TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Căn bệnh mới của thời hiện đại "social jet lag"
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Căn bệnh mới của thời hiện đại "social jet lag"

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10795

Bài gửiGửi: Fri Jul 13, 2018 11:16 pm    Tiêu đề: Căn bệnh mới của thời hiện đại "social jet lag"

Căn bệnh mới của thời hiện đại "social jet lag"

Căn bệnh mới của thời hiện đại "social jet lag"


Mất ngủ hay ngủ không đầy đủ ngủ ít vì dành thời gian lướt nét, vì công việc vì học hành khiến cho giời đi ngủ chệch với đồng hồ sinh học của cơ thể là căn bệnh mà một phần ba dân số gặp phải. Kết quả của một nghiên cứu mới cho thấy "social jet lag" nôm na như là "ngủ không đúng giờ" gây ra sự xáo trộn giờ sinh học của cơ thể họ với các sinh hoạt hàng ngày của một số người. Những người có vấn đề giấc ngủ chệch giờ sinh hoạt này thường đi ngủ muộn, dậy đi làm muộn, và đi làm khi họ đang bị bệnh.

Chúng ta đã biết rằng nhiều người không ngủ đủ và một nghiên cứu mới đây cho thấy không chỉ ngủ ít mà ngay cả việc đi ngủ và thức dậy của họ tức là đầu vào và đầu cuối của quá trình ngủ của họ cũng có vấn đề.



Gần một phần ba những người có giấc ngủ gọi là bình thường cho biết họ cũng thường đi ngủ theo giờ giấc không nhất định, khi sớm khi muộn trái với đồng hồ sinh học của cơ thể họ, một hiện tượng mà những nhà nghiên cứu gọi là "social jet lag" hiểu nôm na như là "sinh hoạt trái giờ".

Áp lực từ công việc, học hành, hay những hoạt động hàng ngày có thể là nguyên nhân của việc ngủ nghỉ không điều độ này.

Tiến sĩ Amy Reynolds là giảng viên về tâm lý học và sức khỏe cộng đồng tại C-Q University Australia, và là đồng tác giả của cuộc nghiên cứu về vấn đề giấc ngủ được công bố trong Tạp chí khoa học quốc tế "Sleep Medicine". Bà cho biết ngủ bù vào cuối tuần không giải quyết được vấn đề.



"Chúng ta thường nghĩ rằng dùng ngày tuần để ngủ bù lại những căng thẳng trong tuần khiến ta thức khuya dậy sớm. Thế nhưng "Social jet lag" hay còn gọi là ngủ chệch giờ, cho thấy rằng, số giờ cho cơ thể để có một giấc ngủ đủ đã bị cắt xén cho công việc và như vậy bạn đã đẩy cơ thể mình tới với giờ thức thay vì giúp nó đi đúng quỹ đạo sinh học tự nhiên cần thiết đã có sẳn."

Trong số 837 người được hỏi, không ai trong số họ là những người làm việc ban đêm hay làm việc theo ca, tức là những người có giờ làm việc bình thường, thì có đến 31% trả lời rằng thời gian đi ngủ của họ chệch với giờ đi ngủ bình thường ít nhất là một tiếng vào những ngày cuối tuần so sánh với những người làm việc ban đêm.

Kết quả tương tự với kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn của Hà Lan, cho thấy với người làm việc toàn thời gian chịu ảnh hưởng vấn đề này nặng nề nhất.



Một trong những thủ phạm lớn nhất là kỹ thuật.

Những người này nói rằng họ nhận ra kỹ thuật có tác động gây xáo trộn cuộc sống của họ.

"Đừng để thiết bị kỹ thuật trong phòng ngủ và tôi nghĩ đó quan trọng và chúng tôi phải kiên định với quy tắc này, và tôi có thể nói rằng có nhiều người cũng làm như vậy, và điều đó có ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của họ. Mọi người quá bận rộn với công việc của họ và họ bỏ bê giấc ngủ. Những ngày này Facebook và tất cả những thứ tương tự làm gián đoạn giấc ngủ của mọi người."



Chủ tịch Hiệp hội Giấc Ngủ Úc, Giáo sư Peter Eastwood, đồng ý rằng các tiện ích kỹ thuật đang tàn phá với giấc ngủ của nhiều người.

"Ví dụ: nếu ban đêm bạn ngồi bỏ hàng giờ lướt nét và đi ngủ muộn hơn hai giờ so với bình thường, thì cơ thể bạn vẫn nghĩ rằng bạn nên ngủ hai giờ giờ trước đó, và sáng thì bạn vẫn dậy như giờ phải dậy vì những cộng việc đang chờ đợi thì không những bạn đã ngủ ít hơn, bạn còn ngủ ở thời điểm kém hiệu quả hơn vì nó chệch với nhịp điệu vốn có của cơ thể bạn."



Những người có giấc ngủ lệch giờ vì công việc hay vì hoạt động xã hội thường đi ngủ muộn, thức dậy mệt mỏi, đi làm trễ và đi làm ngay cả khi bị ốm.

Đó là một vấn đề mà giáo sư Eastwood nói là có ảnh hưởng lớn đến xã hội - nhiều đến nỗi ngay cả các nghị sĩ liên bang cũng phải để tâm đến.

"Và giờ đây họ hiểu rằng giấc ngủ là một vấn đề lớn đối với xã hội. Cả về hậu quả cho sức khỏe cũng như hậu quả kinh tế từ tác động của giấc ngủ. Trên thực tế, Tổng trưởng Y tế Greg Hunt đã công bố một bản báo cáo vào tháng 11 năm ngoái cho thấy phí tổn từ một giấc ngủ không đầy đủ ở Úc lên đến là 56 tỷ đô la trong năm qua."



Nhiều chuyên gia nói rằng một cuộc điều tra quốc gia là cần thiết để tìm ra chiều sâu của những vấn đề liên quan đến giấc ngủ cũng như từ việc ngủ không đủ hay không tốt ảnh hưởng đến công việc và xã hội. Theo Tiến sĩ Reynolds, đó sẽ là cách tốt nhất để hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đưa ra các giải pháp toàn diện.

"Tôi nghĩ cộng đồng biết rằng giấc ngủ là một vấn đề nhưng có lẽ không hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của nó lên sức khỏe của họ. Vì vậy, khi chúng tôi hỏi những người tham gia trong cuộc nghiên cứu rằng họ có nghĩ rằng giấc ngủ có quan trọng đối với họ hay không thì họ nói là có, họ có nghĩ là nó quan trọng thế nhưng so với vấn đề ăn kiêng và tập thể dục thì ngủ nghỉ không nhận được nhiều sự quan tâm bằng. Điều này đặc biệt đáng quan tâm một khi mà việc ngủ không đủ dẫn đến sức khỏe kém và chết sớm. "



Nhưng một số người tin rằng nguyên nhân gốc rễ bắt nguồn khá sâu xa.

Người phụ nữ này nói rằng mọi người được dạy cần phải ưu tiên công việc trên mọi thứ khác - ngay cả sức khỏe của chính bạn.

"Chúng ta nói về sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc và chúng ta biết đó chỉ là lời nói trên sách vở. Chúng ta nói "có mà tôi có cân bằng giữa cuộc sống và công việc mà' nhưng nếu bạn thực sự dành thời gian cho gia đình hoặc chăm sóc sức khỏe tâm thần thì mọi người nghĩ rằng bạn không mạnh mẽ. Chúng ta không thực sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau như chúng ta nghĩ."

Andrea Nierhoff, Mai Hoa

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân