MINH HIỀN
“Thói Quen Người Việt” là nói nhẹ nhàng. Thật ra phải nói Thói Quen Người Việt không tốt như lời nhận xét của người sinh viên Nhật Bản du học ở Việt Nam trong bốn năm. Cậu ta viết bài Email đăng trên Internet. Bài viết đã gây tiếng vang khắp thế giới. Một cô gái Nhật Bản khác, cũng viết lá thư kể những khuyết điểm của dân ta. Ngoài ra có hai vợ chồng người Mỹ du lịch nhiều lần ở VN, cũng chỉ trích những thói quen khó coi của dân Giao Chỉ.
Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tam Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, trước khi viên tịch, có một câu nói đáng ghi nhớ:
-Ở đời cần ghi nhớ 3 điều: Kinh nên đọc. Đạo nên tu. Dân tộc nên cưu mang.
Kinh sách dạy chân lý cho người tu hành hầu giác ngộ Đạo Mầu. Đạo giúp ta tu trì hành thiện. Tu phải hành, phải thực hiện hằng ngày, chứ không phải chỉ nói suông. Tri hành hợp nhất. Dân tộc, người cùng giống nòi, chủng tộc, ta phải quan tâm giúp đỡ săn sóc nhau. Nói thì dễ nhưng thực hành rất khó bởi vì con người ai cũng có tham, sân si, mạn nghi, ác kiến... thất tình lục dục. ” Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” như Đức Khổng Tứ nói trong thực tế khó áp dụng cho con người trần tục. Còn thói quen, cá tính của mỗi cá nhân thật ra khó bỏ khó chừa. Ông bà ta có các câu nói để đời:
“ Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”
“ Cha mẹ sanh con, Trời sanh tính”
Xin trở lại bài viết của người sinh viên Nhật Bản. Dân tộc Nhật có đến ba phần tư dân số dạy con lễ phép cúi đầu chào mọi người. Không nói chuyện nhiều nơi công cộng như bến xe, rạp hát, đường phố, công viên, cơ quan nhà nước, công tư sở... Ngày chủ nhật, con em đều phải đi lễ Chùa. Ngành giáo dục, nước Nhật phát triển cao nhất. Xã hội tốt đẹp. Mọi nơi công cộng đường sá đều sạch sẽ, khang trang. Nước Nhật không có nền văn hóa bề dày “ Bốn Ngàn Năm Văn Hiến” như VN. Xứ Phù Tang chỉ là đảo và biển nước mênh mông. Ba phần tư lãnh thổ là núi lửa ngầm. Không có rừng vàng biển bạc, tài nguyên thiên nhiên phong phú, sông ngòi, kênh rạch mênh mông như VN. Thiên tai, sóng thần, bão tố thường xuyên hăm dọa dân tộc Nhật. Tuy nhiên, dân Nhật được giáo dục tốt, luôn luôn khiêm nhường, từ tốn, tự trọng, lịch sự với mọi người chung quanh. Lao động siêng năng, cần cù xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, nhất là các ngành khoa học, về xe hơi, máy vi tính, ngành điện tử...
Trong vụ Sóng Thần tàn phá nước Nhật vào năm 2011, một em bé khoảng 11, 12 tuối, cha mẹ anh em chết hết. Em đứng xếp hàng để lãnh thức ăn như mọi người khác. Một viên cảnh sát trông thấy hoàn cảnh em bé thật đáng thương. Ông đến gần cho cậu ta gói bánh. Cậu ta nhận cảm ơn ông. Rồi lặng lẽ ra khỏi hàng tiến tới bỏ thức ăn trên bàn thực phẩm để phân phát cho nạn nhân Sóng Thầ̀n còn sống sót. Mọi người trông thấy thậ̣t xúc động và cảm phục cậu bé.
“ Được giáo dục, trẻ em thành người tốt
Dù khổ đau, mất mát vẫn cam lòng
Giữ đúng luật xếp hàng chờ phân phát
Một tấm gương tư cách đẹp vô song”
Một ví dụ khác. Một tài xế xe hơi Nhật bị cảnh sát phạt vì giấy đăng ký trể hạn. Anh ta nài nỉ cảnh sát thông cảm tha cho mình vì nhà nghèo, vợ bị bịnh nặng ̣đang nằm nhà thương. Viên mã tà nghe qua thông cảm. Y rút bóp lấy 100 đô la kẹp theo giấy phạt đưa cho anh tài xế:
-Tôi kỉnh anh 100 đóng tiền phạt, còn lại biếu vợ anh mua thuốc uống.
Thật là cảnh sát bạn dân tốt bụng. Còn cảnh sát VN ̣đứng trên đường thối dài các xe qua lại ngã tư để làm khó dễ hầu ăn hối lộ.
Còn ở VN thì sao? Người sinh viên Nhật thẳng thắn kể ra những thói quen không tốt của dân ta. Nói sự thật sợ mích lòng. Nhưng cậu kể ra những thói quen bad habits của người VN.
Trước hết là đa phần các gia đình thuộc đại gia ỏ VN không giáo dục con cái chu đáo. Nhiều đứa con nhà giàu cha mẹ có chức có quyền, mà chúng chỉ ham ăn chơi, trác táng, hút sách xì ke ma túy, hư hỏng, không khiêm cung từ tốn, lịch sự như phần đông con cái người Nhật.
Tiếp đến là dân VN tự hào, lịch sử có bốn ngàn năm văn hiến, nhưng đa phần vẫn bảo tồn phong tục văn hóa cổ xưa ở làng xã
“ Một miếng giữa làng bằng một sàn xó bếp”. 80% dân số vẫn sống về nghề làm nông, làm lụng bằng chân tay, vẫn
“ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”
“ Con trâu đi trước cái cày theo sau “”
Khi giận hờn thì người VN chửi nhau dữ dội. Chửi rủa vang xóm làng còn hăng say hơn ca hát, âm nhạc nữa. ” Người VN chửi hay hơn hát”. Người Việt tự hào về truyền thống văn hiến bốn ngàn năm của mình. Thực tế là” Ngược chiều văn hóa”
Người VN chửi thì hay mà phê bình, chỉ trích, nói thẳng góp ý sự sai trái, xấu ác của người khác hay sự cai trị độc tài đảng trị, thiếu tự do dân chủ, bất công xã hội lan tràn khắp nơi, thì họ lơ đi. Không dám lên tiếng phê phán chỉ trích. Đa phần tránh né, cam tâm chịu luồn cúi, hèn yếu, an phận, cam lòng làm nô lệ bọn cầm quyền ác ôn tham quan ô lại bè phái hại dân hại nước, bán đứng lãnh thổ cho ngoại bang. Thói quen không dám lên tiếng phản đối mà xúi giục người khác làm thay mình của dân VN.
“ Ta đây chỉ biết an thân
Xúi giục người khác góp phần đấu tranh.
Uốn mình câm lặng nín thinh
Để cho bọn ác lộng hành hại dân.
Con em trác táng hư thân
Đại gia tỷ phú chỉ cần bạc vô.
Dân nghèo đói khổ vô bờ
Thói quen hèn yếu làm ngơ dân mình. ”
Tiếp theo” Người Việt có đôi mắt siêu đẳng nhất”. Đó là nhìn thấy việc gì có lợi cho mình, có thể kiếm ăn được, có thể làm giàu là họ tìm cách nhào vô ngay.
Người Việt có thêm văn hóa lừa đảo rất tinh vi, gạt khách du lịch nước ngoài, chẳng hạn giá vé xe hàng từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, tính 700 đô la cho người Mỹ trong khi trong thực tế chỉ có mấy trăm ngàn tiền VN. Cặp vợ chồng người Mỹ du lịch bị gạt mấy lần. Sau này họ phát hiện và họ trả giá mặc cả mỗi lần lên xe hàng đi du lịch.
Tóm lại những thói quen và nơi công cộng không đẹp mắt của dân ta là:
1- Ăn nói cộc lốc
2- Vỉa hè thành phố lớn xe cộ đậu đầy chỗ, không có người đi bộ
Thành phố, đường sá dơ dáy rác rến lan tràn. Người dân chỉ lo quét dọn nhà và sân của mình. Họ không chịu quét rác trước đường bên ngoài khu vực nhà mình. Họ nghỉ “Của nhà nước, nhà nước lo”. ̣Đó là thói quen không tốt của dân ta. Hay xả rác rến bừa bãi những nơi công cộng, đường sá.
3- Văn hóa lừa đảo khó bỏ khó chừa, như đã kể trên.
4- Thói quen ngoáy lỗ mũi, lỗ tai, nơi công cộng một cách tự nhiên như ba ngày Tết.
Bàn tay của người không được sạch sẽ cho lắm. Mua bánh mì vàng tại lò, mồ hôi tay dính bánh. Kẹo kéo dính mồ hôi mà dân ta vẫn mua ăn tự nhiên...
5- Văn hóa đi trễ trong các tiệc tùng như các đám tiệc, dạ hội, đại hội, cưới, hỏi... là thói quen của dân ta khó bỏ khó chừa.
6- Văn hoá khạc nhổ bừa bãi, làm mất vệ sinh công cộng.
Xin góp ý về bài viết của người sinh viên Nhật Bản. Y nói về cái tốt của dân tộc mình và cái xấu của người VN. Tuy y nói ̣đúng. Nhưng y và cô gái Phù Tang không nói cái tàn bạo dã man của dân tộc mình. Quân Nhật háo chiến xăm lăng Á Châu, gây ra Đại chiến thứ II (1939-1945), thuộc phe Trục Đức- Ý- Nhật. Chúng đô hộ nhiều dân tộc trong vùng này, như Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Cao Mên, Mã Lai, VN... Tuy nhiên chúng đã tàn sát và nô lệ dân ta trong bao năm trời. Tội ác khủng khiếp nhất của chúng là bắt dân Miền Bắc trồng cây Đây để cung cấp cho chiến tranh. Chúng cắm trồng lúa và hoa màu, ai vi phạm sẽ bị Quân Phiệt Nhật xử tộ̣i và tịch thu ruộng đất. Kết quả là dân Miền Bắc thiếu gạo, ngô khoai sắn ̣để ăn. Trận đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc VN vào năm Ất Dậu, 1945, đã làm cho hơn hai triệu dân VN tại Miền Bắc bị chết đói. Thật là bi thảm. Thật là khủng khiếp. Thật là khổ đau cho nhân dân ta.
“ Quân Phiệt Nhật xăm lăng Châu Á
Nhiều quê hương tàn phá tan tành
Biết bao người chết oan đau khổ
Dân tộc ta thảm hại mông mênh. ”
Người SV Nhật chỉ nêu ra ưu điểm của dân tộc mình mà không kể đến tội ác của dân tộc Phù Tang như hiếu chiến, tàn ác, dã man, đã gây ra chiến tranh, tàn sát quá nhiều dân tộc vô tội khác trên thế giới. Đúng là:
“ Tốt khoe, xấu che”
Thực ra bản chất của con người là Tham-sân-si- mạn- nghi- ác kiến... Dân tộc nào mỗi khi xăm lăng gây ra chiến tranh, khi chiến thắng đô hộ xứ khác, họ ̣đều dã man, tàn ác, bốc lột thẳng tay. Ví dụ quân Mông Cổ xăm lăng nhiều nước trên thế giới, chúng cũng giết người cướp của, tàn sát nhân loại quá chừng. Nơi nào có vó ngựa của chúng qua là nơi đó bị san bằng thành bình địa. Khi Quân Hồi Giáo xăm lăng Ấn Độ, chúng tiêu diệt Phật giáo, giết hại các sư sãi thẳng tay. Chúng còn đốt phá, thiêu hủy đập vỡ các chùa chiền am miếu, nơi tu hành, và các thánh tích của Đạo Phật. Dân Ấn Độ gần cả tỷ người mà Phật tử hiện nay, chỉ còn lại có mấy triệu.
VN ta bị giặc Tàu đô hộ cả ngàn năm. Chúng đồng hóa, đầy đọa dân ta đau khổ không bút mực nào tả xiết. Chúng bắt dân VN xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm sừng tê, ngà voi cho chúng. Rộ̀i giặc Tây xăm lăng, đô hộ dân VN gần 100 năm. Dân ta bị bọn Pháp Lang Sa chia đất nước ra ba miền Bắc- Nam- Trung để cai trị. Dân ta làm nô lệ cho chúng, làm phu đồn điền cao su cho chúng thật là cực khổ, bị chúng hành hạ bốc lột thẳng tay.
“ Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Một trăm năm ̣đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của Mẹ một bầy xương khô. Gia tài của Mẹ một Khúc Nhạc Buồn... ” ̣̣ (Bản Nhạc của Trịnh Côn Sơn)
Trước kia, Quân Tây Ban Nha xăm lăng Nam Mỹ, chúng hủy diệt hết văn hóa tôn giáo của dân địa phương. Chúng thiết lập nhà thờ, bắt buộc dân theo Đạo Chúa. Nếu ai bất tuân bị chúng xử phạt dã man tàn bạo vô cùng. Kết quả cả Nam Mỹ, các quốc gia, dân tộc đều theo Thiên Chúa Giáo và nói tiếng Tây Ban Nha. Ngoại trừ nước Brazil bị Bồ Đào Nha đô hộ nên nói tiếng Bồ Đào Nha.
“ Con người tàn bạo dã man
Xăm lăng nước khác, bắt dân đọa đày.
Tiêu hủy tôn giáo dân này
Diệt luôn văn hóa, bọn mày theo ta.
Sức mạnh bạo lực chẳng tha
Những ai chống đối thì sa ngục tù. ”
Xin trở lại bài viết của những người chỉ trích những thói quen không tốt của dân VN. Những thói quen xấu, lỗi thời chúng ta nên cố gắng sửa đổi như mê tín dị đoan, đi trễ, băng ngang vô hàng, đến sau, thì vào xếp hàng sau, không nên chen lấn, làm mất trật tự. Nếu vì việc khẩn trương quá thì phải xin phép mọi người. Không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng. Không nên khạc nhổ, hỷ mũi bừa bãi. Không nên dùng ngón tay ngoáy lỗ tai hay lỗ mũi nơi có nhiều người nhìn. Không nên chửi rủa, nói tục tiểu, chửi thề oang oang, vang xóm, vang làng... Chúng ta nên gìn giữ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cha ông chúng ta để lại, như tinh thần hiếu kính thương yêu ông bà, cha mẹ, anh em, bà con cô bác. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng loại...
“ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
“ Có đắng cũng ruột thịt, có ngọt cũng người dưng”
“ Thương người như thể thương thân”
Gìn giữ và phát huy tinh thần:
“ Tôn Sư Trọng Đạo”
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Nên nuôi dưỡng Tâm từ bi bác ái. Tâm nhẫn nhục, bao dung, đại lượng, khoan hồng tha thứ cho lỗi lầm, khuyết điểm của người khác, khó thực hiện vì Ngã Chấp cao, vì tự ái lớn, vì lòng sân hận sâu dày.
“Cái ta nhiều lúc lớn vô biên
Nhẫn nhục hạnh tu khó lặng yên.
Ai mà gây sự thường chê trách
Ngã chấp dâng cao nỗi giận liền. ”
“ Thói quen không tốt nên từ bỏ
Tuy khó, tập dần, sẽ được thôi.
Nhẫn nhục, bao dung người vốn có
Tự hào dân Việt tốt muôn nơi. ”MINH HIỀN |