TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TỪ ĐÓ EM BUỒN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TỪ ĐÓ EM BUỒN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Apr 12, 2013 3:44 pm    Tiêu đề: TỪ ĐÓ EM BUỒN
Tác Giả: THANH ĐÀO




TỪ ĐÓ EM BUỒN


      THANH ĐÀO
     (Cảm tác nhạc phẩm cùng tên
      của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)
     
     Trong băng nhạc “ Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ Việt Nam “ do Trung Tâm Dạ Lan ở Hoa Kỳ thực hiện, có nhạc phẩm “Từ Đó Em Buồn” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ nổi tiếng Nhật Trường. Bản nhạc này được ca sĩ Trường Vũ, gốc Sì Thẩu Sính Sáng nòi 100 % Tàu Chợ Lớn, trình bày với giọng trầm buồn, thê thiết, não nùng, diễn tả nội dung cốt truyện tình bi thảm, rất hấp dẫn lôi cuốn, làm cảm động người nghe. “Từ Đó Em Buồn” được nhạc sĩ MC Nam Lộc phỏng vấn tác giả bài hát nổi danh này. Trần Thiện Thanh, kể lại câu chuyện tình cảm động làm ông xúc cảm viết nên bản nhạc.
      Hồi xưa, ông học Trung học ở Phan Thiết. Ông có cô bạn cùng lớp. Cô này có bà chị rất xinh đẹp. Giai nhân thành phố biển nổi danh sản xuất nước mắm ngon nhất nước có nguời yêu tập kết ra Bắc vào năm 1954. Chàng hứa hẹn hai năm sau sẽ về cưới nàng làm vợ. Nàng chờ đợi người tình suốt 10 năm, nhưng bóng hình người yêu vẫn biệt vô âm tín. Một hôm, nàng nhận được tin khủng khiếp, anh ta đã bỏ mình trong rừng sâu núi thẳm. Tin tức như sét đánh bên tai. Nàng đau khổ vô cùng. Nàng bi thảm sầu thương người yêu bạc số. Bao năm qua, người đẹp thương yêu, nhung nhớ, đợi chờ người tình hồi hương. Trong phút chốc, hy vọng, mong đợi mòn mỏi của má hồng, trở thành mây khói.
      Kể xong câu chuyện tình bi thảm, ca-nhạc- sĩ Trần Thiện Thanh -Nhật Trường, nêu câu hỏi, gởi đến thính giả thưởng thức băng nhạc nói trên để suy gẫm:
      - Liệu tình yêu trai gái, liệu nỗi buồn của người đẹp, liệu sự chờ đợi của giai nhân Phan Thành với anh chàng tập kết kia, có đặt đúng chỗ hay không?
      “ Tình yêu đa dạng cõi trần
      Chàng đi biền biệt, giai nhân vẫn chờ.
      Mười năm thắm thoát thoi đưa
      Em đây vẫn đợi, người xưa mịt mù.
      Tin chàng gục ngã rừng sâu
      Má hồng bi thảm lệ sầu ướt mi.
      “Từ Đó Em Buồn” lê thê
      Tình yêu tuyệt vọng não nề nữ nhi. ”
      Có thể nói, người phụ nữ VN từ trước đến nay, phải gánh chịu nhiều nỗi khổ đau, bất hạnh. Ngày xưa, các nàng phải sống theo quan niệm Khổng Giáo “Tam Tòng” Tứ Đức. Tam Tòng tức tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Còn Tứ Đức là “ Công, Ngôn, Dung, Hạnh” Chuyện cảm động là nàng Tô Thị luôn luôn chung thủy yêu thương lang quân. Nàng ngồi đợi chồng đi xa trở về, cuối cùng hóa đá thành Hòn Vọng Phu nổi danh trong huyền thoại văn chương bình dân VN. Truyện gây xúc động nhất là Thiếu Phụ Nam Xương. Chồng đi lính xa nhà. Nàng nuôi con dại. Thằng bé còn nhỏ cứ nhớ cha khóc dài, nhất là ban đêm. Nàng chỉ bóng mình trên vách, nói là cha con tối mới về kia. Cậu bé tin thật. Nó hoan hỷ nín khóc thành thói quen. Đến khi chồng về ôm nó, con trai xô ba ra:
      - Ông không phải là cha tôi. Cha tôi tối mới về.
      Anh chồng nông nổi ghen tuông vì nghĩ vợ mình thiếu thủy chung, đã ngoại tình trong khi mình ở xa. Y trách mắng vợ dữ dội khiến nàng uất ức không giải bày được, nhảy xuống sông sâu tự tử. Đêm đến, đứa bé nhìn thấy bóng cha mình hìện ra trên vách, nó mừng rỡ gọi to “ Bố về! ”
      Anh chồng giờ đây mới vỡ lẽ, ăn năn hối lỗi vì nghi oan cho vợ ngoại tình, cũng đã muộn
      Vì vậy anh ta lập đàng tràng cầu siêu giải oan cho vợ. Dân làng sau này lập miếu thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, chết oan. Nghe nói nàng rất linh thiêng. Về sau, Vua Lê Thánh Tôn có dịp đi kinh lý qua ngôi làng, nơi chàng Trương cư ngụ, vợ mình bị chồng nghi oan mà chết thảm. Ông có làm bài thơ nổi danh lưu truyền hậu thế:
      “ Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
      Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
      Ngọn đèn dầu tắt, đừng nghe trẻ
      Làn nước chi cho phụ đến nàng.
      Chứng quả có đôi vầng nhật- nguyệt
      Giải oan chi mượn đến đàng tràng
      Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
      Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng. “
      Người phụ nữ VN, người mẹ VN, được ca tụng qua văn chương, âm nhạc, thi ca rất nhiều, rất phổ biến trong dân gian. Người đàn bà thương chồng, yêu con luôn luôn lo lắng cho chồng con. “Cái cò” hay “ con cò” biểu tượng người phụ nữ vất vả lo cho gia đình chổng con. Thi hào Trần Thế Xương từng ca tụng vợ:
      “ Quanh năm buôn bán ở ven sông
      Nuôi nấng năm con với một chồng
      Lặn lội thân cò khi quãng vắng
      Eo sèo mặt nước lúc đò đông... ”
      Phụ nữ VN ngày trước cũng gánh chịu cảnh chồng chúa vợ tôi thời phong kiến. “Trai năm thê, bảy thiếp. Gái chính chuyên một chồng”. Như thế là không công bằng giữa nam và nữ. Bởi vậy, chế độ đa thê đã lỗi thời. Ngày nay chỉ một vợ một chồng. Đàn ông có nhiều vợ là vi phạm luật hôn nhân tại nhiều quốc gia trên thế giới.
      Ca dao VN có những câu ca tụng người phụ nữ dân Giao Chỉ, ví như “Cái cò” vất vả trăm chìều lo lắng nuôi nấng gia đình chồng con:
      “ Cái cò lặn lội bờ sông
      Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nĩ non”
      Những trường hợp cha mẹ mất sớm, người chị cả trong gia đình thường quán xuyến hết mọi việc trong nhà. Lo nuôi dưỡng, dạy dỗ các em, cho các em ăn học nên người. Thậm chí chị còn phải lo nghề nghiệp cũng như dựng vợ gã chồng cho các em nữa. Chị đóng vai người mẹ trong các gia đình có song thân chẳng may đã qua đời mà các em còn nhỏ dại.
      Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc vừa qua, chiến tranh tương tàn ý thức hệ do ngoại bang sắp đặt, chủ động, giữa phe XHCN độc tài đảng trị, và phe Tư bản, phe tự do dân chủ, người phụ nữ VN phải gánh chịu nhìều đau khổ mất mát nhất. Chồng bị chính quyền mới, sau khi Bắc quân cưỡng chiếm Miền Nam VN, tập trung tù cải tạo mút chỉ cà tha. Có nhiều người bị đày đọa, lao động khổ sai tại các trại giam, tận trong núi sâu rừng thẳm mịt mù sương lam, chướng khí. Họ chịu nhiều vất vả, khổ sở, đói khát thê thảm, không bút mực nào tả xiết. Một số đã bỏ mạng trong vùng hoang dã vì bịnh tật và thiếu thốn trăm bề. Các bà vợ ở nhà phải làm đủ thứ việc nặng nhọc thay chồng, ngõ hầu kiếm tiền sinh sống, giúp đỡ cha mẹ già yếu, nuôi con dại, cũng như dành dụm đi thăm nuôi chồng. Họ phải quán xuyến mọi việc nặng nhọc, cực khổ trăm chiều.
      “ Chồng đi cải tạo không về
      Vợ nhà vất vả trăm bề nuôi con.
      Cấy cày, cuốc đất, làm vườn
      Thân cò lặn lội bán buôn nuôi chồng.
      Thăm nuôi, lội suối, băng rừng
      Mẹ cha già yếu, con đông đói nghèo.
      Võ vàng gối chiếc phòng thêu
      Chồng tù biền biệt, buồn hiu hắt buồn. ”
      “ Từ Đó Em Buồn” Những ngày xưa thân ái giữa chàng và nàng đã trở thành hoài niệm đau thương. Nào những đêm trăng vằng vặc, chúng ta gặp nhau tâm sự vui buồn bên bờ sông quê hương cũng như ngoài vườn cây tươi mát, hương thơm quả chìn ngạt ngào bay quyện trong không gian chỉ có đôi ta, của hai kẻ yêu nhau tha thiết đậm đà.
      “ Sáng trăng sáng cả vườn cây
      Chàng nàng hạnh phúc, nắm tay tâm tình.
      Bây giờ cách biệt tử sinh
      Cô đơn hiu quạnh một mình nữ nhi.
      Nỗi buồn héo hắt lê thê
      Dễ gì quên được ai kia bạn tình? ”
      Người con gái VN hiện nay ở quê nhà, cũng vất vả khổ đau không ít. Nhiều cô tại vùng thôn quê hẻo lánh, vùng sâu và vùng cao, vì gia cảnh nghèo khổ, phải bán mình làm vợ cho người nước ngoài như Đài Loan, Hàn quốc, qua trung gian môi giới ngõ hầu kiếm tiển giúp đỡ gia đình, giúp song thân. Có trường hợp, cô ta phải vừa phục vụ sinh lý cho chồng, vừa làm tôi tớ cả nhà. Thảm thương hơn nữa phải phục vụ sinh lý cho cả gia đình nhà trai. Có kẻ kết hôn với nàng rồi ly dị, và bán cho kẻ khác lấy tiền hoặc cho vào động mãi dâm để thu lợi nhuận. Thật tàn ác dã man hết nói. Cũng có cô ở Đài Loan, sau khi nhà trai mua về, rồi hất húi nàng. Các cô phải đi làm gái điếm kiếm sống qua ngày, bị cảnh sát bắt giam tù, thật là bi đát, nhục nhã, thê thảm hết nói. Phụ nữ VN ngày nay cũng đau khổ vô vàn như đã kể trên.
      Các bà mẹ VN xứng đáng nhận những đóa hoa hồng khen tặng. Họ hy sinh quá nhiều vì chồng con, vì cha mẹ, vì gia đình, vì người thân. Nhất là nữ giới, vào thời kỳ chiến tranh vừa qua. Hiện tại nhiều cô vì gia cảnh nghèo khổ, phải bán mình cho ngoại nhân, ngõ hầu có tiền giúp đỡ gia đình cha mẹ. Họ cũng chịu nhiều cay đắng, nhục nhã, oái âm ngang trái, không thể nào kể hết được.
      “ Nữ nhi Giao Chỉ khổ dài
      Gian lao, vất vả, chông gai cuộc đời.
      Chiến tranh thù hận ngất trời
      Kẻ thua chịu nhục, vợ thời khổ đau.
      Nuôi con, chồng mãi ở tù
      Hòa bình nghèo khổ liên tu dân minh.
      Các nàng phải bán tiết trinh
      Xứ người khốn đốn, kiếm tiền dễ đâu.
      Đóa hồng xin tặng má đào
      Cầu mong phái nữ thương đau xa lìa.
      An vui hạnh phúc ai kia
      Tự do dân chủ sớm về quê hương. ”

THANH ĐÀO



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân