TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - SỰ TRÓI BUỘC NHAU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

SỰ TRÓI BUỘC NHAU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Dec 05, 2016 3:59 pm    Tiêu đề: SỰ TRÓI BUỘC NHAU
Tác Giả: THANH ĐÀO

   SỰ TRÓI BUỘC NHAU
                     ( Theo bài giảng của một Thiền Sư)
                        THANH ĐÀO

              Trong quá trình cuộc sống, con người dễ bị trói buộc nhau. Vợ chồng trói buộc nhau.Chẳng hạn, người chồng hằng ngày phải lo lao động tất bật để nuôi sống gia đình vợ con. Hay bà xã phải vất vả buôn bán tảo tần để kiếm tiền nuôi chồng con. Con người để bị trói buộc nhau bởi hoàn cảnh và cuộc sống. Mình có tất cả nhưng có thể mất tất cả, bất cứ lúc nào, bởi quy luật vô thường, giả tạm của cuộc sống, của cuộc đời, của thiên nhiên, của vũ trụ loài người.” Thấy đó mất đó.”
Ngoài ra, những đam mê bên ngoài dễ quyến rủ trói buộc mình. Nào địa vị, danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, ái dục , cờ bạc, hút sách, rượu chè...dễ hấp dẫn lôi cuốn chúng sanh vào vòng trụy lạc, ăn chơi, hưởng thụ. Thiên hạ có những câu nói đáng cho chúng ta suy ngẫm:
“ Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
“ Đói cơm lạt mắm tèm hem
No cơm ấm áo lại thèm nọ kia.”
“ Ăn quen rồi nhịn không quen
Dễ gì bỏ được, cơn ghiền nổi lên.”
“ Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường...” ( Nguyên Sa)
“ Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn đau bỗng dại khờ.”( Hàn Mặc Tử)
“ Đêm thu gió lọt song đào
Chồng ai xa vắng, gió vào chi đây?” ( Bà Tương Phố)
Đức Phật từng nói:” Thân ta như cái bè tạm chở.”. Ta phải biết mình bị trói buộc và cố gắng tự cởi bỏ những trói buộc do mình gây ra. “ Nhất thiết duy tâm tạo.” “ Tâm bình thế giới bình.” Những đam mê, những tham ̣đắm, những dục vọng do mình gây ra, do tham sân si, mạn nghi, ác kiến, do mình tạo tác. Những đam mê đó không do người khác gây ra cho mình. Mình có thể cố gắng tự cởi bỏ những đam mê đó. Sống càng ít tham dục, con người càng an vui hạnh phúc.
Con người bị trói buộc bởi nhiều thứ, thật khó mà tu hành giải thoát. Tâm thức bị trói buộc bởi danh lợi, tiền tài. Bị trói buộc bởi dây ân ái, bởi đam mê tình dục. Thật khó mà tu tâm dưỡng tánh. Chúng ta phải xét lại mình và giải thoát khỏi những sự trói buộc ấy. Thật khó, nhưng ai nỗ lực trừ bỏ thì cuối cùng cũng thành công.
Sống phải có ước mơ. Những ước mơ tươi đẹp, lành mạnh, trong sáng. Đừng bị ràng buộc vào những ước mơ không đẹp, không trong sáng. Sống trong tập thể, gia đình và cộng đồng xã hội loài người, chúng ta nên mở trói cho nhau, cho đời bớt khổ đau. Không nên mãi chạy theo danh lợi dục lạc, đam mê bất chính...Tình thương và sự hiểu biết, giúp chúng ta có thể chung sống hòa hợp với mọi người chung quanh.
“ Càng xa trói buộc cuộc đời
An vui hạnh phúc thảnh thơi tuổi vàng.
Thất tình lục dục đi hoang
Nương trong chánh niệm thênh thang tu hành.
Càng xa ham muốn nhân sinh
Ở/ đi tự tại tâm mình an vui.
Bao dung nhẫn nhục sống đời
Từ bi hỷ xả giúp người tịnh tu.
Vô thường giả tạm vi vu
Tánh Không, Tâm trụ, người tu an bình.”

         THANH ĐÀO
           
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân