Mây tím

Ngày tham gia: 24 Oct 2007 Số bài: 10776
|
Gửi: Sat Nov 03, 2018 2:30 pm Tiêu đề: Kim Cương Không Còn Quý Và Hiếm? |
|
|
Kim Cương Không Còn Quý Và Hiếm?
| | | |  | | | | |
Phán quyết về kim cương mới đây của US Federal Trade Commission (FTC) được bá tánh vỗ tay rầm rĩ. Họ cổ võ vì FTC nói rằng loại tinh thể có cùng tính chất hóa học và vật lý theo công thức dưới đây được gọi là “kim cương” bất kể viên đá ấy được đào bới từ lòng đất hay chế tạo tại phòng thí nghiệm. Ngày trước, theo định nghĩa của FTC, “Kim cương là một khoáng chất thiên nhiên bao gồm các tinh thể tinh tuyền của than”. Ngày nay chữ “thiên nhiên” đã được loại bỏ vì con người đã có thể chế tạo được một khoáng chất với đầy đủ các đặc tính của kim cương từ hầm mỏ.
Mấy chữ xem ra vô cùng giản dị nhưng lại... nặng bạc tỷ! Nghĩa là từ nay người bán kim cương sẽ tự do quảng cáo món hàng chế biến từ phòng thí nghiệm mà không sợ De Beers dè bỉu, thưa kiện lôi thôi nữa. Ít ra là tại Hoa Kỳ! |
| | | |  | | | | |
Suốt mấy thập niên vừa qua, De Beers và các công ty khai mỏ kim cương đã thưa kiện và dè bỉu chê bai món “kim cương” đến từ phòng thí nghiệm là “đồ giả”, và đồ giả thì tất nhiên là “dở”, “xấu”, không đẹp bằng đồ thật... Nhất là danh xưng “kim cương nhân tạo” đã “dẫn” người tiêu thụ đến cảm tưởng “món hàng bắt chước”, dễ chế tạo hàng loạt nên không “quý” và “ hiếm” như kim cương đào bới từ lòng đất.
De Beers đã đăng tải cả trăm bài viết vừa phân tích kỹ thuật “làm đồ giả” vừa trình bày các hiểm nguy, khó khăn của việc đào bới kim cương “thật”. Nói giản dị là lối “quảng cáo” rất ngọt ngào, êm tai, dễ thuyết phục người đọc tự kết luận rằng kim cương “thật” phải đào bới khó khăn [bao nhiêu mồ hôi nước mắt] mới có viên đá bé tí nhưng lấp lánh rực rỡ; khác với món hàng xuất phát từ phòng thí nghiệm... dễ dàng [nhưng cũng lấp lánh rực rỡ in hệt]. |
| | | |  | | | | |
Sự thật là kim cương đến từ hầm mỏ không khác chi với kim cương từ phòng thí nghiệm từ hóa tính đến vật thể, ngay cả thợ kim hoàn, chuyên viên thẩm định đá quý cũng không thể phân biệt hai loại kim cương này. Dưới cái nhìn khoa học, kim cương là các tinh thể carbon kết tụ trong một hệ thống cùng kích thước, có độ cứng số 10 trên hệ thống Mohs, trọng lượng riêng là 3.52 và chỉ số khúc xạ là 2.42. |
| | | |  | | | | |
Diamond là chữ gốc Hy Lạp, αδάμας (adámas), có nghĩa “không hoen ố”, “không thể lay chuyển”, được mô tả trong cổ thư Ấn Độ tự 3,000 – 6,000 năm nay. Kim cương được dùng để trang điểm tranh, tượng thần thánh (có ý nghĩa tôn quý trong tôn giáo) và cũng được dùng để đẽo gọt đá cứng. Hiện diện lâu như thế nhưng kim cương chỉ trở nên phổ thông trong thế kỷ XIX nhờ các kỹ thuật cắt, gọt nên từ cục đá, kim cương trở thành viên ngọc lấp lánh nên được bá tánh yêu chuộng, cất giữ. |
| | | |  | | | | |
Năm 1772, nhà khoa học gốc Pháp Antoine Lavoisier đã nhận diện được gốc hóa học của kim cương: đây là sản phẩm của than (carbon). Nói giản dị, kim cương là một cục... than ròng, các nguyên tử kết chặt với nhau tạo thành độ cứng khó [đập] vỡ. Cục than ròng này đôi khi bị xâm nhập bởi boron và nitrogen (các vẩn đục li ti trong khối đá), tạo thành màu sắc: Màu xanh trời đến từ boron, vàng từ nitrogen, xanh lục do phóng xạ, và các màu phơn phớt khác như tím, hồng... |
| | | |  | | | | |
Kim cương [thiên nhiên] kết tụ từ carbon qua mấy... tỷ năm, nằm trong lòng đất ở độ sâu 150 – 125 cây số, dưới một áp suất cao và nhiệt độ, chất lỏng chứa carbon hòa tan khoáng chất và để lại kim cương. Vài trăm... triệu năm trở lại đây, sau những trận cháy bùng của hỏa diệm sơn, kim cương được đẩy lên mặt đất dưới dạng ‘kimberlite’ và ‘lamproite’, hai hợp chất than. Và con người đào bới đất đai, khuân đá về mài giũa để làm vật trang điểm! Giá cả kim cương tùy thuộc vào độ trong suốt, kích thước (trọng lượng), màu sắc và cách cắt xén, gọt giũa. Một carat kim cương trị giá từ 4,000 – 10,000 mỹ kim! |
| | | |  | | | | |
Đắt giá như thế nên không lạ là bá tánh thích buôn bán món hàng này, vừa nhẹ, vừa dễ cất giữ. Phổ thông nhất là việc buôn bán các viên kim cương đã được cắt giũa thành hình thể nhất định. Không như các ngành thương mại khác, rải rác trên nhiều thành phố của thế giới, kỹ nghệ cắt giũa và buôn bán kim cương tập trung tại Antwerp (Bỉ), thành phố New York (Hoa Kỳ), Tel Aviv (Israel), Amsterdam (Hòa Lan) và Surat (Ấn Độ). Toàn là những nơi khá giả trên thế giới [vì ở đó, người ta mới có... tiền để mua sắm!?] |
| | | |  | | | | |
Ngược lại, nguồn khai thác và cung cấp kim cương lại là các hầm mỏ từ Phi Châu như Cộng Hòa Congo, Botswana, và gần đây, Canada. Hầm mỏ kim cương tại Châu Phi dính liền với các cuộc tương tàn giữa các lãnh chúa địa phương, tranh nhau chiếm giữ đất đai để độc quyền khai thác hầm mỏ, chưa kể việc nhân công khai mỏ bị đối xử tàn tệ, làm việc dưới tình trạng khắc nghiệt, kém an toàn. Do đó, kim cương bị gọi là “món hàng nhuốm máu”. Qua cung cách làm ăn rất đặc biệt, công ty De Beers, gốc Hòa Lan, giữ được độc quyền thu góp từ hầm mỏ và từ đó, thao túng thị trường kim cương thế giới suốt một thế kỷ. Để duy trì giá cả, De Beers mua kim cương, nhưng chỉ bán ra thị trường một giới hạn nhất định, và món hàng nào “hiếm” thì có giá. Cứ như thế De Deers thu bạc ào ào, ăn nên làm ra cả trăm năm nay cho đến thập niên vừa qua, khi thị trường kim cương, khoảng 60 tỷ mỹ kim, được cung cấp dồi dào hơn, từ nhiều nguồn gốc khác nhau thì giá cả kim cương có phần sút giảm, nhất là từ khi con người có thể chế tạo kim cương! |
| | | |  Rough (uncut) lab-grown diamonds created by Chemical Vapor Deposition (CVD) |
|
| | | | |
“Synthetic”, “Man-made”, “lab created” diamond hay kim cương nhân tạo (từ phòng thí nghiệm) được chế tạo từ hai kỹ thuật chính: 1) Dùng áp suất cao & nhiệt độ cao (high pressure high temperature hay HPHT), từa tựa như cách thiên nhiên “chế tạo” kim cương; 2) dùng hơi hóa chất (chemical vapor deposition hay CVD. Kỹ thuật nào cũng tạo ra cùng kết quả, viên kim cương giống hệt nhau.
Kim cương từ hầm mỏ thường có một vài tì vết, tên gọi nôm na là “trấu*” hay “inclusion”, rất hiếm khi viên kim cương [thiên nhiên] trong suốt. Ngược lại, kim cương nhân tạo thì không tì vết (chẳng ai cố tình tạo ra một viên kim cương có trấu bao giờ?! ]. Đây là cách phân biệt phổ thông nhất của các chuyên viên thẩm định kim cương, họ dùng kính hiển vi và đèn để rọi. |
| | | |  Nate, Bremer’s own certified gemologist, scans melee diamonds to determine whether they are lab-grown or earth-grown. |
|
| | | | |
Kim cương “giả”, ‘diamond simulant’, không có cùng hóa tính và vật thể, dù trông giống kim cương nhưng không “cứng” và lấp lánh như kim cương, dễ phân biệt với kim cương “thật”. Đây là các viên đá nhân tạo trong nhóm “cubic zirconia” và “silicon carbide” (moissanite). |
| | | |  One lab-grown melee shows bright red in a tray full of earth-grown diamonds, which fluoresce blue. New advances in technology allow our gemologist to scan diamonds in their settings as well! |
|
| | | | |
Hiện nay, thị trường thế giới có khoảng 130 triệu carat (26 ngàn kí lô) kim cương từ hầm mỏ và khoảng 100 ngàn kí lô kim cương từ phòng thí nghiệm hàng năm. Khoảng 50% lượng kim cương từ hầm mỏ được dùng để chế tạo vật dụng cắt, bào, đẽo gọt, phần còn lại là những viên kim cương được mài giũa để làm nữ trang. |
| | | |  | | | | |
Khai thác hầm mỏ để lấy kim cương tốn cỡ 40-60 mỹ kim / carat trong khi phòng thí nghiệm tốn cỡ 2,500 mỹ kim / carat cho viên kim cương có phẩm chất tương đương. Khi bảng giá chênh lệch như thế thì tất nhiên người tò mò như Dế Mèn đây có vài mươi câu hỏi. Tại sao ta không mua kim cương thiên nhiên cho rồi, bận tâm chi đến món hàng nhân tạo? Vì đâu mà các công ty chế tạo kim cương vẫn sống hùng sống mạnh? Và những cô dâu mới keng muốn món kim cương nào, kim cương thiên nhiên hoặc nhân tạo? Người trẻ hôm nay có quan tâm đến tình trạng sinh sống của phu khai thác hầm mỏ kim cương tận trời Châu Phi? Món kim cương “nhuốm máu” có khiến bá tánh ngần ngại không? |
| | | |  New advances in technology allow our gemologist to scan diamonds in their settings as well! |
|
| | | | |
Thì ra khi vào hàng quán mua sắm, chẳng có người bán nào nói với người mua về gốc gác của viên kim cương mặc dù kim cương nhân tạo đang lưu hành trên thị trường dưới dạng nữ trang. Và những người bán, tha hồ tăng giá các viên kim cương từ hầm mỏ vẫn được bán ra với giá cao, và người mua phải mài, gọt, cắt giũa để viên đá trở thành viên ngọc [một phí tổn mà các công ty chế tạo kim cương không phải trả]. Nói cách khác, viên kim cương thiên nhiên đi qua nhiều “trạm” buôn bán trước khi đến tay người tiêu thụ trong khi viên kim cương nhân tạo trải qua một lộ trình ngắn hơn.
Giá cả kim cương từ nay sẽ do người tiêu thụ định đoạt, sự ưa chuộng của bá tánh có còn như xưa nữa không? Mức “cung” và “cầu” của kim cương sẽ ra sao? Nhưng ít ra, kim cương không còn “hiếm” như ta vẫn tưởng nữa khi kim cương bán lềnh khênh trên thị trường. Món hàng kia không còn “quý” nữa vì con người có thể chế tạo một viên kim cương hoàn hảo như trời đất. Và câu quảng cáo lẫy lừng “kim cương là mãi mãi” chừng nào thì hết hiệu nghiệm? lltran |
*“Chấu”: Những cái “chân” trên nữ trang để giữ viên ngọc (Tự Điển Lê Ngọc Trụ) |
|
|
|
|
|