sạch cám (fine grains) với hạt thô (whole grains-còn cám, như gạo lứt, bánh mì đen).

Nói chung:

    • Chất bột đường (carbohydrates) nên chiếm tỉ lệ khoảng 55% đến 60%, trong đó, các loại hạt chưa xay (whole grains) nên chiếm ít nhất là phân nữa,

    • Dưới 30% là chất béo, trong đó hầu hết nên là chất béo bão hòa (monounsaturated hoặc polyunsaturated), nói đơn giản dầu olive, dầu canola là vài trong số các loại chất béo không bão hòa, và do đó tương đối tốt cho sức khỏe.

    • Chất đạm nên chiếm chỉ khoảng 12% đến 20%.



Tùy theo loại tiểu đường và từng trường hợp cụ thể, các chuyên viên dinh dưỡng sẽ hướng dẫn các công thức ăn uống chi tiết hơn.

Thức nào tốt nhiều thì dùng nhiều hơn, tốt ít thì dùng ít (chứ không phải cứ nghe nói “tốt” thì chỉ dùng một thứ đó, còn nghe nói “không tốt lắm” thì tuyệt đối không bao giờ dùng đến).

Thường thì thức nào cũng cần, không nhiều thì ít.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân