TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TUỔI GIÀ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TUỔI GIÀ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Mar 27, 2010 11:37 am    Tiêu đề: TUỔI GIÀ
Tác Giả: THANH ĐÀO






TUỔI GIÀ

   ( Thân tặng nhà thơ Khúc Minh Hương
       và  quý vị thân hữu THDTNT )

Người đời đến tuổi cao niên
Tâm hốn vẫn trẻ, vẫn duyên mượt mà.
Thân hình gầy guộc, nhăn da
Hao mòn sừc khỏe, tình ta vẫn đầy.
Già rồi, già mặt, già mày
Chân tay già hết, lòng này còn xuân.

Hạnh Anh Nhi đẹp vô ngần
Lo âu phiền não, ngoài sân gió lùa.
Tử sinh là luật nắng mưa
Trụ vào chánh niệm hiện giờ an vui.
Đạo Đời hòa hợp tuyệt vời
Từ bi, bác ái, tình người nở hoa.
Hận thù ganh ghét bay xa
Thân tâm an lạc cho ta yêu đởi.
Quá khứ lặn mất lâu rồi
Tương lai chưa tới, hãy thôi bận lòng.
Bao dung nhẫn nhục qua sông
Ở/ đi tự tại, thong dong, an bình.

 

THANH ĐÀO




Về Đầu Trang
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Sat Mar 27, 2010 9:49 pm    Tiêu đề:

Kính Thày ,
Khúc Minh Hương xin chia xẻ với Thày và các Anh Chị  , các bạn một Bài Kinh mà mỗi khi thấy phiền não lại đem ra đọc .
Kính cảm ơn Thày về bài thơ như Một Bài Pháp ngắn.

Kinh Diệt Trừ Phiền Giận
  Đây là những điều tôi đã được nghe, hồi Bụt còn cư trú trong tu viện Cấp Cô Độc, rừng Thắng Lâm, tại thành Xá Vệ.

Hôm ấy, tôn giả Xá Lợi Phất nói với các vị khất sĩ:

"Này các bạn đồng tu, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các vị về năm phương pháp diệt trừ phiền giận. Xin các bạn lắng nghe và chiêm nghiệm.
Các vị khất sĩ vâng lời và lắng nghe.
Tôn giả Xá Lợi Phất nói:

- Năm phương pháp diệt trừ phiền giận ấy là những phương pháp nào? (C)

Đây là phương pháp thứ nhất, này các bạn:

Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương nhưng lời nói lại dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

Này các bạn tu, ví dụ có một vị khất sĩ tu theo hạnh a lan nhã, ưa mặc y phấn tảo, một hôm đi qua một đống rác bẩn có phân, nước tiểu, nước mủ và các thức dơ dáy khác, trông thấy một tấm vải còn lành lặn. Vị ấy dùng tay trái cầm miếng vải lên và lấy tay phải căng nó ra. Thấy miếng vải chưa bị rách thủng mà cũng không bị phân, nước tiểu, nước mủ và các chất dơ bẩn khác dính vào, vị ấy liền xếp miếng vải lại, cất lấy, đem về nhà để giặt sạch và may chung với các tấm vải khác làm y phấn tảo. Cũng như thế, này các bạn tu, khi có một người mà hành động không dễ thương nhưng lời nói còn dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới hành động của người ấy mà chỉ nên chú ý tới lời nói dễ thương của người ấy, để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)

Đây là phương pháp thứ hai, này các bạn:

Nếu có một ai đó mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ thương thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

Này các bạn tu, ví dụ như cách thôn xóm không xa có một hồ nước sâu nhưng mặt nước lại bị rêu cỏ che lấp. Lúc bấy giờ có một người đi tới gần hồ, tự thân đang bị sự đói khát và nóng bức hành hạ. Người ấy cởi áo để trên bờ hồ, nhảy xuống, dùng hai cánh tay khoát rêu cỏ ra và khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước mát dưới hồ. Cũng như thế, này các bạn tu, khi có một người mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới lời nói của người ấy mà chỉ nên chú ý tới hành động dễ thương của người ấy thôi để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)

Đây là phương pháp thứ ba, này các bạn:

Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương nhưng trong tâm vẫn còn có chút dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

Này các bạn tu, ví dụ có một người đi tới một ngã tư kia, kiệt sức, khát nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn. Tại ngã tư ấy có một vết chân trâu, trong ấy còn đọng lại một ít nước mưa. Vị này nghĩ: "Mặc dù nước trong lỗ chân trâu ở ngã tư đường này rất ít, nhưng nếu ta dùng tay hoặc lá cây để lấy thì ta sẽ có thể quấy cho nó đục ngầu lên và sẽ không uống được, do đó sẽ không thể trừ bỏ được sự khát nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn trong ta. Vậy ta hãy quỳ xuống, tay và đầu gối áp sát đất, dùng miệng mà uống nước trực tiếp." Người ấy liền quỳ dài xuống, tay và đầu gối áp sát đất, đưa miệng vào lỗ chân trâu mà uống. Cũng vậy, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà hành động không dễ thương và lời nói cũng không dễ thương nhưng trong tâm vẫn còn có chút ít sự dễ thương, thì ta hãy đừng nên để tâm nghĩ tới hành động và lời nói không dễ thương của người ấy mà hãy nên chú ý tới cái chút ít sự dễ thương còn có trong tâm người ấy thôi để có thể dứt trừ được sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)

Đây là phương pháp thứ tư, này các bạn:

Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không còn lại một chút gì gọi là dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

Này các bạn tu, ví dụ như có một kẻ đi xa, trên con đường dài nửa đường bị bệnh. Khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn đồng hành, thôn xóm phía sau đã lìa bỏ lâu rồi mà thôn xóm phía trước cũng còn cách đó rất xa, người đó đang lâm vào tình trạng tuyệt vọng, biết mình sẽ chết ở dọc đường. Trong lúc ấy, có một người khác đi tới, thấy được tình trạng này, liền ra tay cứu giúp. Người ấy dìu người kia tới được thôn ấp phía trước, chăm sóc, chữa trị và chu toàn cho về các mặt thuốc thang và thực phẩm. Nhờ sự giúp đỡ ấy mà người kia thoát nạn. Sở dĩ người kia thoát nạn, đó là nhờ ở lòng thương xót và lân mẫn của người này. Cũng như thế, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không còn lại một cái gì có thể gọi là dễ thương hết, thì ta phải phát khởi tâm niệm này: "Một người mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà tâm ý cũng không dễ thương là một người rất đau khổ, người này chắc chắn đang đi về những nẻo đường xấu ác cực kỳ, nếu không gặp được thiện tri thức thì người ấy sẽ không có cơ hội chuyển hóa và đi về các nẻo đường hạnh phúc." Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót và lân mẫn, diệt trừ được sự phiền giận của ta và giúp được cho kẻ kia. Người có trí phải nên thực tập như thế. (C)

Đây là phương pháp thứ năm, này các bạn:

Nếu có một ai đó mà hành động dễ thương, lời nói cũng dễ thương mà tâm ý cũng dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận hoặc ganh ghét với kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.

Này các bạn tu, ví dụ cách ngoài thôn xóm không xa có một cái hồ thật đẹp, nước hồ đã trong lại ngọt, đáy hồ sâu mà bằng phẳng, bờ hồ đầy đặn, cỏ xanh mọc sát quanh hồ, bốn phía cây cối xanh tươi cho nhiều bóng mát. Có một kẻ kia đi tới bên hồ, khát nước, phiền muộn, nóng bức, mồ hôi nhễ nhại. Người ấy cởi áo, để trên bờ hồ, nhảy xuống, khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước; tất cả những nóng bức, khát nước và phiền muộn của mình đồng thời tiêu tán hết. Cũng vậy, này các bạn tu, khi thấy một người mà hành động dễ thương, lời nói dễ thương mà tâm địa cũng dễ thương thì ta hãy nên nhận diện tất cả những cái dễ thương của người ấy về cả ba mặt thân, khẩu và ý mà đừng để sự phiền giận hoặc ganh ghét xâm chiếm ta. Nếu không biết sống hạnh phúc với một người tươi mát như thế thì mình thực không phải là một người có trí tuệ. (C)

Này các bạn tu, tôi đã chia sẻ với quý vị về năm phương pháp dứt trừ sự phiền giận."

Sau khi nghe tôn giả Xá Lợi Phất nói, các vị khất sĩ vui mừng tiếp nhận và hành trì theo. (CCC)

(Trung A Hàm, kinh thứ 25)

(Kinh tương đương trong tạng Pali: Aghatavinaya sutta, A.III.186)
Về Đầu Trang
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Sat Mar 27, 2010 9:49 pm    Tiêu đề: LÊN NON TÌM ĐỘNG HOA VÀNG
Tác Giả: THÁI TÚ HẠP

THƠ PHẠM THIÊN THƯ
Lên Non Tìm Động Hoa Vàng
Những nhà chân tu Phật giáo ngày xưa quan niệm đi vào con đường Tôn Giáo phải xuất thế tìm nơi non cao tĩnh lặng để theo đuổi cuộc hành trình ngắn ngủi của một kiếp người. Một kiếp nhân sinh tạm bợ bằng thân xác đầy dẫy những sinh lão bệnh tử, thật cô đơn tội nghiệp giữa vô cùng buồn thảm của vũ trụ. Nơi nương tựa thực tiễn chỉ còn cách quay về với chính cái Tâm sâu thẳm, để truy tầm sào huyệt Tâm Trí An Bình. Khi đã ngộ được cái Tâm Chánh Niệm lúc đó mới đạt niềm hạnh phúc viên mãn trong đời sống. Nhiều Thiền sư đã diện bích để soi tâm, để tìm chính con đường đạo ở trong Tâm:
Diệu tính hư vô bất khả phàn
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn.
Tính không huyền diệu vô vàn
Tâm không ngộ được nghĩ bàn gì đâu?
Núi cao ngọc cháy đậm màu
Trong lò sen thắm cho dầu lửa thiêu...

(Lời Dạy Trước Khi Mất Thiền sư Ngộ Ấn)

Trong kinh Phật còn viện dẫn "Chiến thắng ngàn quân không bằng tự chiến thắng mình. Đó là chiến công oanh liệt nhất." Ông Phạm Thiên Thư như một đạo sĩ xuống núi từ Chùa Pháp Hoa và ông như người rao giảng hiền hòa về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... nhất là ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát-Nhã quả là một hành động phi thường.

Mầu nhiệm thay Kim Cương!
Lạ lùng thay Kim Cương...

...Ước gì lòng tôi biến thành Kim Cương để phá tan biên giới Ta với phi Ta, để liễu ngộ sinh tử, để hết trụ vào Ta, cho cái tâm giải thoát.

Phải chăng đấy là cái tâm "Ưng vô sở trụ mà Sinh" nó đã dẫn dắt Huệ Năng về Tào Khê, nó đa làm sao cho Thái Tông khoát nhiên tự ngộ vai trò lãnh đạo nhân dân "dĩ thiên hạ tâm vi tâm- dĩ thiên hạ dục vi dục". Vào sinh ra tử suốt cả một đời ngõ hầu thực hiện cái nghĩa vô tâm:

"Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
Bạch vân xuất tụ bản vô tâm"

(Giáo sư Nguyễn Đăng Thục giới thiệu Phạm Thiên Thư).

Những nhà thơ Phật giáo đã số thường thi triển nguồn cảm hứng dựa trên nền tảng tôn giáo và thiên nhiên, nhất là những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... và các bậc thiền sư này đã tạo cho giòng văn học Việt Nam càng phong phú, giá trị và sâu sắc hơn với những nét đặc thù của mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và dân tộc.

Sự xuất hiện bất ngờ khoảng thời gian 1969 với ba ngàn hai trăm năm mươi bốn (3254) câu thơ  

Trường thiên lấy tên "Đoạn Trường Vô Thanh" được xem như hậu Truyện Thúy Kiều của thi hào Nguyễn Du. Liên tục những năm sau Nguyễn Du có Chiêu Hồn, ông có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu, Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... Phạm Thiên Thư xuất hiện rất muộn và lại ngưng rất sớm nhưng ông đã đóng góp vào giòng văn học Việt Nam những thành tích không nhỏ. Một trong những tác phẩm nầy Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc vào năm 1971. Người đời đã bắt đầu yêu thơ ông qua những thi phẩm "Ngày Xưa Hoàng Thị" "Động Hoa Vàng"... phổ biến thành ca khúc.Cuộc chiến đang đến hồi bùng vỡ ở nhiều mặt trận cao nguyên, miền địa đầu giới tuyến, mỗi ngày đều nhìn thấy những chiếc trực thăng trắng chở những chiến sĩ bị thương từ chiến trường về những bệnh viện ở những thành phố miền Nam, tâm trạng thanh niên hoang mang, cảm thấy đời sống buồn bã, thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như viên thuốc an thần:

...Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một giòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
...Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
...Thì thôi! tóc ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
...Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...

(Động Hoa Vàng)

Tôi cũng đồng nhận xét với nhà văn Võ Phiến: "Thử tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi rước em nọ... thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Lại thử tưởng tượng Phạm Thiên Thư quanh năm suốt tháng chỉ những em nầy em nọ dập dìu, nhớ thương ra rít, mà không màng tới Kinh Hiền Kinh Ngọc, không biết chuông mõ gì ráo, thì trong kho tàng thi ca tình ái của ta cũng mất hẳn đi một sắc thái đặc biệt đi chứ..."Tam Đảo Hạnh Phu (Yukio Mishima) một trong những nhà văn nổi tiếng của Nhật, ông có viết một truyện ngắn với nhan đề "Chuyện Tình Của Nhà Sư Chùa Shiga" ông đã diễn tả cái nghịch lý ghê gớm xảy ra trong nội tâm của một thiền sư giữa tình yêu và đạo lý... Cuối cùng "Thiền sư đã quyết định từ bỏ tất cả để ra đi. Lòng Thiền sư thật bình thản, trống không. Cái trống không thật viên mãn vì ông đã chiêm nghiệm được ở cái hố thẳm vô cùng tận đó chỉ là Sắc, Không..."

Cái điều ỡm ờ nửa đời nửa đạo thật khác thường của Phạm Thiên Thư đã làm cho thế gian ngẩn ngơ, hoài nghi cái chân lý ông đang đeo đuổi. Một ông sư đã biết yêu và biểu lộ tình yêu một cách quá quắt khác thường, lãng mạn còn hơn những chàng trai bình thường mới biết yêu:

...Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ...
...Môi em mỉm cười
Mang mang sầu đời, tình ơi!
...Ôi! Con đường về
Bông hoa còn đẹp
Lòng sao thấm mệt
Ngắt vội hoa này
Nhớ người thuở xưa...
(Ngày Xưa Hoàng Thị)

...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)

Mặc dù đang ở vào thời đại cuối thế kỷ 20 nhưng tình yêu đối với nhà sư Phạm Thiên Thư vẫn còn những cảm xúc thánh thiện, khép kín một chút bẽn lẽn khi hai người yêu nhau không dám gần nhau trong bàn tay nắm, vì sợ tình yêu sẽ tan biến đi như sương khói:

...Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...

Cũng như anh chàng Xuân Diệu thời tiền chiến:

... Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ...
Im lìm không dám nói năng chi

(Trăng)

Không dám nói vì sợ âm thanh tan vỡ giây phút linh thiêng tỏ tình. Tất cả sự biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng. Im lặng của thủy triều phá vỡ ruộng đồng núi non không biết chừng.

...Đôi mày là Phượng cất cao
đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
...dù mai lều cỏ chân trời
khói hương lò cũ khóc người trong thơ
em còn ửng má đào tơ
tóc xưa dù có bây giờ sương bay...

Tình yêu của nhà Sư nồng nàn quá, đến nỗi con vạc bờ kinh nó cũng ghẹo nhà Sư ỡm ờ trần tục:

...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...

(Động Hoa Vàng)

Ở cái thế giới thi ca Phạm Thiên Thư chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo tình yêu và thiên nhiên, mặc dù ông chỉ mới xuất hiện một thời gian ngắn ngủi trước khi trang sử Văn học miền Nam xếp lại. Nhiều người tin cho biết nhà thơ Phạm Thiên Thư còn ngây thơ non dạ, thực hiện cuốn Kinh Hồng để ca ngợi chế độ mới nhưng ông đã lầm khi ông chuẩn bị viết những trang đầu thì chính những "Đoạn Trường Vô Thanh", "Quyền Từ Độ Bỏ Thôn Đoài", "Kinh Ngọc", "Kinh Hiền", "Kinh Thơ..." bị hỏa thiêu một cách thê tham chung với số mệnh những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn miền Nam mà chúng gọi "Sản phẩm văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy". Ông bị xem như nhà thơ đứng bên lề của "giòng thác thi ca Cách Mạng xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa". Thi sĩ Phạm Thiên Thư u buồn thất vọng não nề, về mở quán cóc hớt tóc ở Lăng Cha Cả từ năm 1976 đến 1981. Bán rượu thuốc và trà đá, chuối xanh ở đường Yên Đỗ từ năm 1981-1983. Và sau năm 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về môn phái PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Theo nhà văn Cao Mî Nhân cho biết "...Phathata là gì? Đó là ba chữ viết tắt của Pháp, Thân, Tâm. Có người nói đùa đó là ba chữ đầu tiên Phạm Thiên Thư, một cách đặt tên cơ quan, hãng xưởng dịch vụ của CSVN, thí dụ VICASA là Viện Cán Sắt, BAKECO là Bánh Kẹo Công Ty v.v... chẳng hạn. Phạm Thiên Thư đa được khá đông tầng lớp nhân dân... ái mộ chân tình vì nhiều lý do, trước nhất là bản tính giản dị, chất phác, nhưng lại lãng mạn. Các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tin Lành... đều mến anh nên đều mời họ Phạm về thiền viện, giảng đường thuyết trình về đề tài Pháp, Thân, Tâm... Với phương pháp Phathata khai mở mới mẻ về dưỡng tâm an tịnh, ngoài ra còn có thực hành châm cứu và nhân điện, đã đem lại cho nhà thơ Phạm Thiên Thư đôi chút an tâm về đời sống. Và nhất là vơi dịu bớt nỗi đau buồn từ khi nhà thơ Tuệ Mai (hiền thê) của anh vừa nằm xuống..."

Thôi thì thôi, chỉ phù vân
Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi...

Người ta đến với Phathata không chỉ đến nghe thuyết giảng về "Tâm Động" để tìm về an lạc tâm hồn mà họ còn muốn tiếp tục thưởng ngoạn những vần thơ Ngọc đến bất chợt xuất thần ở nhà thơ tài danh một thời mến mộ. Nhắc đến thuở vàng son trước 1975 ông là thi sĩ trẻ làm thơ say mê không biết mệt, có khi mỗi ngày ông có thể sáng tác mấy trăm câu thơ một cách dễ dàng. Nhà văn Võ Phiến có nhắc lại sự kiện nầy trên Tạp Chí Làng Văn xuất bản tại Canada: "...Cuốn Kinh Hiền mười hai ngàn câu ông viết trong một năm rưỡi: Việc Đạo phải nỗ toàn lực nên thế. Còn cuốn Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài gồm 111 bài thơ ông cũng chỉ làm xong trong vòng hăm ba ngày. Mỗi ngày năm bài thơ, đều đều. Lý do gì vậy?... Không ai đi trách một người... làm quá nhiều thơ. Duy không biết có phải cái lượng làm hại cái phẩm chăng. Vì trong cái lượng đồ sộ nọ, số dở quá nhiều. Trong lắm bài có những câu thật hay lạc vào giữa các câu dở làm ta tiếc ngẩn ngơ...
"Nhưng có điều còn tiếc sâu xa hơn.  
Ở một tài năng thấu triệt Kinh Kim Cương vi diệu cao siêu đến như thế, đã ước mơ...

"Kiếp sau làm chim trong sương.  
Về bay hóa độ mười phương trời vàng..."  
 

thì còn bon chen gì cõi tạm kiếp phù sinh. Hãy trở về Chùa Pháp Hoa diện bích, để thôi nhìn nắng quái đang đốt cháy những đóa hoa dịu dàng lung linh trong gió thoảng. Tất cả mọi ngữ ngôn, mọi nhãn quan chỉ là khung cửa hư ngụy... thì còn thiết tha gì với chút bụi Phathata?
Thái Tú Hạp
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Mar 29, 2010 4:48 pm    Tiêu đề:

 HẠNH BAO DUNG- NHẪN NHỤC

( Thân tặng nhà thơ Khúc Minh Hương
    và quý vị thân hữu THDTPRNT)

Nhà thơ rành Pháp tu hành
Bao Dung- Nhẫn Nhục long lanh cõi trần.
Tình người vun bón thêm Xuân.
Ghét ghen thù hận tan dần nước trôi.

Tu hành khó lắm ai ơi!
Tập dần cũng thấy an vui cõi lòng.
Quên đi khuyết điểm chất chồng
Chúng sanh tành tỏa mênh mông đất trời.
Tham Sân Si cừ sáng ngời
Hễ còn hơi thở, buổn, vui, giận, hởn
Thất tình, lục dục đơm bông
Cắn nhà lửa đỏ, xanh rờn cái ta.
Dạ dày Chúa Tể réo la
Job làm, tiền bạc, cửa nhà nợ reo.
Vô minh, ngã chấp vì vèo
Khó mà tu sửa qua đèo nghiệp duyên.

Trụ vào Chánh Niệm êm đềm
Tánh Không nương tựa, an bình thân tâm.
Tập đi tập lại quen dần
Tử bi hỷ xả cõi Tâm nhẹ nhàng.
Bao Dung- Nhẫn Nhục mơn man
An nhiên tự tại cõi trần thong dong.

  THANH ĐÀO              
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân