TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mất ngủ kinh niên
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mất ngủ kinh niên

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10791

Bài gửiGửi: Mon Mar 26, 2018 11:24 pm    Tiêu đề: Mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên


Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài (mạn tính)

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ kéo dài (có người nói là kinh niên, có người gọi là mạn tính, đều cùng chung một ý nghĩa). Trong đa số trường hợp, nếu giải quyết được tất cả các nguyên nhân gây ra mất ngủ (ở một bệnh nhân cụ thể nào đó), cơ hội chữa khỏi hẳn chứng mất ngủ (cho bệnh nhân đó) sẽ rất cao.



Các vấn đề tâm thần hoặc tâm lý (psychiatric and psychological problems)

Là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra mất ngủ kéo dài, và đây thường có thể là triệu chứng báo trước của một rối loạn tâm thần. Các rối loạn tâm thần hoặc tâm lý này có thể là:

    • Bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng như là không thiết sống, không thiết làm gì cả, ăn uống lộn xộn (không muốn ăn hoặc ăn nhiều quá), ngủ nghê lộn xộn (mất ngủ hoặc ngủ nhiều quá). Nếu các triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng sống và làm việc bình thường thì sẽ được chẩn đoán là bị rối loạn trầm cảm.

    • Các rối loạn gây ra lo lắng một cách bất thường (cứ lo mà chẳng có nguyên nhân gì rõ ràng). Các rối loạn gây ra lo lắng này bao gồm

      • các cơn khủng hoảng (panic attacks – bệnh nhân có những cơn tưởng như sắp chết đến nơi với các triệu chứng như đánh trống ngực, hụt hơi, lả người, tê cứng người...),

      • sợ hãi một điều gì đó một cách bất thường (phobia-sợ đủ thứ, như sợ ở đi ra ngoài đường, sợ ở trong chỗ kín, sợ ở trên cao, sợ con này con nọ...),

      • rối loạn căng thẳng tinh thần sau chấn thương (posttraumatic stress disorder). Ví dụ như sau khi trải qua hay thấy một việc kinh hoàng, ta có thể bị ám ảnh, lo lắng, mất ngủ...

    • Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia). Đây là một loại bệnh mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng (kéo dài quá sáu tháng), làm tổn thương đến khả năng làm việc và sinh hoạt bình thường của của họ, như là

      • các ảo giác (hallucinations-nghe, nhìn, ngửi thấy những gì không có thật, ví dụ như thấy... ma, nghe thấy ai đó nói trong tai mình điều gì đó, mà không ai khác nghe thấy cả, vân vân),

      • ảo tưởng (delusions-nghĩ tới, sợ hãi điều gì đó hoàn toàn không có thực, ví dụ như tin là có ai đó theo dõi muốn hại mình, trong khi điều đó hoàn toàn không xảy ra),

      • rối loại trong sự liên hệ với người xung quanh, ví dụ như là không muốn gặp, liên hệ với ai cả, tự cô lập mình,

      • rối loạn về cảm xúc, như là trầm cảm (không muốn làm gì cả), hưng cảm (làm đủ thứ một các quá đáng và không hợp lý),

      • rối loạn về hành vi (làm những chuyện kỳ quặc, không giống ai...).



Các rối loạn thần kinh (neurological disorders)

Cũng có thể liên quan đến việc làm cho bệnh nhân bị mất ngủ. Ví dụ như là

    • Các tổn thương trong não

    • Các vấn đề thần kinh gây ra đau đớn, rối loạn về cảm giác, lú lẩn, rối loạn về vận động của cơ thể

    • Các thuốc chữa một số bệnh thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ



Không có thói quen tốt trong việc ngủ nghỉ (poor sleep hygiene)

Cũng là một nguyên nhân rất thường gặp gây ra mất ngủ. Thói quen tốt trong việc ngủ nghỉ là những hành động cần làm để giúp cho ta có một giấc ngủ đủ và “đã.” Ví dụ như là:

    • Tránh cà phê, thuốc lá, rượu, và những chất kích thích vào buổi tối

    • Tránh thể dục, thể thao quá mức cũng như các kích thích tâm thần quá độ (ví dụ như gây lộn với bồ) vào buổi tối, gần giờ đi ngủ

    • Ngủ và dậy đúng giờ

    • Không ngủ ngày, nếu có ngủ thì không ngủ nhiều quá (khoảng dưới nửa tiếng đến một tiếng)

    • Không coi ti vi, đọc sách, hoặc làm chuyện gì khác (ngoài chuyện ngủ và “ngủ với nhau”) trong phòng ngủ

    • Không ăn quá no trước khi đi ngủ

    • Không uống quá nhiều nước gần giờ ngủ (làm cứ bị mắc tiểu khi đang ngủ)

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân