Gửi: Wed Sep 26, 2018 11:34 pm Tiêu đề: Vụ án “Dâu găm kim” tại Úc: nghi phạm bị bắt
Úc: Cuộc khủng khoảng “dâu găm kim”
Dùng xe xúc dâu đem đi chôn
Các nông gia trồng dâu Úc phải đổ bỏ hàng tấn trái dâu vì bị “găm kim” trong khi tiểu bang NSW đã phát giác ít nhất hai trường hợp “đùa chơi” của trẻ con. Trong khi các cơ quan hữu tránh liên bang và tiểu bang gấp rút điều tra thì Bộ tư pháp liên bang đang gấp rút ra luật mới để để tăng hình phạt đến 15 năm tù, gấp rưỡi so với luật cũ.
Dù chưa có người nào bị thương nặng, giới nông gia trồng dâu đã bị thiệt hại nặng. Các nước Anh, Nga và New Zealand tuyên bố ngừng nhập dâu tươi của Úc trong khi người tiêu thụ nội địa lo sợ, giá dâu tươi sụt giảm mạnh, thấp hơn cả chi phí đầu vào. Không ai dám mua và giá dâu giảm mạnh khiến các nông trại, nhất là các nông trại quy mô lớn, đã phải hủy lượng dâu khổng lồ, hậu quả là nhân công thu hoạch trái cây bị cho nghỉ việc hàng loạt.
Một chiếc xe tải đổ bỏ dâu tại Donnybrook
Hôm thứ Tư (19.9.2018) Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố nâng hình phạt với thủ phạm của vụ phá hoại và gây nhiễm độc thực phẩm như là cắm kim khâu vào trái dâu từ 10 năm lên 15 năm tù. Ông tuyên bố: “Thông điệp rõ ràng là thế này: trò này không thể tiếp tục. Nó không phải trò đùa, là chuyện cười”.
Dâu ứ đọng không người mua buộc nông gia Úc tại WA phải đem chôn
Hiện tại chính phủ NSW rồi Tây Úc đã theo chân Queensland khi treo thưởng $100,000 cho những ai giúp tìm ra thủ phạm. Cùng lúc chính phủ liên bang đã lập ra quỹ trợ giúp $1 triệu để giúp các nông gia đang bị nạn trong khi các ngân hàng cam kết sẵn sàng hỗ trợ tài chính.
Cùng lúc Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Cảnh sát liên bang và các cơ quan cảnh sát tiểu bang cũng vào cuộc để gấp rút tìm ra thủ phạm và chặn đứng vụ phá hoại này.
Anh Aidan Young, chủ một nông trại trồng dâu tại Glass House Mountains, Queensland, đang buồn rầu với hàng tấn dâu phải đổ bỏ
Hiện tượng “dâu cắm kim” bị báo động đầu tiên tại Quensland vào tuần qua rồi lan xuống NSW và Victoria; đến đầu tuần này hai tiểu bang Nam Úc và Tây Úc lại tiếp tục báo động khiến. Đến hôm thứ Ba thì NSW phát giác kim găm trong táo và nay đã có ít nhất 7 hiệu dâu trên toàn quốc bị ảnh hưởng, các nông gia đã phải đứt ruột đổ bỏ hàng núi trái dâu.
Hoani Hearne phải nhập viện cấp cứu
vì đã nuốt phải một phần cây kim dấu trong dâu
Đầu tiên khi một người đăng lên Facebook câu chuyện của một người bạn tên là Hoani Hearne và, đã bị nạn khi ăn dâu mua từ siêu thị Woolworth vùng Trung tâm Strathpine ở phía Bắc Brisbane. Bị đau bụng, Hoani Hearne đã phải tới bệnh viện cấp cứu và tại đây bác sĩ phát giác ra cây kim và may mắn là sức khỏe của Hearne vẫn ổn định.
Ban đầu, bà Jennifer Rowling, thuộc Hiệp hội nông gia trồng dâu ở Queensland cho rằng sự việc là do nhân viên cũ của một nông trại trồng dâu trả thù chủ và lúc đó chỉ có hai hiệu dâu bị ảnh hưởng là Berry Obssesion và Berry Licious.
Tuy nhiên, trong ngày 13 và 14 lại xuất hiện thêm những nhãn hàng mới là Donnybrook Berries, Love Berry, Delightful Strawberries và Oasis.
NSW, theo Detective Superintendent Danny Doherty, đã tìm thấy 20 vụ cây kim găm trong dâu, từ Tweed Heads đến Albury.
Từ Queensland, cuộc khủng hoàng “dâu găm kim” đã lan đến NSW,Victoria, Nam Úc và Tây Úc. Cho đến nay thì tại NSW, theo Detective Superintendent Danny Doherty, đã tìm thấy 20 cây kim găm trong dâu, phát giác tại nhiều vùng, từ Tweed Heads đến Albury.
Nhiều nông gia trồng dâu ở WA nói rằng kẻ đứng đằng sau vụ việc dính kim khâu vào dâu có khả năng đang hành động để trả thù ngành kỹ nghệ này, Được biết dâu hiệu Mal’s Black Label được trồng và đóng gói ở Gingin, cách Perth khoảng 70 km về phía Bắc. Một người đại diện của hãng này nói rằng không có cách nào mà một mũi kim khâu lại có thể lọt vào trong trái dâu trong nông trại của họ, trong khi nông trại này đã hoạt động từ rất lâu mà không dính vụ bê bối nào.
Nông gia điêu đứng đổ bỏ dâu
Ông Tony Holl, chủ nông trại trồng dâu ở Wanneroo, cho hay ông không nghĩ rằng dâu của Mal’s Black Label bị dính kim khâu ở chính nông trại của. Ông trình bày trên ABC Perth: “Có kẻ nào đó đang muốn trả thù, hoặc đó là hành động khủng bố. Tôi cho rằng nếu ai đó có ý định trả thù nhằm vào một nông trại, thì họ chỉ cần nhằm vào nông trại đó, nhưng vụ bê bối này lại lan rộng khắp cả nước”.
kim găm vào táo
Trong khi vụ khủng hoảng dâu tay chưa giải quyết xong, hôm thứ Ba lại xuất hiện tin cho thấy có người phát giác kim trong táo tại vùng tây bắc Sydney và trong chuối tại Bankstown.
Tin tức hôm thứ Ba (18.9.2018) cho hay một phụ nữ đã tìm thấy một cây kim bên trong quả táo có nhãn hiệu Pink Lady nữ mua từ siêu thị Woolworths ở The Ponds, ngoại ô thành phố Sydney. Người này phát giác thấy cây kim trong khi đang gọt vỏ táo cho con gái.
“Tôi chỉ nghĩ rằng: ‘Ôi không, điều này không thể xảy ra’”, người phụ nữ nói với đài The Seven Network. “Tôi đọc được tin tức về những quả dâu có chứa kim khâu bên trong nên đã cảnh giác cắt lát trước khi đưa chúng cho các con, tuy nhiên giờ lại tìm thấy thứ này trong táo... ”
kim găm trong quýt
Tổng cộng có trên 100 trường hợp kim khâu được tìm thấy trong trái cây, bao gồm dâu, táo và chuối. Tuy nhiên có nhiều vụ “ăn theo” của những kẻ thích đùa chuyện giật gân vô ý thức bằng việc cắm kim vào trái dâu rồi chụp ảnh đưa lên Facebook
Hôm thứ Tư Cảnh sát NSW cho biết về một trường hợp như vậy tại một trường Công giáo ở phía Nam Newcastle. Tại đây một nam sinh la toáng lên là “phát giác kim găm trong trái chuối”, cả nhà trường báo động và báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến lấy trái chuối và cây kim về điều tra thì cậu bé phát rét, thú nhận đây là ” trò đùa ” tuy nhiên, hành vi này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và sẽ bị trừng trị theo quy định của pháp luật dành cho thanh thiếu niên.
Bà My Ut Trinh ở Queensland đã chính thức bị cáo buộc là người bỏ kim vào 7 hộp dâu tây trong cuộc khủng hoảng hủy hoại hàng hóa trái cây vào tháng 9 vừa qua. Nếu bị kết án, bà có thể phải đối mặt tối đa 10 năm tù.
Bà My Ut Trinh 50 tuổi còn được gọi là Judy, sinh sống tại Caboolture ở phía Bắc Brisbane, đã được đưa đến Brisbane Watchouse lúc 5 tối ngày Chủ Nhật tuần rồi, và bị cáo buộc 7 tội danh liên quan đến hành động hủy hoại hàng hóa.
Cảnh sát Queensland cho biết một khi tội danh này bị cáo buộc ở mức nặng hơn, bà Trinh có thể sẽ đối mặt tối đa 10 năm tù nếu bị kết án.
The 50-year-old is taken into the police watch house.
Bà Trinh đã bị bắt vào một cuộc điều tra kéo dài 1 tháng do cảnh sát Queensland thực hiện sau khi phía cảnh sát phát hiện DNA của bà Trinh có trong một trong những hộp dâu bị phá hoại vào ngày 12/9.
“Lực lượng cảnh sát Queensland đã điều động nguồn lực đáng kể trong vụ điều tra này nhằm mục đích phải bắt được kẻ đứng sau để đưa ra pháp luật,” Giám đốc điều tra tội phạm nghiêm trọng Jon Wacker cho biết.
Wamuran strawberry Farmer Kevin Tran
Theo The Australian, bà Trinh từng làm việc cho nông trại Berry Licious/Berry Obsession ở khu vực đông nam Queensland. Chủ trang trại dâu tây - ông Kevin Tran buộc phải tiêu hủy 40 tấn, ước tính thiệt hại khoảng $500,000.
Bà bị cảnh sát cáo buộc đã từng nói với những người khác rằng bà muốn ‘hủy hoại doanh nghiệp này’, muốn ‘chúng khỏi còn đường làm ăn’ để trả thù cho những gì bà đã chịu đựng.
Vào sáng thứ Hai hôm nay, bà sẽ phải ra hầu tòa Thẩm phán Brisbane.
Vụ khủng hoảng kim trong trái dâu đã lan ra khắp 6 tiểu bang trên đất Úc và thậm chí xuất hiện trong một số loại trái cây khác, với rất nhiều kẻ hùa theo và bắt chước hành động hủy hoại hàng hóa.
Dùng xe xúc dâu đem đi chôn
Chỉ tính riêng ngành công nghiệp dâu tây, thiệt hại lên đến những con số khủng hoảng với 1 triệu hộp dâu bị chôn xuống đất, và rất nhiều các nhà trồng dâu buộc phải dừng sản xuất ngay tức khắc để tránh thiệt hại.
Chính quyền Queensland tổ chức chiến dịch trên diện rộng, kêu gọi người tiêu dùng đừng quay lưng lại với nông dân mà hãy ủng hộ bằng cách tiếp tục mua hàng.
Chính quyền tiểu bang cũng tiết lộ họ đã chi hơn 1.5 triệu Úc kim để đối phó với tình hình khủng hoảng vừa qua, đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo, trong đó $250,000 được chi cho việc bảo đảm an toàn hệ thống phân phối hàng hóa.
Tiền trợ cấp này cũng được cấp cho Hiệp hội Nông dân trồng dâu ở Queensland (QSGA) và Growcom để gửi đến từng hộ nông dân bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng.
Chính quyền Liên bang cũng đã chi 1 triệu Úc kim để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh quá trình điều tra để nhanh chóng tìm ra thủ phạm chịu trách nhiệm cho vụ này, với mức án lên đến 15 năm tù.
QSGA cho biết họ rất hài lòng vì cuối cùng cũng đã bắt giữ được thủ phạm, và họ cảnh báo tất cả các kẻ ‘copycat’ - bắt chước - cũng sẽ phải đối mặt luật pháp.
“Đây là cuộc khủng hoảng do chính phương tiện truyền thông xã hội gây ra, và nạn nhân thực sự và suy nhất trong vụ này là những người nông dân trồng dâu tây, ở một mức độ nào đó, những người trồng và xuất khẩu các loại trái cây khác của Úc cũng bị ảnh hưởng,” QSGA cho biết trong một tuyên bố.
Cuộc điều tra chưa hề dừng lại tại đây, phía cảnh sát vẫn đang tích cực tìm thêm chi tiết.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn