Gửi: Mon Aug 02, 2010 11:49 am Tiêu đề: NỖI NIỀM CỦA MẸ Tác Giả: THANH NGÂN
NỖI NIỀM CỦA MẸ
Tùy Bút- THANH NGÂN
- Má đồng ý cho con kết hôn với John nghe Má?
Uyển thỏ thẻ nói bên tai Mẹ. Bà Quỳnh ngồi im như pho tượng. Bà nhìn đăm đăm vào đứa con gái út. Tất cả đều im lặng. Ngay cả tiéng thở cũng không có. Cuối cùng bà Quỳnh lên tiếng:
- Tùy con
Cả hai mẹ con đều thở phào nhẹ nhỏm. Mỗi lần có sự bất đồng ý kiến giữa hai mẹ con, lúc nào bà Quỳnh cũng là người nhường bước, là người thua cuộc.
Chuyện hôn nhân là chuyện quan trọng của cả đời ngưởi. Bà Quỳnh nhớ lại câu nói của bà, khi Uyển, đứa con gái út của bà, đã tâm sự với bà:
- Ngày nào Má còn sống, Má muốn nhìn thấy con kết hôn với một người Việt Nam, cùng một dân tộc, cùng một giống nòi.
- Sao Má lại nói thế? Má thừa biết con thích ai rồi mà, con thương ai, con yêu ai rồi mà.
Quen biết nhau hơn sáu năm. Họ nguyên là bạn học với nhau ở Đại học. Họ ra trường cùng ngành- cùng nghề- cùng cơ quan, làm việc chung với nhau một thời gian khá lâu. Bây giờ họ quyết định đi đến hôn nhân.
Uyển đã 28 tuổi, rất chững chạc. Bắt đầu từ hôm đó, Uyển chuẩn bị lo tổ chức đám cưới cho chính mình. Bà Quỳnh chỉ là người hổ trợ thôi. Bởi kết hôn với người nước ngoài nên mọi phong tục, tập quán có khác khá nhiều. Uyển lo từng buớc một. Thoạt tiên, họ đưa nhau qua một tiểu bang khác để làm lễ đính hôn, rồi lễ kết hôn được tổ chức ở nhà đàng trai, mở” party” để bạn bè, mọi người tặng quà cho cô dâu- chú rể tương lai. Rồi họ đàng trai đãi đằng họ đàng gái- bà con trong họ ( cả hai bên)...
Cuối cùng, đàn gái kết hợp với đàn trai, tổ chức Đám cưới. Đám cưới Việt-Mỹ có khác so với đám cưới Việt Nam. Diễn biến đám cưới:
Nghi thức Tôn Giáo. Cô dâu Đạo Phật. Chú rể Đạo Tin Lành. Đại Đức trụ trì ở Chùa kết hợp với vị Mục Sư Đạo Tin Lành, làm lễ tuyên thệ, lễ kết hôn: đeo nhẫn, ký giá thú, cắt bánh cưới, chụp hình, quay phim, đãi đằng hai họ tham dự tiệc cưới, quan khách, bạn bè, bà con thân hữu. Cô dâu, chú rể làm lễ quăng bông- ném cầu cho mọi người chụp. Phát biểu cảm nghĩ của cha mẹ cô dâu- cha mẹ chú rể.- ba cô dâu phụ- ba chú rể phụ. Cuối cùng là ăn uống và nhảy đầm. Thật là náo nhiệt, tưng bừng...
Tối hôm đám cưới, trời lại đổ cơn mưa, nên mọi người tập trung ở phòng chính. Tiệc vui kéo dài hơn 11 giờ đêm ( bắt đầu từ 7 giờ tới 11 giờ ) Phong tục của Mỹ: Cô dâu nhảy đầm với Cha đẻ của mình. Chú rể nhảy đầm với Mẹ của mình. Dàn nhạc rất sống động, nhạc Mỹ và nhạc Viêt Nam chen lẫn nhau. Bạn bè và quan khách lì xì tiền ghim vào áo chú rể khi nhảy đầm với chú rể. Còn cô dâu mang túi xách để được bỏ tiền vào. Sau đó, cô dâu và chú rể nhảy đầm với mọi người để được tặng quà ( tiền).
Đám cưới diễn ra thật lớn, thật to, thật là sang trọng. Nghi thức làm lễ tôn giáo thật trang nghiêm. Quan khách được mời hơn 300 người. Cô dâu và chú rể là người chủ động tổ chức đám cưới của chính họ. Đúng 11 giờ đêm, cô dâu và chú rể được mọi người đưa vào khách sạn để nghỉ ngơi và ngủ đêm. Chiếc xe hoa chở hai người mất hút trong đêm tối. Trời vẫn mưa rĩ rã...
Người anh trai của cô dâu đã tỏ ra xông xáo, tháo vác mọi việc, thật đảm đang, gần như đứng ra tổ chức lễ cưới cho em gái ( thay thế cha), thật cảm động. Cô dâu phụ chính và chù rể phụ chính, hết lòng lo cho cô dâu và chú rể. Đặc biệt ba cô dâu kết hợp ba màu da khác nhau: đen, trắng và Việt Nam. Một đứa cháu gái ( đàng gái) làm lễ rải hoa, rắc hoa trên lối đi để cô dâu đi. Ba cô dâu phụ trang điểm, đeo bông tai, sửa chữa áo cưới cho cô dâu chính, thật đậm đà tình nghĩa, tình người, tình hai dân tộc VIệt- Mỹ thâm giao.
Đứa con gái út đã làm cho cha mẹ nở mặt, nở mày với bạn bè, với dòng họ và với mọi người. Thật ra, sống trên đất nước Mỹ, quen biết với Mỹ rồi đi đến kết hôn, làm đám cưới với người Mỹ. Đó là chuyện bình thường, “ Nhập gia tùy tục, đáo xứ tùy thân.” . Đám cưới của con còn giữ được truyền thống của cha ông, lạy cha, lạy mẹ để xuất giá vu quy. Điều này làm cho cha mẹ được vui trong tuổi già. Họ hàng đàng trai rất đông
( người bản xứ), ông bà Nội, chú bác, cô, dì, cậu, chị của chú rể tham dự đông đủ.
Phong tục của Mỹ là con gái phải đi cưới con trai . Mọi tốn kém, mọi lo lắng đều dồn vào nhà gái. Uyển đã tỏ ra rất đảm đang, biết cha mẹ mình đã già, gia đình không khá giả, Uyển đã xoay sở, lo toan mọi việc, cùng với John sắp xếp chu toàn đám cưới. Đám cười kết thúc, hoàn tất khá thành công. Cả hai gia đình đều hoan hỷ.
Sau ngày đám cưới, Uyển đã gởi cho cha mẹ một cái cạc cám ơn, trong cạc có ghi:
“ Cám ơn Ba Má. Ba Má vì thương con mà đồng ý cho con ưng người mà con thương, tuy rằng không cùng màu da và cùng chủng tộc.”
Kết suôi gia, làm suôi gia với người Mỹ có gì vui vẻ đâu? Bà Quỳnh tự nhủ như vậy.
Kể từ lúc Uyển, con gái của bà quen thân và đi lại với John, rồi cả hai thương nhau, yêu nhau, bà Quỳnh đâu có biết, đâu có gặp cha mẹ John, tuy rằng John có đến nhà bà Quỳnh rất nhiều lần, ăn cơm chung với gia đình, đặc biệt là John rất thích ăn những món ăn Việt Nam, như bánh căn, bánh xèo, bánh canh, bún riêu, bún bò Huế, bún thịt nướng, nem nướng, đặc biệt là phở, chả giò, cơm gà...
Cha mẹ hai bên chỉ biết nhau khi Uyển và John làm lễ đính hôn. Trước đó, có lần bà Quỳnh đã tâm sự với Uyển:
- Má không còn sống bao lâu nữa, mong rằng con đừng có ý định lập gia đình với người Mỹ.
Uyển thất sắc, vội trả lời:
- Sao Má lại nói “ ác” như vậy?
Bà Quỳnh nhớ lại và giật mình...
Chưa đầy một năm Uyển và John đã đổi Job, đổi chỗ ở. Đùng một cái, họ di chuyển đồ đạc, xe cộ. Nhà cửa giao cho công ty cho thuê. Bà Quỳnh khóc, biết bao nước mắt. Nhìn cảnh cũ mà thiếu người xưa, nước mắt bà Quỳnh lại tuôn trào. Xin được đại diện cho các bà mẹ có con gả cho người Mỹ hoặc phải cưới Mỹ cho con. Nói gì thì nói, khó khăn lắm, phức tạp lắm, khác ngôn ngữ nên khó giải bày. Phong tục, tập quán khác hẳn. Con cái đủ 18 tuổi, phải sống riêng, tự lập, tự mình quyết định đời sống và tương lai của chính mình và ngược lại, cha mẹ cũng không thích con cái sống chung với mình (Khác hẳn Việt Nam nói riêng, Á Đông, nói chung) . Bắng chứng ở những căn nhà kế bên ( Hàng xóm gần nhà bà Quỳnh, chỉ thấy hai vợ chồng già ( hoặc một trong hai ) sống đơn độc, lẻ loi. Cạnh nhà bà Quỳnh, một bà già Mỹ, tuổi đã 84, sống một mình. Đứa con trai duy nhất của bà là một bác sĩ, tuổi đã 60, thường đến thăm mẹ, chở mẹ về nhà, hoặc chở đi ăn uống ở nhà hàng. Đôi lúc bà Quỳnh thấy bà ta lái xe đi thăm con trai hoặc tới nơi làm việc của con trai để nhìn con hoặc để giúp con. Một ông hàng xóm bên cạnh sống một mình với bệnh già ( bệnh tiểu đường), sống cô độc với con chó già trung thành, thật tội nghiệp, nhưng phải chấp nhận.
Bà Quỳnh đã đến tuổi về hưu. Bà đã làm xong thủ tục để hưởng chế độ, nhưng bà Quỳnh vẫn còn tiếp tục đi làm. Đi làm có thể là vui hơn ở nhà. Rảnh rang hay suy nghĩ lung tung...
“ Nhàn cư vi bất thiện”
Tha thứ và tha thứ. Tập tính “từ-bi-hỷ-xả”. Xả hết-bỏ hết. Đời chỉ là tạm bợ. Thế thôi!
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn