TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Con Dê Ông Sê Ganh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Con Dê Ông Sê Ganh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Sat Sep 05, 2009 12:43 pm    Tiêu đề: Con Dê Ông Sê Ganh
Tác Giả: Alphonse Daudet

(Thân Tặng anh Thất Pháp)


Con Dê Ông Sê Ganh-------
-----Alphonse Daudet

Ông Xơganh chẳng bao giờ nuôi dê gặp may cả.
Nuôi con nào mất con ấy và lần nào cũng mất như lần nào: một buổi sớm tinh sương, dê giật đứt thừng bỏ lên núi rồi cuối cùng bị sói ăn thịt. Mặc cho ông chủ vuốt ve, bất chấp cả nỗi sợ chó sói, chả có gì giữ nổi chúng lại được. Dường như chúng là những con dê độc lập, ham sống bằng bất cứ giá nào dưới bầu trời phóng khoáng và tự do.
Ông Xơganh vốn dĩ hiền lành, thật thà nào có hiểu tính nết những con vật của mình đâm ra thờ thẫn, ông bảo: “Thôi, chẳng còn hi vọng gì nữa, dê nó chán ở nhà mình, không nuôi được một con nào sất”.
Tuy thế ông vẫn chẳng ngã lòng và sau khi mất đứt sáu con cùng một cách như nhau, ông tậu tiếp con dê thứ bảy; có khác chăng, lần này, ông chú ý mua con dê còn rất non để nó quen dần cửa nhà ông.
Chà! Cái con dê bé bỏng này của Ông Xơganh mới tuyệt làm sao, nó quả là đẹp với đôi mắt dịu hiền, bộ râu hạ sĩ, những móng chân đen láy, cặp sừng nổi vằn và bộ lông trắng, dài như khoác lên mình nó chiếc áo choàng! Nó thật kiều diễm, chẳng thua mấy con dê của Exmêranđa(2), nó lại còn ngoan ngoãn, nũng nịu, để yên cho vắt sữa, không cho chân vào bồn. Một con dê tiểu thơ đáng yêu biết dường nào...
Sau nhà Ông Xơganh có một mảnh vườn rào kín đáo cây sơn trà. Ông thu xếp cho cô khách trọ mới vào đấy. ông buộc nó vào chiếc cọc giữa một khu đẹp nhất trong vườn, cẩn thận thả dài dây thừng cjo nó được thoải mái và lúc lúc lại tới thăm xem nó ăn ở có tốt không. Dê ta cảm thấy sung sướng vô cùng và gặm cỏ thích thú tới nỗi Ông Xơganh phải hỉ hả trong lòng.
“Cuối cùng - con người tội nghiệp ấy nghĩ - thế là được một con dê không đến nỗi chán ở với mình”.
Ông Xơganh lầm, con dê của ông đã chán ngấy mất rồi.

*

Một hôm, dê ta nhìn lên núi, tự nhủ thầm: “Ở trên kia chắc là sướng lắm! Còn gì vui thú hơn được chạy nhảy giữa những búi cây hoanh dã, không còn bị cái dây thừng chết tiệt này nó cứ cứa vào cổ! Chỉ có giống lừa, giống bò thì mới gặm cỏ trong vườn... còn đối với giống dê thì phải là khoảng rộng bao la”.
Từ bữa có ý nghĩ đó, cỏ trong vườn đối với dê thành nhạt nhẽo. Nỗi buồn chán ngán nảy sinh. Dê gày đi, sữa xuống ít. Trông nó mà thương, suốt ngày kéo lê chiếc dây thừng, đầu ngoảnh về phía núi, mũi phập phồng, miệng kêu mêêê... não ruột!
Ông Xơganh nhận ra dê của ông có vướng mắc chi đây, nhưng ông không hiểu nổi vì sao... Một buổi sớm mai, khi ông vừa vắt sữa dê xong thì dê quay lại nói với ông theo cái khẩu ngữ riêng của nó:
- Thưa ông Xơganh, xin ông hẵng nghe cháu, cháu buồn chán ở với ông quá rồi, ông cho cháu lên núi.
- Chết nỗi, trời ơi!... Cả nó cũng thế ư! Ông Xơganh thốt lên, lặng người, buông rơi cả chiếc bồn đựng sữa; rồi ông ngồi sệp xuống bãi cỏ bên cạnh con dê của mình.
- Thế nào, Dê bạch, con định bỏ ông ư?
Dê bạch liền trả lời:
- Vâng ạ, thưa ông Xơganh.
- Ở đây thiếu cỏ cho con ăn ư?
- Ồ, không đâu ạ, thưa ông Xơganh.
- Hay vì ông buộc thừng ngắn quá, con có muốn ông nới dài ra nữa không?
- Chả cần đâu thưa ông Xơganh.
- Thế thì con cần gì nào? Con muốn gì nào?
- Cháu muốn lên núi, thưa ông Xơganh.
- Thật khốn khổ con ơi, con không biết rằng có chó sói trên núi sao... Gặp nó thì con làm thế nào?...
- Cháu sẽ húc nó bằng cặp sừng của cháu, thưa ông Xơganh.
- Chó sói có coi ra gì cái cặp sừng đó của con, nó đã từng ăn thịt những con dê có sừng lợi hại gấp mười lần của con... Con không biết con dê già Rơnốt tội nghiệp ở đây nămm ngoái ư? Đó mới thật là một con dê cái chúa trùm, khoẻ và ngỗ ngược như dê đực. Nó đã quần nhau suốt đêm với sói... Rồi đến sáng, sói ăn thịt nó.
- Chao ôi! Chị Rơnốt tội nghiệp!... Cũng chẳng can gì, ông Xơganh ạ, ông cứ để cháu lên núi.
- Trời đất quỷ thần ơi! - Ông Xơganh thốt lên - ai đã làm cho lũ dê của tôi lú lẫn đến nỗi này? Lại thêm một con nữa cho chó sói ăn thịt đây... Không, dứt khoát không... dù mày muốn, tao cũng phải cứu cái mạng mày, cái con dê quỷ quái kia! Để mày khỏi giật đứt thừng, tao sẽ nhốt mày vào chuồng bò và mày sẽ nằm lì mãi trong đó.
Nói rồi, Ông Xơganh mang nhốt dê vào chuồng bò tối như bưng và khoá trái hai lần cửa lại. Chẳng may, ông quên khuấy mất đóng cửa sổ nên ông vừa quay lưng ra là con dê bé bỏng đã nhảy tót đi mất. Dê bạch vừa lên tới núi thì cả một niềm hân hoan tràn ngập khắp đó đây. Chưa bao giờ những cây tùng, cây bách cổ thụ lại được thấy một con dê đẹp đến thế. Nó được tiếp đón như một nàng công chúa. Cây giẻ cúi rạp xuống đưa đầu nhành lá vuốt ve nó, hoa kim tước vàng óng nở rộ và cố toả hương thật ngát dọc lối nó đi qua. Cả núi rừng tưng bừng đón nó.
Da ta hoan hỉ biết chừng nào! Chả còn cái thừng, cái cọc nữa... Chả còn ai cản được dê đi lại tung tăng, gặm cỏ tùy thích. Mà cỏ ở đây sao mà nhiều đến thế, cứ là ngập lút sừng. Và cỏ mới tuyệt chứ! Nào ngọt này, non sớt này, có răng cưa này, đủ mùi, đủ vị của muôn loài cây cỏ... Thật khác xa với cái thứ cỏ trong vườn nhà. Lại còn cả hao nữa!... Những bông cát cánh đại đoá xanh lơ, những đoá lồng đèn có đài dài hoa đỏ thắm, bạt ngàn rừng hoa dại căng mật nồng ngây ngất!
Dê bạch ta ngà ngà say tỉnh, vẫy vùng trên cỏ, bốn vó chổng lên trời, lăn tròn theo bờ dốc, vùi mình vào đám lá rụng lẫn lộn với hạt giẻ. Rồi, đùng một cái, dê chồm phắt dậy. Hấp! Nó đã chạy biến, cắm đầu, cắm cổ vượt qua các búi gai, các khu rừng rậm xanh rì, lúc trên mỏm núi, lúc dưới khe sâu, lên cao rồi xuống thấp, ẩn hiện khắp nơi... Người ta tưởng có tới mười con dê của Ông Xơganh lúc này ở trên núi.
Đúng là cái con Dê bạch này chẳng biết sợ gì hết.
Thoắt một cái, nó đã nhảy qua thác lớn, bọt nước và bụi ẩm toé lên mình nó. Mình mẩy ướt sũng, nó cứ thế lăn kềnh ra phiến đá phẳng và hong khô dưới ánh mặt trời... Một lần, dạo bước men theo một trái đồi, miệng ngậm bông hoa kim tước thơm ngào ngạt, dê bỗng nhận ra ngay dưới chân mình, tận phía cánh đồng tít tắp kia ngôi nhà có vườn rau của Ông Xơganh. Cảnh ấy khiến nó cười ra nước mắt. Nó nói: “Bé tí tẹo tèo teo thế kia kìa, thế mà sao mình đã sống được ở đó nhỉ?”.
Con vật nhỏ tội nghiệp! Thấy mình đứng chót vót trên cao, nó lại nghĩ mình chí ít cũng lớn bằng cả thiên hạ.

Tóm lại, đó là một ngày thú vị. Vào giữa trưa, đang lúc tung tăng chạy xuôi, chạy ngược, nó bỗng rơi vào một bầy sơn dương đang nhai nho rừng gau gáu. Nhà nữ du hành áo trắng của chúng ta làm ai nấy xốn xang. Người ta nhường chỗ nho ngon nhất cho cô nàng và tất cả các chàng trai đều trổ hết tài hào hoa phong nhã. Hình như có một chàng sơn dương trẻ trung, thắng bộ áo choàng đen mượt, được diễm phúc lọt vào cặp mắt xanh cô nàng Dê bạch. Đôi tình nhân tha thẩn trong rừng một, hai giờ liền và nếu bạn muốn biết chúng đã nói gì với nhau thì hãy đến hỏi những dòng suối nỏ mồm mách lẻo đang chảy ngầm trong đám rêu.

*
Gió bỗng thổi mạnh hơn. Núi non ngả sang màu tím sẫm. Đã xế chiều...
“Chiều đên rồi ư?” - Con dê bé bỏng nói và đứng sững lại sửng sốt.
Dưới chân núi, đồng ruộng chìm trong sương mù. Mảnh vường Ông Xơganh lẫn trong sương, chỉ còn thấy mái ngôi nhà với làn khói thoảng bay. Dê lắng nghe tiếng nhạc đàn cừu đang được lùa về làng và lòng nó rộn lên một nỗi buồn da diết... Một con chim ưng bay về tổ, đôi cánh chim lướt nhẹ vào mình nó. Nó rùng mình... Rồi tiếp đến, một tiếng hú vang lên trong lòng núi:
“Hu hu!”.
Dê nghĩ đến chó sói. Suốt cả ngày, cái con điên dại này nào có lúc nào nghĩ đến. Cũng lúc này, từ dưới thung lũng xa tít kia vọng lên tiếng tù và. Đó là Ông Xơganh tốt bụng đang cố gọi một lần cuối cùng.
“Hu! Hu!” - Tiếng sói hú.
Trở về đi con! Trở về đi con! Tiếng tù và gào lên gọi.
Dê bạch muốn trở về nhưng nhớ đến chiếc cọc, chiếc dây thừng, chiếc hàng rào quanh vườn, nó lại nghĩ không thể chịu đựng nổi một cuộc sống như vậy, chi bằng ở lại đây hơn.
Tù và không thổi nữa...
Nghe đằng sau có tiếng lá cây sột soạt, dê quay đầu lại và nhận ra trong bóng tối hai cái tai ngắn dựng ngược với cặp mắt sáng quắc... Đó là con chó sói.
Con sói kếch sù, ngồi thù lù, im thin thít, mép nhấm nhép ngắm con dê trắng xinh xẻo. Chắc mẩm xơi ngon dê rồi nên sói chẳng vội vàng; khi thấy dê quay đầu lại; nó mới cất tiếng cười độc ác: “Ha! Ha! Chú dê bé bỏng của Ông Xơganh”; và nó lè cái lưỡi đỏ lòm to tướng ra liếm mép.
Dê bạch cảm thấy nguy đến nơi rồi... Nó thoáng nhớ lại chuyện con dê già Rơnốt đã quần nhau với sói suốt một đêm để rồi đến sáng thì bị nó ăn thịt, dê tự nhủ hay là mình cứ để sói ăn thịt quách đi còn hơn; nhưng rồi nghĩ lại, nó liền thủ thế, đầu cúi xuống, sừng giương ra phía trước, rõ đường đường một con dê dũng cảm của Ông Xơganh... Không phải nó hi vọng giết được chó sói - có đời thuở nào dê giết được sói - nhưng chỉ để nó xem thử có cầm cự được lâu như Rơnốt không...
Thế là con ác thú tiến lại và cặp sừng nhỏ bé của dê khoa lên nghênh chiến.
Chà! Con dê nhỏ dũng cảm! Nó mới quyết chiến làm sao? Có đến trên mười lần nó phải buộc sói lùi lại để lấy sức. Trong những lúc ngừng chiến ngắn ngủi ấy, con bé háu ăn còn bứt vội một nhánh cỏ thân thiết trong đời nó, rồi miệng vẫn nhồm nhoàm đầy cỏ, nó lại quay vào cuộc chiến... Cứ như thế mà kéo dài suốt đêm. Thỉnh thoảng, con dê của Ông Xơganh lại ngước trông những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời trong sáng và nó tự nhủ thầm:
“Ồ! Miễn là mình cầm cự được tới lúc rạng đông...”.
Các vì sao lần lượt lụi tàn. Dê bạch dồn sức húc càng hăng, chó sói cũng dồn sức cắn càng dữ... Một vầng sáng xanh mờ nhạt hiện ra phía chân trời... Một tiếng gà gáy ồ ồ cất lên từ một trang trại.
“Thôi xong!”. Con vật tội nghiệp thốt lên, nó còn đợi có trời sáng để chết thôi, và nó đã ngã sõng xoài ra mặt đất trong bộ áo lông trắng đẹp đẫm máu.
Lập tức con chó sói chồm tới và ăn thịt nó.
[Hết].
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sat Sep 05, 2009 5:11 pm    Tiêu đề:

Cám ơn Lê Đình Đức đã dán truyện ngắn Con Dê Ông Sê Ganh theo yêu cầu.

Thất Pháp đọc truyện này và Những Vì Sao trên dưới 20 lần, đọc từ lúc khi mới biết đánh vần đọc chữ. Mỗi lần đọc lại Thất Pháp có những cảm giác thú vị mới, những suy tư mới.

Số là từ khi mới biết đọc chữ, Thất Pháp đã khám phá trong căn nhà tranh vách đất của mình có hai bản Cối Xây Gió, một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp. Bản tiếng Việt bìa thường. Bản tiếng Pháp bìa cứng, có màu nâu nhạt, được xuất bản từ Pháp, hình dáng rất đẹp. Sau này lớn lên mới biết những cuốn sách "Thánh Hiền" có trong nhà Thất Pháp một phần là dấu tích của những chiến công đầy lòng kiêu hãnh của các anh chị đã dành được từ những phần thưởng cuối năm. Thời trước, mỗi dịp bế giảng, nhà trường có lễ phát phần thưởng để vinh danh các học sinh giỏi. Đó cúng là cơ hội để các tiệm sách Quảng Thuận, Tao Đàn tỏ lòng biết ơn đối với học sinh Duy Tân đã cúc cung cả đời học trò một lòng ủng hộ hai cửa tiệm văn hóa phẩm này. Các phần thưởng là những cuốn sách được hai tiệm này ủng hộ cho nhà trường. Xem ra, nhìn xuất xứ của các cuốn sách, nhà sách Tao Đàn có lòng hào phóng hơn nhà sách Quảng Thuận.

Học trò xuất thân từ Duy Tân có một trường phái tư tưởng đặc biệt. Nói ra thì có vẻ quá đáng, nhưng học sinh Duy Tân có cái mà người ta gọi là school of thought rất là của riêng Duy Tân. Thất Pháp, Lê Thủy Tiên và anh Lê Đình Đức đều nói về Những Vì Sao. Và Thất Pháp biết tỏng trong tay anh Lê Đình Đức có Cối Xây Gió, có truyện Con Dê Ông Xê Ganh. Và không chừng anh Lê Đình Đức cũng có trong tay cuốn Ý Thức Mới Mới trong Văn Nghệ Triết Học của Phạm Công Thiện như anh Lâm Huê trên đây thường kè kè ôm bên mình trong những ngày xưa thân ái. Sau năm 1963, người ta và học trò bắt đầu ưa triết lý, triết học. Những phần thưởng trong đó có những cuốn sách dầy cộm của Nietzsche, của Bùi Giáng, của Thích nhất Hạnh...

(còn tiếp. Bận đi kiếm cơm, tối về ba hoa tiếp)
Về Đầu Trang
Đỗ Trường



Ngày tham gia: 24 Dec 2008
Số bài: 21

Bài gửiGửi: Sat Sep 05, 2009 6:03 pm    Tiêu đề: Tặng Lê Đình Đức

Tặng LDD, người có "nợ" với tiểu thư Stephanette? Những trang sách cũ của Alphonse Daudet

Một : Trang bìa tập truyện"  Lettres de mon Moulin" -Những bức thư từ cối xay gió..." trong đó có les étoile  và La Chevre de M. Seguin




Hai : Trang đầu..."Con dê của Ông Seguin"


Ba : Trang đầu..."Những vì sao"



Và đây , câu văn chết...Người : "  một trong các vì sao, đẹp và sáng nhât..lạc đường, sa xuống  vai tôi mà thiêm thiếp giấc nồng "



" Qu ' une de ces étoiles, la plus fine, la plus brillante, ayant perdu sa route, était venue se poser sur mon épaule pour dormir"


Được sửa bởi Đỗ Trường ngày Sun Sep 06, 2009 5:28 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Sat Sep 05, 2009 7:47 pm    Tiêu đề:

Cám ơn anh Đỗ Trường đã đăng mấy trang sách của Alphonse Daudet. Ông ấy viết hay quá, nhất là câu kết thúc thật đẹp, lãng mạn, êm đềm và...trong sáng...

Cũng không kém vui khi nghe lời tâm tình của anh Thất Pháp về chuyện mà...tư tưởng lớn (DT) gặp nhau! Lần đầu khi nghe LTT nhắc đến chuyện "Những Vì Sao'', tự nhiên thấy một cái gì vui vui, rộn rã trong lòng, tưởng như Từ Thức khi trở về quê mà vẫn còn gặp lại những người đương thời....
Cách đây độ mươi năm, có lần nói chuyện với một cô nhỏ bạn học ở đại học với mấy em nhỏ trong nhà, cô ấy nói ---..."cũng cùng một sự kiện, mà người ta có những cảm nhận khác nhau" (mình đang nghĩ y hệt như vậy, mà người ta đã nói ra giùm cho mình !)....Cũng vậy, nếu chúng ta cùng có chung một cảm nhận về một câu chuyện hay, biết đâu không là... tri kỷ...

Cũng thật vui khi nghe lại chuyện Quảng Thuận và Tao Đàn. Ngay xưa, trước khi vô DT, đã mài đũng quần ở trường Nam mấy năm nên nhớ tiệm QT nhiều hơn là T Đ dù rằng nhà ở gần tiệm T Đ hơn...Học chung với Hồ Công Mạnh Hổ hai năm (lớp Năm và lớp Tư) cùng với Nguyễn Quảng Văn---cũng còn chung lớp Ba với Hổ cùng với Đặng Vũ Quang Minh. Lên lớp Nhì thì bị mời xuống lớp Ba lại vì không đủ tuổi. Năm đó đã mua sách lớp Nhì rồi mà lỡ đề tên lên trang đầu của mấy cuốn sách nên không 'return' ở tiệm QT được. Đến năm sau, thì sách giáo khoa (Tiểu Học)được trường cung cấp, nên chỉ phải mua vở và bút mực mà thôi....Kỳ đó mà không học hai năm lớp Ba, thì có khi đã hoc chung với TP ở DT rồi....

Không ngờ mà HCMH đã bỏ mọi người mà đi thật xa từ lâu; còn chủ tiệm Tao Đàn bây giờ là Phạm Ngọc Chính, anh bạn nhà ở sát vách trong xóm, chơi thân với nhau từ ngày còn mặc quần thủng đít....
Về Đầu Trang
moa



Ngày tham gia: 31 Aug 2009
Số bài: 136

Bài gửiGửi: Sat Sep 05, 2009 8:13 pm    Tiêu đề:

Chào các ban.

Nhắc đến nhà sách Quảng Thuận (QT) làm tôi nhớ đến một kỷ niệm ấu thơ khi được một phần thưởng xong lớp Nhất trường Nam Tiểu Học để thi vào Đệ Thất Duy Tân. Trong phần thưởng là một cuốn Tiểu Từ Điển Pháp Việt của Đào Duy Anh, một trong những quà tặng của tiệm sách QT. Tôi rất thích cuốn tự điển đó và rất buồn khi thấy nó đã cuốn theo giòng nước trong trận lụt Giáp Thìn.

Suy nghĩ lại, cũng nhờ quyển từ điển đó, dù cỏn con đi nữa, đã giúp tôi một phần hiểu biết thêm về pháp văn. Tôi cũng muốn cám ơn bác QT (HCH) lắm dù biết bác đã ra đi trong những lúc Phan Rang đổi giờ và người đổi tánh, than ôi ! Thôi, xin gởi lời chào đến anh MH và chị HT vậy.

Tôi chỉ là người khách hàng khách quan và vô tư của tiệm QT  Laughing


Bạn ledinhduc và ThatPhap thích đọc Alphonse Daudet quá hỉ ! bravo ! Đọc Chăng Dê của Bàng Giúi Tiên Sinh phê hơn... dê của bác Alphonse. moa chắc là Bàng Giúi Tiên Sinh đã đọc Con Dê của bác Alphonse rùi.

Thấy bạn Đỗ Trường thêm dạng jpg của A.D, tôi thêm luôn nguyên tác Lettres De Mon MouLin dạng words.

Em có sai chính tả thì mong mấy thầy pháp văn THDT tha thứ cho moa luôn. Xin chào các thầy.

LA CHÈVRE DE MONSIEUR SÉGUIN
(LETTRES DE MON MOULIN –1865/1866)
Alphonse Daudet (1840-1897)

À M. Pierre Gringoire, poète lyrique à Paris
Tu seras bien toujours le même, mon pauvre Gringoire !
Comment ! on t'offre une place de chroniqueur dans un bon journal de Paris, et tu as l'aplomb de refuser... Mais regarde-toi, malheureux garçon ! Regarde ce pourpoint troué, ces chausses en déroute, cette face maigre qui crie la faim. Voilà pourtant où t'a conduit la passion des belles rimes ! Voilà ce que t'ont valu dix ans de loyaux services dans les pages du sire Apollo... Est-ce que tu n'as pas honte, à la fin ?
Fais-toi donc chroniqueur, imbécile ! Fais-toi chroniqueur ! Tu gagneras de beaux écus à la rose, tu auras ton couvert chez Brébant, et tu pourras te montrer les jours de première avec une plume neuve à ta barrette...
Non ? Tu ne veux pas ?... Tu prétends rester libre à ta guise jusqu'au bout... Eh bien, écoute un peu l'histoire de la chèvre de M. Séguin. Tu verras ce que l'on gagne à vouloir vivre libre.
M. Séguin n'avait jamais eu de bonheur avec ses chèvres.
Il les perdait toutes de la même façon : un beau matin, elles cassaient leur corde, s'en allaient dans la montagne, et là-haut le loup les mangeait. Ni les caresses de leur maître, ni la peur du loup, rien ne les retenait. C'était, paraît-il, des chèvres indépendantes, voulant à tout prix le grand air et la liberté.
Le brave M. Séguin, qui ne comprenait rien au caractère de ses bêtes, était consterné. Il disait :
- C'est fini ; les chèvres s'ennuient chez moi, je n'en garderai pas une.
Cependant, il ne se découragea pas, et, après avoir perdu six chèvres de la même manière, il en acheta une septième ; seulement, cette fois, il eut soin de la prendre toute jeune, pour qu'elle s'habituat à demeurer chez lui.
Ah ! Gringoire, qu'elle était,jolie la petite chèvre de M. Séguin ! qu'elle était,jolie avec ses yeux doux, sa barbiche de sous-officier, ses sabots noirs et luisants, ses cornes zébrées et ses longs poils blancs qui lui faisaient une houppelande ! C'était presque aussi charmant que le cabri d'Esméralda, tu te rappelles, Gringoire ? - et puis, docile, caressante, se laissant traire sans bouger, sans mettre son pied dans l'écuelle. Un amour de petite chèvre...
M. Séguin avait derrière sa maison un clos entouré d'aubépines. C'est là qu'il mit la nouvelle pensionnaire.
Il l'attacha à un pieu, au plus bel endroit du pré, en ayant soin de lui laisser beaucoup de corde, et de temps en temps, il venait voir si elle était bien. La chèvre se trouvait très heureuse et broutait l'herbe de si bon coeur que M. Séguin était ravi.
- Enfin, pensait le pauvre homme, en voilà une qui ne s'ennuiera pas chez moi !
M. Séguin se trompait, sa chèvre s'ennuya.
Un jour, elle se dit en regardant la montagne :
- Comme on doit être bien là-haut ! Quel plaisir de gambader dans la bruyère, sans cette maudite longe qui vous écorche le cou !... C'est bon pour l'âne ou pour le boeuf de brouter dans un clos !... Les chèvres, il leur faut du large. .
À partir de ce moment, l'herbe du clos lui parut fade.
l'ennui lui vint. Elle maigrit, son lait se fit rare. C'était pitié de la voir tirer tout le jour sur sa longe, la tête tournée du côté de la montagne, la narine ouverte, en faisant Mê. !... tristement.
M. Séguin s'apercevait bien que sa chèvre avait quelque chose, mais il ne savait pas ce que c'était... Un matin, comme il achevait de la traire, la chèvre se retourna et lui dit dans son patois :
- Écoutez, monsieur Séguin, je me languis chez vous, laissez-moi aller dans la montagne.
- Ah ! mon Dieu !... Elle aussi ! cria M. Séguin stupéfait, et du coup il laissa tomber son écuelle ; puis, s'asseyant dans l'herbe à côté de sa chèvre :
- Comment, Blanquette, tu veux me quitter !
Et Blanquette répondit :
- Oui, monsieur Séguin.
- Est-ce que l'herbe te manque ici ?

- Oh ! non ! monsieur Séguin.
- Tu es peut-être attachée de trop court, veux-tu que j'allonge la corde ?
- Ce n'est pas la peine, monsieur Séguin.
- Alors, qu'est-ce qu'il te faut ? qu'est-ce que tu veux ?
- Je veux aller dans la montagne, monsieur Séguin.
- Mais, malheureuse, tu ne sais pas qu'il y a le loup dans la montagne... Que feras-tu quand il viendra ?...
- Je lui donnerai des coups de cornes, monsieur Séguin.
- Le loup se moque bien de tes cornes. Il m'a mangé des biques autrement encornées que toi... Tu sais bien, la pauvre vieille Renaude qui était ici l'an dernier ? une maîtresse chèvre, forte et méchante comme un bouc. Elle s'est battue avec le loup toute la nuit... puis, le matin, le loup l'a mangée.
- Pécaïre ! Pauvre Renaude !... Ça ne fait rien, monsieur Séguin, laissez-moi aller dans la montagne.
- Bonté divine !... dit M. Séguin ; mais qu'est-ce qu'on leur fait donc à mes chèvres ? Encore une que le loup va me manger... Eh bien, non... je te sauverai malgré toi, coquine ! et de peur que tu ne rompes ta corde, je vais t'enfermer dans l'étable et tu y resteras toujours.
Là-dessus, M. Séguin emporta la chèvre dans une étable toute noire, dont il ferma la porte à double tour.

Malheureusement, il avait oublié la fenêtre et à peine eut tourné, que la petite s'en alla...Tu ris, Gringoire ? Parbleu ! je crois bien ; tu es du parti des chèvres, toi, contre ce bon M. Séguin... Nous allons voir si tu riras tout à l'heure.
Quand la chèvre blanche arriva dans la montagne, ce fut un ravissement général. Jamais les vieux sapins n'avaient rien vu d'aussi joli. On la reçut comme une petite reine. Les châtaigniers se baissaient jusqu'à terre pour la caresser du bout de leurs branches. Les genêts d'or s'ouvraient sur son passage, et sentaient bon tant qu'ils pouvaient. Toute la montagne lui fit fête.
Tu penses, Gringoire, si notre chèvre était heureuse !
Plus de corde, plus de pieu... rien qui l'empêchât de gambader, de brouter à sa guise... C'est là qu'il y en avait de l'herbe ! jusque par-dessus les cornes, mon cher !... Et quelle herbe ! Savoureuse, fine, dentelée, faite de mille plantes... C'était bien autre chose que le gazon du clos. Et les fleurs donc !... De grandes campanules bleues, des digitales de pourpre à longs calices, toute une forêt de fleurs sauvages débordant de sucs capiteux !...
La chèvre blanche, à moitié soûle, se vautrait là-dedans les jambes en l'air et roulait le long des talus, pêle-mêle avec les feuilles tombées et les châtaignes... Puis, tout à coup elle se redressait d'un bond sur ses pattes.

Hop ! la voilà partie, la tête en avant, à travers les maquis et les buissières, tantôt sur un pic, tantôt au fond d'un ravin, là haut, en bas, partout... On aurait dit qu'il y avait dix chèvres de M. Séguin dans la montagne.
C'est qu'elle n'avait peur de rien la Blanquette.
Elle franchissait d'un saut de grands torrents qui l'éclaboussaient au passage de poussière humide et d'écume.
Alors, toute ruisselante, elle allait s'étendre sur quelque roche plate et se faisait sécher par le soleil... Une fois, s'avançant au bord d'un plateau, une fleur de cytise aux dents, elle aperçut en bas, tout en bas dans la plaine, la maison de M. Séguin avec le clos derrière. Cela la fit rire aux larmes.
- Que c'est petit ! dit-elle ; comment ai-je pu tenir là dedans ?
Pauvrette ! de se voir si haut perchée, elle se croyait au moins aussi grande que le monde...
En somme, ce fut une bonne journée pour la chèvre de M. Séguin. Vers le milieu du jour, en courant de droite et de gauche, elle tomba dans une troupe de chamois en train de croquer une lambrusque à belles dents. Notre petite coureuse en robe blanche fit sensation. On lui donna la meilleure place à la lambrusque, et tous ces messieurs furent très galants... Il paraît même, - ceci doit rester entre nous, Gringoire, - qu'un jeune chamois à pelage noir, eut la bonne fortune de plaire à Blanquette.

Les deux amoureux s'égarèrent parmi le bois une heure ou deux, et si tu veux savoir ce qu'ils se dirent, va le demander aux sources bavardes qui courent invisibles dans la mousse.
Tout à coup le vent fraîchit. La montagne devint violette ; c'était le soir.
- Déjà ! dit la petite chèvre ; et elle s'arrêta fort étonnée.
En bas, les champs étaient noyés de brume. Le clos de
M. Séguin disparaissait dans le brouillard, et de la maisonnette on ne voyait plus que le toit avec un peu de fumée. Elle écouta les clochettes d'un troupeau qu'on ramenait, et se sentit l'âme toute triste... Un gerfaut, qui rentrait, la frôla de ses ailes en passant. Elle tressaillit...
puis ce fut un hurlement dans la montagne :
- Hou ! hou !
Elle pensa au loup ; de tout le jour la folle n'y avait pas pensé... Au même moment une trompe sonna bien loin dans la vallée. C'était ce bon M. Séguin qui tentait un dernier effort.
- Hou ! hou !... faisait le loup.
- Reviens ! reviens !... criait la trompe.
Blanquette eut envie de revenir ; mais en se rappelant le pieu, la corde, la haie du clos, elle pensa que maintenant elle ne pouvait plus se faire à cette vie, et qu'il valait mieux rester.
La trompe ne sonnait plus...
La chèvre entendit derrière elle un bruit de feuilles.

Elle se retourna et vit dans l'ombre deux oreilles courtes, toutes droites, avec deux yeux qui reluisaient...
C'était le loup.
Énorme, immobile, assis sur son train de derrière, il était là regardant la petite chèvre blanche et la dégustant par avance. Comme il savait bien qu'il la mangerait, le loup ne se pressait pas ; seulement, quand elle se retourna, il se mit à rire méchamment.
- Ah ! ha ! la petite chèvre de M. Séguin ! et il passa sa grosse langue rouge sur ses babines d'amadou.
Blanquette se sentit perdue... Un moment, en se rappelant l'histoire de la vieille Renaude, qui s'était battue toute la nuit pour être mangée le matin, elle se dit qu'il vaudrait peut-être mieux se laisser manger tout de suite ; puis, s'étant ravisée, elle tomba en garde, la tête basse et la corne en avant, comme une brave chèvre de M. Séguin qu'elle était... Non pas qu'elle eût l'espoir de tuer le loup, les chèvres ne tuent pas le loup, - mais seulement pour voir si elle pourrait tenir aussi longtemps que la Renaude...
Alors le monstre s'avança, et les petites cornes entrèrent en danse.
Ah ! la brave chevrette, comme elle y allait de bon coeur ! Plus de dix fois, je ne mens pas, Gringoire, elle força le loup à reculer pour reprendre haleine. Pendant ces trêves d'une minute, la gourmande cueillait en hâte encore un brin de sa chère herbe ; puis elle retournait au combat, la bouche pleine...

Cela dura toute la nuit. De temps en temps la chèvre de M. Séguin regardait les étoiles danser dans le ciel clair et elle se disait :
- Oh ! pourvu que je tienne jusqu'à l'aube...
L'une après l'autre, les étoiles s'éteignirent. Blanquette redoubla de coups de cornes, le loup de coups de dents...
Une lueur pâle parut dans l'horizon... Le chant du coq enroué monta d'une métairie.
- Enfin ! dit la pauvre bête, qui n'attendait plus que le jour pour mourir ; et elle s'allongea par terre dans sa belle fourrure blanche toute tachée de sang...
Alors le loup se jeta sur la petite chèvre et la mangea.
Adieu, Gringoire !
l'histoire que tu as entendue n'est pas un conte de mon invention. Si jamais tu viens en Provence, nos ménagers te parleront souvent de la cabro de moussu Séguin, que se battégue tonto la neui erré lou loup, e piei lou matin lou loup la mangé (1)
Tu m'entends bien, Gringoire.


(1) La chèvre de monsieur Séguin, qui se battit toute la nuit, et puis le matin, le loup la mangea.

Chú thích :
Alphonse Daudet sinh tại Nîmes, tỉnh Gard (Pháp), gần miệt Provence, nam xứ Pháp. Có lẽ ông ta bị ảnh hưởng có thổ ngữ riêng vùng này, nên câu áp cuối này đã được dịch ra pháp ngữ như trên. Thí dụ như " le soleil me fait chanter thì nó nói là lou soulei mi fa canta..."
Ông ta tử vì bịnh hiếm, teo tuỹ cột sống, một biến chứng thần kinh của bịnh giang mai... ! Nhắc khéo rùi đó, bảo trọng nhé  :D


Xin thân chào. Chúc vui vẻ.

moa.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Sep 06, 2009 2:50 am    Tiêu đề:

"Eh bien, écoute un peu l'histoire de la chèvre de M. Séguin. Tu verras ce que l'on gagne à vouloir vivre libre."

"Well, hãy lắng nghe một chút câu chuyện Con Dê Ông Sê Ganh. Bạn sẽ thấy điều mà người ta đấu tranh cho ý muốn được sống tự do"

Thân chào anh Moa (Moi?),

Rõ ràng anh là bậc đàn anh, là học trò Duy Tân của cái thời Pháp Thịnh. Mỹ qua, bọn trẻ chúng em sau này bỏ tiếng Pháp, theo học tiếng Ăng Lê làm sinh ngữ chính. Tiếng Pháp chỉ là sinh ngữ 2, lên lớp 10 mới học. Anh Moa chơi trọn bộ nguyên bản tiếng Pháp L'histoire de la chèvre de M. Séguin của Alfonse Daudet, kể cả phần dạo đầu (prélude) của câu chuyện. Thất Pháp đọc lỏm bỏm bản tiếng Pháp cũng thấy thích lắm. Văn chương Pháp gần gủi với văn chương tiếng Việt. Không biết đó có phải là bản chất tâm hồn người Pháp gần gủi với bản chất tâm hồn người Viêt hay không. Hay là tại vì ảnh hưởng của Pháp sau gần Một trăm năm nô lệ giặc Tây, mình cảm thấy vậy.

Thất Pháp xin chép tặng anh Moa bài thơ này của Bùi tiên sinh, hy vọng đây là bài thơ anh muốn đọc.


Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín
(Bùi Giáng)


Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình

Anh quên mất bò đương gặm cỏ
Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào
Có hay không ? bò đương gặm đó ?
Hay là đây tiếng gió thì thào ?
Hay là đây tiếng suối lao xao
Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống ?

Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
Mùi lên men phủ ngập mông lung
Không biết nữa mà cần chi biết nữa

Cây lá bốn bên song song từng lứa
Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
Hạnh phúc trời với đất mang mang
Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không


Vào khoảng cuối thập niên 70, người ta thấy Bùi Giáng có chăn dê. Thất Pháp có gặp tiên sinh chăn một con dê đẹp không kém vẻ đẹp của con dê của nàng Esmeranda trong Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Thất Pháp search hoài không thấy bài thơ chăn dê nào của tiên sinh. Thất Pháp chỉ thấy bài thơ tiên sinh chăn bò mà thôi.

***Đính Chính: Mới search được... Bùi Giáng có 15 năm kinh nghiệm chăn dê ở Miền Trung, có sáng tác bài Nổi Lòng Tô Vũ, nhưng bài thơ Thất Pháp thấy không hay, nên không chép.
***
Về Đầu Trang
moa



Ngày tham gia: 31 Aug 2009
Số bài: 136

Bài gửiGửi: Sun Sep 06, 2009 5:54 am    Tiêu đề:

Chào Thất Pháp,

Đính chính. Moa viết sai chính tả chăn có g... hihihi cho ấm áp mà. Thất Pháp ơi ! hân hạnh hân hạnh... Moa là moa chứ không phải Moi, làm moa nhớ đến Móc, một người bạn. Ngoài ra là chị HV tiệm QT chứ không phải HT như Huyền Trân Công Chúa hỉ.

Những tiếng thông đụng trên thế giới là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Hoa v.v... nhờ cái văn minh văn hóa và "văn minh bành trướng thuộc địa " của họ. VN không thoát khỏi những tình trạng đó. Khi TCS viết Một trăm năm nô lệ giặc tây hay một ngàn năm đô hộ giặc tàu đi nữa, tại sao chúng ta không học chữ Hoa ? Đâu đó cũng tùy sự chọn lựa khôn khéo của Giao chỉ việt thôi. Không khéo thì số phận như con dê dở hơi của cụ Séguin, còn dê35 thì cứ phây phây sống hỉ, không ngán sói mà ngại sư tử Hà Đông là cái chắc.

Cám ơn Thất Pháp đã cho 1 bài thơ của  Bàng Giúi Tiên Sinh. Khi cụ Alphonse Daudet nhà tây nhân phẩm hóa mấy con dê của ông ta thì cụ Bùi Giáng nhà ta cũng nhân phẩm hóa mấy con dê "tứ sắc" của cụ ấy nhưng tình cảm đậm đà lãng mạn hơn. Chắc Bàng Giúi Tiên sinh không biết chơi bài, chứ biết thì mấy con dê đều mang tên Tướng sĩ tượng xe pháo mã and chốt rùi hihihi.

Nỗi Lòng Tô Vũ nè TP. (sưu tầm trên Net) :

Nỗi Lòng Tô Vũ
Bùi Giáng (1926-1998)


(Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi
Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú )

Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be

Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
Bao lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình

Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng

Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
Gió cây rung trút lá mộng tan lìa

Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm

Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi

Chiều đã xuống em đà no nê chắc
Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so

Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
Này em Hoa Cà (1) hỡi! chiếc nâu

Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên

Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi (2)

Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - Dê hỡi hiểu vì sao ?
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao

Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa ?
Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa

Và giờ đây một lời thề đã thốt
Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
Cao lời ca bê hê em cùng thốt
Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha

Và giờ đây hoàng hôn mờ trĩu nặng
Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
Rập ràng về bế hế rập ràng ca


(1) Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậy. Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc
lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).

(2) Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái
vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậy.


Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

moa
Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Sat Sep 12, 2009 2:48 am    Tiêu đề:

Anh Thất Pháp tìm không ra bài chăn dê của BG vì nhà thơ có chăn dê bao giờ đâu! Thực sự là BG chỉ chăn bò có hai năm thôi nhưng nói là 15 năm (như bài thơ mà anh Moa đăng ở đây) cho giống Tô Vũ ngày xưa đó mà.

Nghe nói hai năm chăn dê này là thời gian sung sướng nhất của nhà thơ---sống ung dung giữa đồi núi mênh mang với mấy cô tình nhân cầm tinh con Bò và vui với hương đồng cỏ nội.

BG có kể là trong thời gian hai năm này ông làm thật nhiều thơ mà chỉ tặng riêng cho châu chấu và cỏ giả mà thôi...
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân