TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - XUÂN CANH DẦN, ĐỌC MỘT BÀI THƠ HAY VỀ CON HỔ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

XUÂN CANH DẦN, ĐỌC MỘT BÀI THƠ HAY VỀ CON HỔ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
PHAN THANH KHUONG
Cựu Giáo Sư


Ngày tham gia: 24 Feb 2008
Số bài: 17

Bài gửiGửi: Fri Dec 18, 2009 12:49 am    Tiêu đề: XUÂN CANH DẦN, ĐỌC MỘT BÀI THƠ HAY VỀ CON HỔ

 XUÂN CANH DẦN, ĐỌC MỘT BÀI THƠ HAY VỀ CON HỔ                                       (Bình thơ)

Nhớ rừng
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người  kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang  bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vo tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!  
                                         
Thế Lữ

    “Nhớ rừng”  của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó  không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay,  đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

    “Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
    Khinh lũ người  kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
    Chịu ngang  bầy cùng bọn gấu dở hơi,
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

    Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

    Đúng. Chẳng có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mình không còn là mình, khi ta không còn là ta, khi đã đánh mất bản ngã, đánh mất cái tôi độc đáo để chỉ còn là một “cái tôi” giả tạo, nhợt nhạt, khốn khổ.

    Và, con hổ chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với “thủa (thuở) tung hoành” ngày xưa. Cũng may cho con hổ là hắn còn có một quá khứ hào hùng để mà thương nhớ. Nhờ thế, con hổ may ra quên đi được, dù là trong chốc lát, cái hiện tại “nhục nhằn, tù hãm”:

    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
    Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
    Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
    Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

    Con hổ nhớ mãnh liệt nhất, nhớ quay quắt nhất, nhớ cụ thể nhất là “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội” và “những chiều lênh láng máu sau rừng”:


    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    Nhưng, đấy cũng chỉ là quá khứ. Quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại. Cũng như con người, con hổ vẫn phải sống với cái hiện tại của nó và con hổ đã không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng khi cất lời than vãn:

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

    Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn, niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng, sự trì trệ, sự tầm thường, sự giả dối, sự học đòi, sự bắt chước, …

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
    Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
    Len dưới nách những mô gò thấp kém;
    Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
    Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.

    Cuối cùng, con hổ chỉ còn biết sống trong mộng, một “giấc mộng ngàn to lớn”, để quên đi thực tại, để được tự do, dù chỉ là trong mộng.

    Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
    Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
    Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
    Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
    Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
    Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
    Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

    Như đã nói ở trên, tuy là “lời của con hổ ở vườn Bách thú” nhưng rõ ràng bài thơ là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ thanh niên Việt Nam cảm thấy bất lực và bế tắc. Ta muốn thấy một con hổ biết phá cũi sổ lồng, một con hổ biết tung người lên, bay qua các hàng rào để tự giải phóng cho mình hay tiêu cực hơn, tự đập đầu vào tường, để tự sát, quyết không chịu sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nhưng con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, không được như thế. Con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, chỉ biết dừng lại ở chỗ : bất bình với hiện tại, xót xa với cái hôm nay, nhớ tiếc quá khứ, mơ mộng đến những ngày tháng đã qua!

    Nhưng, dù sao đi nữa, dù bất lực và bế tắc thì sự bất lực và bế tắc của một con hổ vẫn kì vĩ hơn nhiều, hào hùng hơn nhiều so với sự bất lực và bế tắc của một con sâu hay sự bất lực và bế tắc của một con dòi. Bởi một lẽ đơn giản là con hổ được người ta tôn trọng: người ta gọi con hổ là ông Hổ, ông Hùm, ông Cọp, ông Ba mươi. Ở Phan Rang (Ninh Thuận) có Cầu ông Cọp, ở Hội An (Quảng Nam) có Miếu ông Cọp, v.v…
   
    Có lẽ, chính vì thế, bài thơ “Nhớ rừng” đã, đang và sẽ còn làm phấn khích nhiều thế hệ người đọc. Kỉ niệm 102 năm ngày sinh của Thế Lữ (1907-2009), chúng ta cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ độc đáo, bi tráng. Chúng ta tin rằng, nhà thơ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, đã về với khu rừng vĩnh cửu của mình, đã  chẳng còn phải sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nữa, đã hoàn toàn tự do, tuyệt đối tự do.

Ninh Thuận, 12-2009
PHAN THÀNH KHƯƠNG
Về Đầu Trang
Nói không Được



Ngày tham gia: 07 Nov 2007
Số bài: 509
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Fri Dec 18, 2009 8:26 am    Tiêu đề:

Không biết anh Khương có phải là thầy giáo dạy Văn không mà bình thơ đáng nể thật , cám ơn anh đã bỏ nhiều công sức để bà con được thưởng lãm.
Từ bài thơ suy rộng ra  thì con cọp được mọi người tôn sùng hơn các con khác ( ! ) như ở Quảng Nam thì có miếu ông Cọp , ở Phan Rang có cầu ông Cọp , chứ không có ai thờ con....sư tử , mặc dù có nhiều người ngán sư tử ( đọc tới đây chắc quý cô khoái lắm ).
Về Đầu Trang
Thong Reo



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 620

Bài gửiGửi: Fri Dec 18, 2009 2:20 pm    Tiêu đề:

Chào đàn anh Nói Không Đươc lâu nay bận lên rừng Lâm Đồng kiếm ..sư tử  ( hihi )
Chị Khúc Khích ơi mau chạy ra đở chưởng của đàn anh , vắng chị buồn héo hắt chị ơi .
Em nghe nói không ai nở đánh phái nữ dù bằng cành hoa , lẽ nào lại..thọc cù lét bằng móng..cọp..
Về Đầu Trang
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Fri Dec 18, 2009 2:26 pm    Tiêu đề:

Nói Không được mà mỗi lần nói lên là nhiều người có được nụ cười, dù cười mỉm chi hay là cười ha..ha........Snow White vừa cười vừa nghĩ đến Khúc Khích, hai người NKD và KK cùng hẹn nhau "cùng nỗi và cùng lặng "một lần mà .... Chắc KK đang ôm bụng cười một mình.
Có một điều chắc chắn là NKD sợ Sư tử nhất .Ai muốn biết thì chỉ cần đãi Snow White một chầu Loster. Còn NKD muốn giữ bí mật thỉ hối lộ Snow White 2 chầu loster và....còn một điều nữa để Snow White suy nghĩ....

Nói Không Được lần này lại đoán đúng nữa. PTK là giáo sư hiện dạy tại trường Nguyễn Trải.Trên Website Duy Tân có nhiều Giáo sư ,cựu giáo sư quý vị này có người dùng tên thật như giáo sư Phan Thành Khương , Giáo sư Phan Thi Lệ Hoa , GS Đào Thanh Tâm, GS Phạm Hoàng Chương ,và có nhiều Giáo Sư chỉ dùng nick name .
Về Đầu Trang
Nói không Được



Ngày tham gia: 07 Nov 2007
Số bài: 509
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sat Dec 19, 2009 4:31 am    Tiêu đề:

Chào  Thông Reo. Một sư tử mà còn chịu không nổi đây , kiếm thêm chắc xỉu ( dấu hỏi ).
À mà Khúc Khích đi đâu lâu quá không về ? Hai mái đầu xanh giờ đây chỉ còn có một mái ! Hihi.
NKĐ không sợ sư tử đâu , Snow White đoán sai rồi , sợ cọp thôi.
Về Đầu Trang
Thong Reo



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 620

Bài gửiGửi: Sat Dec 19, 2009 1:04 pm    Tiêu đề:

Ha ha xỉu trên lưng sư tử..một hình ảnh thật đẹp..( trả lời dấu hỏi của đàn anh )
Về Đầu Trang
Da xoa



Ngày tham gia: 21 Aug 2009
Số bài: 49

Bài gửiGửi: Sun Dec 20, 2009 7:03 pm    Tiêu đề:

Hihi. Xỉu trên lưng sư tử cũng còn may mắn , chỉ sợ xỉu ngay trước hàm sư tử mới mệt , phải không Thông Reo?
Về Đầu Trang
Thong Reo



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 620

Bài gửiGửi: Sun Dec 20, 2009 7:38 pm    Tiêu đề:

Chị Dạ Xoa chắc kinh nghiệm..đầy mình hơn em Thông Reo mà..
Theo Thông Reo xỉu trước hàm sư tử ..một hình ảnh ..yếu xìu  ( dấu chấm than )
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân