TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KẺ CÔ ĐƠN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KẺ CÔ ĐƠN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Wed May 12, 2010 6:34 pm    Tiêu đề: KẺ CÔ ĐƠN
Tác Giả: MINH TRANG




       
   KẺ CÔ ĐƠN
                                    MINH TRANG

       
     Ông Minh đang thong dong tản bộ trên lề đường phố E Black Oak Dr thì Bà Helen Jorden , người quen, ngụ cùng khu phố, đang đi ngược chiều, chận ông lại. Bà đưa cánh tay gầy trắng trẻo xanh xao, với những ngón tay da nhăn nhúm  chỉ về phía nhà ông Robert Sharp,  nơi có chiếc xe van màu đen bóng nổi bật, đậu trong parking lot bên hông ngôi nhà đúc khang trang của chủ nhân. Bà Mỹ trắng vừa cán mức “ Bát thập cổ lai hy” nói giọng nhỏ nhẻ, bùi ngùi, đầy vẻ xót xa thương tiếc vu vơ:
- Ông Minh ơi! Ông Robert Shart chết rồi!
Ông Minh kinh ngạc trố mắt nhìn bà cụ tóc bạc trắng như tuyết, lưng còng, thân hình mảnh mai, ốm tong, ốm teo như con mắm.
- Thế ư? Tại sao ông ta chết vậy, thưa cụ? Cách đây hai hôm tôi thấy ông ta đi xe lăn ngang qua nhà tôi, có cô y tá da đen đi theo hộ vệ mà. Ông ta vẫn khỏe manh. Tại sao ông ta chết thế?
- Đây này ông Minh ơi.
Bà dẫn ông Minh tiến về phía trước, cách nhà bà một khoảng ngắn. Bà chỉ lề đường
( concrete lane) của nhà hàng xóm sát nhà Bà. Nhà ông Domino. Nhà này nằm cách nhà Ông Robert nói trên hai căn hộ. Bồn cỏ của nhà này hơi thấp hơn lề đường làm bằng đá đúc xi mang chừng một phần ba gang bàn tay. Còn sân cỏ của các nhà khác ngang mức concrete lane nói trên. Chính ông Robert thường đẩy xe lăn dạo chơi vào buổi chiều. Ông này thụôc dạng Handicapped. Hai chân ông bị teo vì bị tai nạn trước đây. Sẽ kể chi tiết sau.
    Lúc bấy giờ Bà Helen nói, vừa khom người chỉ chỗ trũng của bồn cỏ cho Ông Minh thấy:
- Ông Robert vô ý lăn bánh xe lọt vào chỗ thấp này. Chiếc xe lăn bị nghiêng và ngã xuống nền cỏ phía bên lề đường concrete. Ông Robert bị Heart Attack và chết sau đó. Ông ta yếu quá. Ông chết vảo chiều ngày chủ nhật sau khi xe lăn ngã làm ông bị chấn thương tim. Thật tôi nghiệp cho ông ta. Ông này sống hiu quạnh lâu nay, không có người thân bên cạnh minh. Chỉ có y tá thay phiên túc trực săn sóc ông khi sức khỏe ông càng ngày càng yếu kém sa sút.
Ông Minh nhỉn bà cụ, hàng xóm tốt bụng:
- Còn Bà cụ cũng phải quan tâm săn sóc sức khỏe của mình nhé! Bà sống chung với con và cháu cũng đỡ cô đơn.
- Cám ơn Ông. Tôi già rối, Ông Robert còn trẻ thế mà sức khỏe kém quá. Chỉ vô ý làm ngã xe lăn chỗ thấp như thế mà lại tử vong. Thật là quá xui xẻo cho ông ta.
  Nói xong Bà Helen vội vã từ giã Ông Minh vô nhà. Bà này sống chung với cô con gái  tên Rosie và đứa cháu Ngoại, tên Jane, con gái duy nhất của con mình. Cả ba phụ nữ đều độc thân sống chung trong một mái nhà. Chồng Bà Helen, lớn hơn Bà khá bộn đã được Chúa gọi vể hầu Thanh Nhan Chúa lâu rồi. Bà không tái giá ở vậy nuôi con Rosie, đứa con duy nhất của hai người. Bà cũng sanh hai con trai nhưng chúng đã chết hồi còn nhỏ. Cái số của bà không có mạng nuôi con trai. Hữu sanh vô dưỡng. Quả thật Chúa bất công với Bà, không cho Bà hưởng lộc bên con trai lâu dài. Chúng đã bỏ Bà về với Chúa lúc mới vài tuổi đời  Con gái Bà cũng tình duyên và hôn nhân thật là truân chuyên, thiếu may mắn. Đã ly dị chồng rồi nuôi con gái duy nhất. Con cháu Ngoại của Bà , con Jane thì còn long bong. Tuy đã có bạn trai, nhưng nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn. Nó cũng cán mức hăm mấy năm rồi. Ở Mỹ mà, con cháu thật tự do. Chừng 18 tuổi là chúng thích ra ở riêng, xa cách cha mẹ ông bà. Tự do luyến ái ở tuổi vị thành niên Teenage. Cũng may là cả ba Bà cháu đoàn viên trong một ngôi nhà. Mẹ con sống chung nhau, hủ hỷ bên nhau. Cùng đùm bọc săn sóc nhau. Cùng chia bùi sẻ ngọt cho qua ngày đoạn tháng. Họ là dân Mỹ trắng, gốc Anh Cát Lợi một trăm phần trăm con ó xám xứ Cờ Hoa. Cô cháu Jane có việc làm tốt. Nó làm chủ chiếc xe mới nhất trong ba chiếc xe của gia đình Bà. Xe của Mẹ nàng là xe van màu đen cũ mèm. Xe của Bà Ngoại là xe cà tàng, cổ lổ sỉ nhất. Nó cứ nằm chơi xơi nước. Vì lúc này Bà Cụ kém sức khỏe nên ít chịu lái xe đi đây đi đó như trước đây.
      Con gái của Bà Helen, Ms Rosie, vừa cán mức “ Ngũ thập tri thiên mệnh”  Cô này cũng dáng dấp cao gầy như Mẹ mình. Da trắng như tuyết. Chân cẳng khẳng khiu như cây sậy. Hầu như mỗi buổi sáng là cô ta dẫn con chó xù nhỏ đi ra ngoài phồ, dọc theo các lề đường cho nó tiểu tiện. Còn con chó cao lớn hơn, loại chó berger, thì cô ta nhốt nó phía nhà sau. Nàng cũng nuôi mèo nữa. Nhưng cô thích nhất là chó vậy. Mèo và chó là loại thương súc ( pet) rất được đa số người xứ Cờ Hoa ngưỡng mộ. Theo thống kê, hàng năm dân Mỹ chi rất nhiều tiền trong việc nuôi dưỡng và săn sóc các thương súc này. Họ có cả bịnh viện chuyên môn chữa bịnh cho chúng nữa mà. Có thể nói  Hoa Kỳ là một quốc gia ưa chuộng và quý mến thương súc nhất thế giới.
      Xin trở lại người hàng xóm Robert Sharp ở gần nhà của Bà Helen. Ông này trước kia là một thanh niên da trắng, cao lớn, khôi ngô tuấn tú. Lúc bấy giờ có nhiều cô gái cở tuổi của người hùng thành phố Baton Rouge, LA mến mộ ghê lắm đó. Tuy nhiên anh ta chưa sống chính thức vợ chồng với giai nhân nào cả. Chỉ là bồ bịch thôi. Chỉ giao du trên danh nghĩa girl friends thôi. Lúc bấy giờ, Robert mới 25 cái xuân xanh. Anh ta ỷ mình đẹp trai có Job tốt lương hậu. Manager cho một siêu thị Mỹ. Hách lắm đó! Anh ta kén chọn ý trung nhân vô cùng. Anh có nhiều bồ bịch nhưng kiểu “ Ăn bánh trả tiền”. Người hùng chưa chịu thành hôn với cô nào cả.  Đùng một cái hiệp sĩ bị tai nạn xe hơi. Một gã Mỹ đen lái ẩu tung vào xe anh ta, làm anh bị chấn thương nghiêm trong cả hai chân. Y lái xe không có bảo hiểm vì vậy y dọt lẹ sau khi “ Hit” mạnh vào xe của Robert. Rồi sau đó y chạy thoát luôn nhờ trời tối và đoan đường vắng vẻ. Thế là bù trớt  Robert bị chấn thương thần kinh nghiêm trọng và đôi chân dần dần bị tàn phế. Anh phải đi xe lăn từ ấy.    
                         ooo
Lúc đầu ông sống chung với bố mẹ tại ngôi nhà nói trên thuộc  khu phố E Black Oak Dr, Baton Rouge, thù phủ của tiểu bang (TB) LA.  Sau đó song thân đều qua đời cả. Người anh lớn có gia đình ở tận thành phố Alexandria, cũng thuộc TB này. Thành phố  tọa lạc cách xa nhà ông ngụ trên hai giờ lái xe. Còn ngôi nhà của cô chị cả ở cách xa nhà ông khoảng bốn mươi  lăm phút lái xe. Kể từ khi cha mẹ ông già yếu, đau bịnh và vĩnh biệt trần gian về Nước Thiên Đàng, hầu hạ bên Chúa thì ông sống cô đơn hiu quạnh cho đến ngày lìa trần. Ông anh và bà chị ở xa ông, ít khi lui tới thăm ông và ông cũng ít khi gặp mặt họ.  Sau khi bị tai nạn và trở thành tàn phế thì anh chàng khôi ngô tuấn tú một thời Robert Sharp trở thành kẻ cô đơn nhất tại địa phương. Các người tình chỉ ghé thăm hiệp sĩ hào hoa phong nhã có một lần, rồi lặn mất tiêu luôn, khi nhận ra anh ta không còn làm ăn gì được nữa, lạy Chúa tôi!.  Robert tiền bạc cũng cạn dần. Anh hưởng tiền bệnh  Disability của Liên Bang, và tiền trợ cấp Extra Help hàng tháng của TB. Ngoài ra TB còn trả tiền cho các y tá thay phiên nhau đến nhà săn sóc ông vì ông đi đại tiểu tiện khó khăn cũng như lúc lên xuống xe hơi hay đi đây đó, phải có người dìu ông, giúp đỡ lái xe hay săn sóc thuốc men cho người tàn phế. Tính ra, ông Robert đã hưởng các khoảng tiền chi trả cho Bác Sĩ, tiền thuốc men, cũng như  thù lao cho các y tá săn sóc phục vụ cho ông ngày đêm tại nhà mỗi tháng khá bộn bạc. Ông bị bịnh teo chân kể ra cũng hơn ba mươi năm rồi. Lúc bấy giờ, Ông vẫn khỏe mạnh hay đi xe lăn ra ngoài lề đường phố, phía trước nhà mình, hầu có thể thờ hít khí trời mát mẻ vào buổi xế chiều hay những ngày nắng ấm, thời tiết khô ráo, êm dịu, mát mẻ. Ông thích hưởng những giây phút thoải mái, vui vẻ, giải trí bên ngoài nhà. Không khí thoáng đãng cho trong người dễ chịu. thong dong vậy mà  Nằm trong nhà mãi cũng chán ngấy. Ngoài ra, Ông Robert cũng  có thú vui  đọc sách báo hằng ngày cho đỡ buồn. Bởi vậy ông đặt mua nhật báo “ The Advocate” thường xuyên để đọc các mục như tin tức về Hoa Kỳ, và khắp nơi trên thế giới, thời sự, chính trị, kinh tế,  xã hội... cho giải trí đỡ buồn trong lúc cô đơn hiu quạnh nằm trong nhà.. Các cô y tá phục vụ cho ông, ông cũng chọn kỹ lắm. Có cả Mỹ trắng lẫn Mỹ đen. Cô nào vui vẻ, rành nghề chuyên môn, phục vụ săn sóc ông tử tế chu đào thì có thể làm việc lâu dài tại nhà ông. Còn cô nào tay nghề kém hay không khéo léo, tận tụy săn sóc bịnh nhân thì chỉ phục vụ bên ông một thời gian là ông xin thay người khác ngay. Chẳng hạn cô Linda y tá da màu. Cô này gầy nhưng dáng dấp nhanh nhẹn. Cô thích nói chuyện tào lao thiên tuớng bên ông, khi cô đưa ông ra ngoài phố. Cô ta thuộc dạng xảnh xẹ, có tài ngồi lê đôi mách hơn là chịu khó, siêng năng trong khi nấu nướng thức ăn ngon lành, săn sóc thuốc men, tắm rửa cho ông.
          Thành thật mà nói, cô y tá da màu này, quả là một người có khiếu về kể chuyện trên trời dưới đất, bình luận viên thời sự nhiều hơn là y tá chuyên môn rành tâm lý người bịnh. Vì vậy Ông Robert không thích cô Linda- Xảnh- Xẹ lắm.
 Ông Minh còn nhớ chiều hôm đó, ông đang đi tản bộ trên lề đường ngang qua phía trước nhà ông Robert như thường lệ, ông gặp cô Linda đứng bên cạnh xe lăn của chủ nhân Robert. Cô đang thuyết minh thao thao bất tuyệt về một vấn đề gì đó. Ông Robert ngồi trên xe lăn chăm chú nghe cô gái da đen tóc quăn, mặc áo cánh màu rằn ri và chiếc quần đen, đứng bên cạnh, vừa hầu hạ ông, vừa kể chuyện Tam Quốc Chí xã hội Mỹ thì phải. Nảng đang say sưa kể chuyện cho bịnh nhân nghe. Lúc ấy, Ông Minh  chào cả hai người. Họ vui vẻ chào lại ông. Bỗng nhiên cô Linda nhớ sực điều gì đó. vội tiến về chiếc xe Camry màu trắng của cô, đang đậu trên sân cỏ của nhà ông Robert. Các cô y tá thay phiên nhau lái xe lại nhà bịnh nhân để săn sóc cho đương sự, theo sự sắp xếp của cơ quan y tế chình quyền tiểu bang, như đã kể trên. Lúc này cộ Linda cầm chiếc áo khoác màu  đen mịn như nhung dành cho trẻ con  chừng 6, 7 tuổi, mặc ra ngoài vào mùa lạnh. Cô ta nhìn ông Minh tươi cười vui vẻ:
-Xin biếu ông cái áo khoác này cho cháu ông mặc.
Ý cô ta muốn tặng chiếc áo khoác này cho con Anna Dao, cháu ông. Con bé  thỉnh thoảng đi xe đạp hay tản bộ theo ông Nội trên lề đường nên cô ta tặng chiếc áo. Trông áo choàng tuy màu đen nhưng lớp trong là nhung kết lại. Ông Minh lịch sự đưa tay nhận chiếc áo từ bàn tay gầy nhỏ nhắn đen đúa của cô ta.
- Thank you very much.
Cô ta nhìn ông Minh vui vẻ:
- You’re welcome!
Trong khi cô Linda bước vào hàng hiên nơi có chiếc xe van màu đen bóng của chủ nhân, Ông Robert vẻ mặt không hài lòng, không hoan hỷ lắm. Ông nhìn ông Minh đã nhận chiếc áo cánh nói trên và đjnh quay bước tản bộ về nhà mình, cũng nằm bên phải con phố phía trên xa gần ngã ba.Ông Robert đưa mắt liếc xéo về phía cô Linda còn ở bên trong nhà và nhìn ông Minh. Ông nghiêm nghị hỏi một câu  không vui, có ý nói ra vậy mà:
- Ông thích cái áo con nít, màu đen thui như thế ư?
- Dạ không phải. Cô ta có lòng tốt cho, nên tôi tạm nhận vậy mà. Để đem về nhà hỏi xem cháu tôi có thích không?
Ông Minh hiểu ý ông Robert ngay. Ông có cảm giác ông chủ nhà, bịnh nhân kia không ưa cô y tà da màu, có thân hình ốm nhom, nhưng cái miệng thì phong phú, giàu ý tưởng và ưa nói chuyện tào lao, thị phi thiên hạ. Hoặc giả ông ta kỳ thị chủng tộc. Thật ra tại xứ sở Hoa Kỳ, “ The Melting Pot Country” đa màu da, đa chủng tôc, đa tôn giáo này, tình ngưởi lâu nay ấm lạnh, mưa nắng bất thường, già trị con người tính bằng đô la. Sư kỳ thị nhau vì khác biệt  về các mặt nói trên là bình thường vậy.  Dĩ nhiên ông Robert thích cô y tá đồng màu da chủng tộc với mình hơn. Cô nàng dong dỏng cao, da trắng, tóc vàng, mất mèo xanh lơ. Họ gần nhau hơn, thân tình nhau hơn, đương nhiên rồi. Thật ra cô y tá  bạch mao hay đậu chiếc xe truck màu trắng trên sân cỏ trước nhà ông Robert vào ban đêm Cô ta trực ban đêm tại nhà ông. Cô ta tỏ ra gần gũi và thân mật với chủ nhân hơn cô Linda.. Thật ra, Ông Minh chỉ suy đoán thôi. Hoặc giả ông có cảm giác như thế vì định kiến hay thành kiến vậy mà. Không rõ có phải như thế không?
     Chiều hôm ấy ông Minh đem áo về nhà cho cháu mặc thử. Cháu ông chưa kịp mặc thì bà Thanh, bà xã ông Minh, liền cật vấn ông chồng tại sao có cái áo khoác con nít màu đen tuyền như thế? Bà có thành kiến và dị ứng với cái gì màu đen. Bà cho màu đen là xui xẻo. Thiếu may mắn. Vả lại không nên nhận quần áo của người ngoài.
     - Thiếu gì quần áo cho cháu mặc mà ông nhận làm gì cái thứ áo đen đúa, xấu xí, xui xẻo như thế? Ông hãy đem trả lại cho cô ta đi? Đi bộ không lo đi mà cứ la cà nói chuyên tào lao với họ làm gì vậy?
 Ông Minh bực mình, cự lại bà Chằn Lửa hay mê tín dị đoan vô căn cứ
- Không nhận thì thôi. Hãy bỏ nó vào thùng rác là xong. Trả lại làm chi cho mất lòng người tốt bụng có nhã ý tặng mình. Bà khò tính quá!
- Ông phải đích thân đem trả lại cho họ. Như thế không lo bị xui xẻo nữa.
Để vừa lòng bà xã, ông Minh tiếp tục đi tản bộ và cầm chiếc áo đến nhà ông Robert, gõ cửa ra vào, vì họ đã vô nhà rồi. Không còn hóng mát trên lề con phố phía trước nhà nữa.
Khi cô Linda ra mở cửa, ông Robert ngồi xe lăn nơi phòng khách nhìn ra.
- Xin gửi lại chiếc áo cho cô nhé! Cháu tôi không thích áo màu đen ạ. Cám ơn cô nhiều lắm!
Ông Robert mỉm cười hài lòng nhìn ông Minh vì ông  biết rắng ông Minh đã hiểu ý của ông. Có thể Ông không ưa cô Linda nên không thích ông nhận áo của cô ta biếu. Vậy thôi. Dĩ nhiên Ông Minh suy đoán theo cảm tình chủ quan của mình thôi. Lúc bẩy giờ Cô Linda hơi khựng lại. Cô ta ngạc nhiện nhìn ông Minh nói:
- Cháu không thích màu đen ư? Chiếc áo làm bằng nhung còn mới và đep mà không nhận à?
Cô ta lấy lại cái áo với vẻ mặt không vui.
 Bẳng đi một thời gian Ông Minh không gặp cô Linda nữa, mỗi khi ông đi tản bộ thể dục qua nhà ông Robert, mỗi ngày hai bận. Buổi sáng sớm và buổi xế chiều. Có nhiểu y tá thay phiên lại nhà phục vụ, săn sóc Ông Robert, nhưng bóng hình người thiêu phụ mảnh mai tốt bụng Linda đã không thấy xuất hiện nữa. Họ thường làm việc linh tinh giúp ông Robert, ngoài việc take care ông về thuốc men ăn uống, đi vệ sinh,  như nhặt bịch nylon đựng nhật báo The Advocate mỗi buổi sáng họ vất trên bãi cỏ trước nhà,  đem vào nhà cho chủ nhân. Tại đây cứ mỗi bình minh chừng 5 giờ rưỡi sáng là có người lái xe truck chở báo, quăng trên sân cỏ, hay lối đi vào nhà của khách hàng đã order. Tài xế kiêm công nhân bỏ báo, vừa lái xe, vừa quăng gói báo qua cánh cửa hong đã hạ kính thấp hai bên tài xế  Một hôm Ông minh tản bộ ngang nhà hiệp sĩ đi xe lăn nói trên, ông này đang ngồi xe lăn phía trước nhà mình. Bên cạnh là cô y tá da màu, mâp mạp, vẻ mật sáng sủa. Chàng lịch sự ngước nhìn hai người chào. Ông Robert cũng vui vẻ chào hỏi lại. Cộ ta liền nhìn ông Minh, vẫy tay như ra lịnh vậy:
- Come here, please!
Chàng ngạc nhiên nhìn họ.
- You call me!
- Come here, please!
Thế là chàng đi vào hàng hiên, nơi họ đang trò chuyện vui vẻ.
Khi chàng vào tới nơi, cô ta đưa cho chàng bức tranh bẵng giấy vẻ đơn giản bức hình ngoằn ngoèo kèm hai hàng chữ Tàu. Chàng không hiểu gì cả. Lúc ấy Ông Minh cám ơn họ và từ chối vì bức tranh toàn chữ Tàu không có hình ảnh rõ ràng. Chàng không thích nhận nó:
-Thank you very much. I’m sorry, I don’t understand Chinese characters.
Thì ra Ông Robert có nhã  ý tặng bức tranh cho chàng, nên bảo cô y tá gọi chàng vào hiên nhận nó. Ông ta tỏ ý không vui khi ông khách từ chối món quà tặng. Sẵn dịp ông khen chủ nhân giàu có thuê mướn nhiều cô y tá phục vụ cho mình. Ông Robert tươi cười nhìn chàng thú thiệt:
- The State pays me .
Sẵn dịp chàng vui miệng hỏi chủ nhà:
- I don’t see the lady who gave me a black coat before. Where is she now, Sir?
- Oh! Mrs Linda no more works here.
Thì ra, đúng như sự suy đoán của chàng, ông chủ Robert không hài lỏng cô y tá da màu gầy đét, có tật nói nhiều này. Cô y tá thay thế cô ta, mặt mày trông sáng sủa, mập mạp hơn. Ông chủ và cô ta đang vui vẻ trò chuyện ngoài hàng hiên. Buổi chiều xuân thật ấm áp, êm ả, tại khu phố bé nhỏ của thành phố thủ phủ tiểu bang miền đông nam HK.
     Cùng chính cô này đi kèm bên ông Robert khi chủ nhận lăn xe trên lề con lộ ngang qua nhà chàng hôm trước. Thế mà hôm nay ông ta đã từ giã cuộc đời vốn vô thuờng, giả tạm và đầy khổ đau hệ lụy này.
   Phải thành thật nói rằng cuộc sống tại xứ Cờ Hoa quá ư bận rộn. Ai nấy lo “ cày” để trả bill đủ thứ trên đời. Vì vậy, ít có ai quan tâm đến người khác, ngoài bản thân minh và gia đình minh, người thân, vợ chồng con cháu bà con của minh thôi. Thật ra cuộc sống của dân Mỹ có tính cách khép kín. “ Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” Họ sống tự do thoải mái. Tôn trọng tự do cá nhân và đời tư của người khác. Vì vậy Ông Robert đã chết như thế mà hàng xòm, láng giềng, khu phố, không ai buồn quan tâm để ý tới. Thậm chí có một số nhà hàng xóm quanh nhà ông không biết ông ta đã về với nườc Chúa mấy hôm rồi. Tuy nhiên có ông bà Tổ Trưởng Khu Phố, nhà cũng gần nhà ông Robert, biết ông ta đã ra người thiên cổ. Bà này tuy theo Đạo Chúa, nhưng lại tu hạnh bố thí, hạnh ban vui. Thật vậy từ lâu nay, ông bà hay mua thức ăn làm bằng hạt như gạo, đậu, bánh mì nghiền nhỏ, bỏ trên chiếc khây lớn, đặt duới gốc cây phía trước nhà, cho chim chóc các nơi bay lại xơi ngon lành. Ông bà thường núp sau cánh cửa sổ nhìn ra, thưởng thức quang cảnh tưng bừng của bữa yến tiệc do họ đãi chim chóc đủ lọai bay về tham dự bữa ăn ngon lành. Ông bà đã hưởng hưu trí. Các con cháu đều ở xa nhà họ. Họ thích tiêu khiển, giải trí. giải sầu bằng trò chơi trên những lúc nhàn hạ
      Trước đây, Ộng Minh đã mấy lần trò chuyện với ông bà Tổ Trưởng nói trên, người hàng xóm da trắng có học thức và tử tế với dân tị nạn lâu nay. Bà vợ tuy cao niên nhưng còn khỏe mạnh, dáng dấp còn mượt mà duyên dáng của thời con gái. Ông chồng cũng gốc dân Ái Nhĩ Lan như bà xã mình, cùng  quê hương của cố Tổng Thống Kennedy. Họ theo đạo Công Giáo. Đa phần ở khu phố này là dân theo đạo Tin Lành. Baptist Church, ngoại trừ ông bà. Có lần khi biết ông Minh là dân VN thờ cúng ông bà và Phật Tử. Bà tỏ ra thật lịch sự, mỉm cười nhìn ông khách hàng xóm hay tản bộ ngang nhà họ. Bà này quả là một nhà trí thức, đọc nhiều, học rộng. Nghe nói Bà là GS Đại Học dạy Triết và Tâm Lý Học, nay đã hưu trí. Bà tỏ ra rành rẽ v ề vấn để tôn giáo, đức tin, tâm linh, và hiểu nhiều triết lý sống của Đạo Từ Bi. Bà nhìn ông Minh rồi thao thao bất tuyệt nhưng giọng nói chậm rãi, từ tốn, rõ ràng:
- Thật ra theo tôi, đạo nào cũng dạy con người ăn hiền ở lành. Tôn giáo nào cũng tốt cả, Chỉ có con người là xấu ác thôi, phải không ông? Tôi có dịp đọc trên Net. Đạo Phật với quan niệm sống hòa đồng với mọi  người, dùng tâm từ bi, hỷ xả. Tâm bao dung và nhẫn nhục cảm hóa mọi người. Sống cởi mở hòa bình. Hóa gỉải mọi hận thù tranh chấp, phải không ông?
- Dạ phải, thưa Bà. Bà rành triết lý sống của Phật Giáo quá!
Bà tươi cươi vui vẻ, Bả khiêm tốn nói:
- Không dám. Ông quá khen.  Tôi chỉ biết chút ít thôi. Đời là vô thường, giả tạm như Phật Giáo chủ trương. Theo tôi đó là chân lý.
Sau nhiều lần có dịp trò chuyện tâm tình với ông bà Tổ Trưởng.. Bà cũng cho biết thêm vể phong tục tập quán của người Mỹ hay người Tây Phương. Điều này khác xa với truyền thồng, tập tục của dân Á Đông, nhất là dân VN.
  Thật vậy, dân Mỹ rất tôn trọng tự do cá nhân, và cuộc sống riêng tư của mỗi người. Con cái chừng 18 tuổi là thích tách rời khỏi nhà của cha mẹ mình. Chùng sống độc lập, sống theo sở thích của mình. Cha mẹ không can thiệp vào đời sống của chúng. Khi đã thành hôn và lập gia đình, chúng cũng sống xa khỏi tổ ấm của song thân mình. Vì vậy cha mẹ cũng quen sống riêng rẽ, khỏi bận bịu con cháu hằng ngày. Sự hiếu đạo của con cháu ở Mỹ đối với cha mẹ, ông bà thật là lạnh nhạt, hiếm hoi . Chúng thường sống cho chúng. Chỉ quan tâm đến chúng thôi. Ông bà cha mẹ sống hiu quạnh ở nhà mình hay Nursing Home. Lâu lâu con cháu mới gọi điện thoại hay đến nhà viếng thăm cha mẹ, ông bà mình. Cuôc sống tại Xứ Cờ Hoa, đất nước văn minh, giàu mạnh, tiến bộ về y học, khoa học, văn hóa, kỹ thuật, điện toán, xã hội phát triển, giá trị con người được tính bằng sự thành công về tài chánh, tiền bạc và địa vị xã hội, chính trị.... Chủ nghĩa vật chất
“ Materialism” đang hoành hành chế ngự mọi thứ khác tại các nước Tây Phương, nhất là HK. Vật chất được đề cao, ca tụng. Còn tinh thần càng ngày càng sa sút. Các giá trị về đạo đức, luân thường, đạo lý, về hiếu để, nhân ái, từ bi. bác ái, vị tha... hầu như càng ngày càng  hiếm hoi, càng sa sút, càng bị xóay mòn rất thê thảm. Tư do cá nhân và đồng tiền chế ngự mọi thứ khác. Cuộc sống vì vậy trở nên bận rộn, lu bu, tất bật. Thời giờ là vàng bạc mà! “ Time is money” như câu ngạn ngữ thời thượng hằng ngày của dân Mỹ. Vật chất càng phong phú bao nhiêu thì tình người càng sa sút hao gầy bấy nhiêu. Chỉ có tiền là trên hết.  
       “ Có tiền mua Tiên cũng được”  Câu này hầu như vẫn có giá trị trong cuộc sống bon chen của con người, luôn bận rộn vì miếng cơm manh áo. Ai cũng rán “cày” lo kiếm đô là trả bill, hầu có cuộc sống sung túc hơn, giàu có hơn, hạnh phúc và phồn vinh hơn.  
        Xin trở laị việc hiệp sĩ cô đơn Robert đã về Nước Thiên Đàng hầu Thanh Nhan Chúa. Bà Tổ Trưởng Khu Phố nói trên, nhìn ông Minh, chiều hôm ấy, có ý kiến thật sâu sắc. Bà đúng là một thức giả am tường triềt lý và nhân sinh quan của cụôc sống nhân sinh:.
- Ông Robert ra đi nhẹ nhàng như thế cũng tốt thôi, phải không Ông Minh? Ông ta bị tàn phề, phải  đi xe lăn, hai chân và sống lưng nhức mỏi hằng ngày suốt hơn ba mươi năm qua. Ông ta lại sống cô đơn.vò võ một mình trong ngôi nhà hiu quạnh, vắng vẻ, đìu hiu như thế. Mặc dù ông ta có y tá săn sóc, nhưng có những lúc ông phải sống thui thủi một mình trong phòng riêng. Chúng ta nguyện cầu Thiên Chúa ban phúc lành cho kẻ quá cố thiếu may mắn lâu nay, được vể Nước Thiên Đàng hầu bên Đức Chúa Trời.
- Bà nhận xét thật sâu sắc! Cầu cho ông ta an vui nơi Cõi Vĩnh Hằng.
                              ooo
       Một điều lạ lùng đã xảy ra tại nhà kẻ quá cố. Kể từ ngày Ông Robert chết đến nay, ngôi nhà có chiếc xe van màu đen đậu bên hong nhà, vắng ngắt như Chùa Bà Đanh. Bà Chị Cả của Ông ở xa. Phải gần cả tiềng lái xe hơi Bà mới đến nhà này được. Còn ông anh ở thành phố khác, phải mất hai giờ lái xe mới tới nơi. Ngôi nhà kẻ quá cố, cứ chiều tối là có ánh đèn sáng nhờ nhờ, hắt ra từ cánh cửa sổ phía mặt tiền. Tại sao vậy? Chằng lẽ có người ngụ trong nhà mở đèn. Thật là vô lý hết sức. Hay là chủ nhân đã mở đèn khi còn sống. Giờ chết đi, không ai tắt đèn này? Tuy nhiên thỉnh thoảng đèn lại tắt vào ban ngày. Như có ai đã đến nhà, mở cửa, vào tắt đèn hộ. Rồi ban đêm họ lại mở đèn sáng. Tóm lại, đèn ở chỗ cửa sổ nói trên, khi mở, khi tắt. Như là có người ở trong nhà vậy. Hai gia đình hàng xóm không thấy ai lái xe đến nơi, buớc vào nhà, hay ai đó mở cửa vào nhà. Nhưng tại sao lại có hiện tượng ánh đèn sáng chiếu từ trong nhà ra khung cửa sổ vậy?  Vì thế có một số người hiếu kỳ, thắc mắc, nhìn nhau góp ý, nửa đùa nửa thật:
- Này ông bạn ơi! Lạy Chúa! Trong nhà ông Robert có ma ( ghost). Tại sao đèn sáng trong khi nhà không ai ở?
- Chắc là quỷ hiện về rồi! ( The devil haunts there)
Người khác chen vào:
- Có lẽ hồn ma của chủ nhà ( The spirit) lai vãng, bật đèn vì còn luyến tíếc chỗ cư ngụ lâu nay của minh chăng?
Ông ta vừa dứt lời, cả đám khách hiếu kỳ, nhìn ánh đèn lung linh ngời chiếu qua khung kính cửa sổ trước nhà ông Robert, rồi cùng cười to, thoải mái, sảng khoái vô cùng. Ông Minh cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiền liếc nhìn ánh sáng vàng vọt từ bên trong nhà hắt qua khung cửa kính. Chính ông cũng không rõ hư thực ra sao. Ông cũng thích thú cười vang với đám người tò mò này, trong lúc đi tản bộ vào buổi bình minh như thường lệ.                        .
                                        MINH TRANG                                              
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân