Gửi: Tue Feb 23, 2016 2:44 pm Tiêu đề: PHÁ SẢN NIỀM TIN Tác Giả: MINH HIỀN
PHÁ SẢN NIỀM TIN
MINH HIỀN
Theo bài giảng của một thiền sư, vì ảnh hưởng của lợi danh và nhiều đam mê tình cảm, địa vị, tham vọng, uy quyền, thế lực … con người ta dễ bị “Phá sản niềm tin”.. Do đó, khổ đau cứ bám theo nhân sinh dài dài. Những nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người là:
1)Thiếu chánh kiến, chánh tư duy và chánh ngữ trong lúc tiếp xúc với tha nhân. Lời nói ra không đúng sự thật. Thiếu suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc. Lời nói không chân chánh, thật tình, xây dựng, ôn hòa, chan chứa tình thương, bao dung và từ ái. Một trong những yếu tố gây ra khổ đau trong gia đình chồng vợ là hay hờn giận nhau. Theo tỷ lệ thống kê, có 65% gia đình phu thê đổ vỡ vì thiếu truyền thông cho nhau trong chân tình, thông cảm và bao dung, hiểu biết nhau.
Khoản 85 % phụ nữ ưa càm ràm, chê trách, complain ông xã, đủ thứ chuyện trên đời, vì truyền tin luôn luôn bị hiểu nhầm, thiếu chính xác, khó truyền đạt và cảm thông nhau, tha thứ cho nhau. Phụ nữ VN và Mỹ cũng vậy. Đàn ông giận nhau, chỉ cần uống chung một chai bia là có thể hòa giải nhau. Còn hai bà giận nhau, có khi suốt đời không thèm nhìn nhau. Các bà giận dai lắm. Đức Phật từng tuyên bố:
“ Đàn bà tu một kiếp mới làm đàn ông.”
“ Em đây hay trách móc chàng
Càm ràm đủ thứ. bởi nàng khó tu.
Nữ nhi hờn giận vi vu
Cái ta cao ngất, hận thù dai ghê.
Từ bi hỷ xả đi về
Cho ta hạnh phúc tràn trề tâm thân.”
2) Người nói, người nghe và thông tin trao đổi với nhau, không tâm đầu ý hợp, không hòa hợp, dễ gây nên tranh chấp, bất hòa. Người xưa có hai câu thơ để đời, đáng suy gẫm:
“ Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu
Thoại bất đồng tâm, bán cú đa.”
Trong khi nhậu, bạn bè hiểu nhau, cả ngàn ly rượu vẫn còn ít. Trong lúc trò chuyện, hai bên không hợp nhau, nửa câu nói cũng quá nhiều.
Có những người, ý tứ đã âm thầm trong lòng, gặp ai là xổ liên tục. Cũng có những người gặp ai cũng nói, tới đâu cũng nói đủ thứ trên đời, không ăn nhập vào đâu cả. Đó là kẻ bất thường, có thể bị bịnh tâm thần. Trong khi trò chuyện, có những người theo thói quen nói chuyện không thay đổi. Nói hay bảo vệ lập trường của mình. Cố chấp. Ngã chấp cao.
Còn người nghe, thường mong đợi những gì họ muốn nghe. Khi hỏi, theo ý kiến mong đợi của mình, thì OK ngay. Còn ý kiến trái ngược lòng mình, thì đâm ra khó chịu, bực bội, phật lòng, bất bình.
Người nói dài dòng làm người nghe khó chịu, không thích. Độ quan sát thường trở ngại, khó khăn. Diễn dịch sai lạc, khi nghe không rõ, dễ hiểu sai vấn đề, hiểu lầm. Thêm hay bớt một chữ, câu chuyện có ý nghĩa khác. Thiên hạ thường nói:
“ Sai một ly, đi một dặm.”
“ Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Thi hào Nguyễn Du có câu thơ để đời, đáng suy gẫm thế thái nhân tình, thị phi thiên hạ:
“ Chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay” ( Câu thơ có tới 4 chữ mình.”
Khi tức giận, la lối ôm sồm, lời nói thiếu tỉnh táo, dễ làm mất lòng người nghe và những người chung quanh.
Những ai từng sống khổ đau hay hạnh phúc thì chính bản thân mình biết, mình cảm nhận. Người khác khó mà hiểu được mình và thông cảm cho mình.
Niềm tin dễ bị phá sản khi ta sống chạy theo danh lợi, theo thất tình lục dục, ngã chấp cao vời vợi. Đối thoại với nhau, thiếu chánh kiến, chánh ngữ, chánh tư duy... Tâm bao dung, nhẫn nhục, từ bi hỷ xả thiếu mở rộng. Do đó dễ mất lòng nhau, sanh ra giận hờn, bất bình, thù ghét nhau, cải vả nhau, tranh chấp nhau. Ta hãy tậ̣p sống buông xả, xa dần ngã chấp. Tình thương và sự hiểu biết, giúp chúng ta có thể sống chung hòa hợp với mọi người chung quanh và cộng đồng xã hội loài người.
“ Phá sản niềm tin” dễ dàng
Khi ta “ Ngã chấp” mênh mang ngất trời.
Ghét ghen, thù hận tới lui
Thông tin truyền đạt xa rời cảm thông.
Trụ vào” chánh kiến” cõi lòng
“ Tư duy”, “chánh ngữ”..., thong dong cuộc đời.
Khổ đau, hờn giận ra khơi
Từ bi hỷ xả, an vui tuổi vàng.
Ở/ đi tự tại bình an
Vô thường, giả tạm trần gian kiếp người .”
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn