TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐÁM CƯỚI VIỆT MỸ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐÁM CƯỚI VIỆT MỸ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun May 17, 2009 9:56 pm    Tiêu đề: ĐÁM CƯỚI VIỆT MỸ- ( HẢI MINH)





[
ĐÁM CƯỚI VIỆT MỸ
HẢI MINH


-Ông bà có bằng lỏng gã con gái Tố Lan cho cậu John J. không?
Vị Mục Sư Tin Lành Baptist, người Mỹ da trắng, có thân hình cao ráo, đô con nhìn ông Minh. Ộng hỏi thân phụ của cô dâu đang đứng gần tân lang cùng tân giai nhân, phía trước mặt vị đại diện tâm linh và đức tin tinh thần của gia đình chú rể. Ông Minh liền trả lời:
- Vợ tôi và tôi đồng ý ạ!
Nói xong, chàng rễ có dáng dấp hơi đẫy đà, như phần đông dân Yankee khác. đang đứng trước mặt ông, quay lại phía bố vợ tương lai. Y mỉm cuời chìa bàn tay mặt trắng trẻo, ngón to dài, về phía ông:
- Cám ơn nhiều lắm!
Ông bắt tay y xiết chặt thân tình.
Xong rồi, ông quay lại phía con gái đang đứng sau lưng ông. Ông ôm con âu yếm xiết mạnh thân thương ruột thịt. Con gái ông cũng tươi cười, ôm lấy vai ông bố mình. Rồi ông quay gót đi từ từ về phía hàng ghế nằm trước mặt mình. Ông lại ngổi cạnh bà xã đã an tọa trước đó. Nghi thức lễ hôn phối của Mục Sư tạm ngưng. Bên cạnh ông ta là Đại Đức Thích Đao Quảng, cũng bắt đầu làm lễ Phật Giáo. Bàn Phật thiết lập sẵn sàng, có Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hoa qủa đã có đủ. Cây nhang điện sáng rực. Vị sư trẻ ngưởi Mỹ da trắng, đang tu cùng các sư VN tại Chùa Tam Bảo địa phuơng, đi mõ. Một Phật Tử mặc áo tràng màu xanh lam, đứng đánh chuông. Thầy làm phêp hôn phối cho hai bên.
ooo
Cứ như thế, hai tôn giáo khác nhau, do hai vị lãnh đạo tinh thần, hành lễ rất trang nghiêm và thành kính. Họ cừ xen kẽ tiến hành những nghi thức hôn phối theo tôn giáo của mình, kéo dài thời gian khá lâu. Dĩ nhiên, mọi người trong hai họ đã thực tập mọi thể thức, tiến hành các nghi lễ nói trên do các vị tinh thần tôn giáo chỉ đạo, vào buổi chiếu ngày hôm trước. Cũng tại địa điễm hành lể hôm nay.
Trong khi đó, các quan khách tham dự, ngồi im phăng phắt trong Great Hall của một nhà hàng Mỹ. Tòa nhà đồ sộ có nhiều tầng lầu này đứng sừng sững trên đồi cao, nguyên là đại sảnh đường của vị Thống Đốc tiểu bang thuộc Miền Đông Nam Hoa Kỳ trước kia ( Old Governor’s Mansion). Tiền thuê mặt bằng dùng làm lễ thành hôn và nghi thức tôn giáo cũng như bữa tiệc thết dãi quan khách của hai họ rất đắc tiền. Cô dâu và chú rễ tuy dị chủng, không đồng màu đức tin tôn giáo, nhưng là bạn đồng môn, đồng song,đồng nghiệp. Họ kỳ ngộ và quen biết nhau. Họ từng học chung cùng lớp và thương yêu nhau trong suốt chín năm qua. Hối còn trung học. Bốn năm học Đại Học, ngành điện toán, rồi ba năm theo học Master Of Business Administration.
Trươc đó ngày hôn lễ chính thức hôm nay, có hai bữa tiệc thân hữu, mời hai họ do bên phía nhà trai thiết đãi bạn bè và thân nhân của cô dâu cùng bà con họ hàng của chú rể. Một Party được tổ chức trước ngày hôn lễ chừng một tuần, tại nhà cha mẹ chú rể. Bữa tiệc thứ hai tiến hành vào ngày thứ sáu, trước ngày lễ cưới một hôm ( Tức ngày thứ bảy hôm sau là ngày đại hỷ của chàng- nàng ). Thật vậy, sau khi tập dược nghi thức tiến hành các bước hôn lễ tôn giáo, tối đó mọi người được mời dự tiệc tại một nhà hàng Vịêt Nam, chuyên nấu món ăn Tàu.
Trở lại bữa tiệc đơn sơ tổ chức tại nhà bố mẹ chú rể. Ngôi nhà rộng lớn này nằm cách xa nhà song thân của cô dâu, khoảng chứng một giờ lái xe hơi. Thức ăn Mỷ gồm có bánh chip, trái cây và món dậu hầm thịt bò bâm nhỏ. Bia rượu các loại và nước ngọt, nước giải khát, mọi người cứ uống thoải mái. Các quan khách, ngoài thân nhân trong gia đình của hai họ còn có bạn bè, người quen, hàng xóm của bên nhà trai. Đặc biệt ngày hôm đó ông bà Nội của chú rề từ xa đến tham dự. Ông bà đã cán mức “ Thất thập cổ lai hy” từ lâu. Thật vậy, tuy nhị vị lão trượng đà chạm mức niên kỷ” bát tuần “ mà trông vẫn khang kiện, con đi đứng, lái xe ngon lành. Ông vui vẻ khi biết ông Minh là cựu Sĩ Quan QLVNCH. Ông là quân nhân Hoa Kỳ ngành diện lạnh, chuyên sửa chữa máy lạnh và các loại tịên nghi điện, máy móc cơ khí... Trong thế chiến thứ hai ông phục vụ tại Âu Châu và sau hòa bình vãn hồi, ông tiếp tục công tác tại các quốc gia như Tậy Đức, Nhật Bản, Đài Loan...
Ông có bộ nhớ thật đáng nể. Ông lại đọc sách nhiều và có kinh nghiệm sống phong phú, Lại có tài kể chuyện nữa. Các con cháu ông đều thông minh học giỏi. Hiên tại ông ngổi tâm sự với ông bạn suôi gia với con trai mình trông thật là tương đắc. Họ vui vẻ thoải mái vô cùng. Ông cứ kể thao thao bất tuyệt về cuộc sống nhà binh, lang bạt kỳ hồ của minh. Hầu như ông có dịp đi nhiều nơi trên thế giới.

Ông nhìn ông Minh, thân tỉnh kẻ cho ộng bạn mới quen về cụộc sống nhà binh của mình trước kia:
-Ông Minh biết hôn? Hồi tôi sống tại Nhật Bản rất là vui ! Lúc bấy giờ người Nhật vì thua trận, nên bất mãn với người Mỹ ghê lắm! Mặc dù chúng tôi không cai trị họ, chỉ là giúp họ xây dựng lại cuộc sống mới, sau những đổ vỡ tan nát trên quê hưong mình vì cụộc chiến tàn khốc khủng khiếp vừa qua.. Tuy nhiên, phải thành thật công nhận rằng phần đông người Nhật tỏ ra thông minh, siêng năng, cần cù, can đảm, nhẫn nại, chịu khó lao động đáng nễ. Ông có nghe thiên hạ nói về phụ nữ Nhật chứ?
- Dạ tôi có`nghe chút ít về họ. Xin cụ hãy kể rõ hơn! Đàn bà Nhật thế nào, theo ý cụ?
Ộng tươi cười nhìn ông suôi cùa con trai mình:
-Theo tôi, đàn bà Nhật dễ thương vô cùng. Tôi còn nhớ có một nhà vằn Tây Phương lịch lãm, đã nhận xét khôi hài thú vị như sau: “Nam nhi nên lấy vợ Nhật, ở nhà Tây, ăn cơm Tàu và nên phớt tỉnh Ăng Lê”.
Ông Minh giả vờ ngây thơ, gợi ý cho ông cụ kể tiếp:
- Tại sao vậy cụ? Xin cụ giảỉ thich rõ hơn.
Như gãi đúng chỗ ngứa của mình, ông già Mỹ, tuy cao tuổi mà còn phảng phất nét khôi ngô tuấn tú của thơi son trẻ. Mái tóc vàng hoe, da trắng hồng, khuôn mắt chử điền. Đôi mắt còn tinh anh. Bà vợ ông cũng cùng tuồi với lang quân, trông chậm chạp hơn, Nhưng dáng dấp còn khỏe mạnh. Khuôn mặt bà còn nét kiều diễm nõn nà cũa thời con gái. Hai ông bà trông còn đẹp lão. Họ trông thật xứng đôi vừa lứa.
Lùc bấy giờ, ông ta nhấp nháy đôi mắt, liếc nhìn buổi chiều xuân đã buông phủ xuống khu ngoại ô thành phố. Vài tia nắng còn lấp lánh trên các cây cao chất ngất bên kia đường lộ.
- Tôi nghe nói đàn ông nên lấy vợ Nhật vì họ ngoan hiền, chỉ biết phục vụ phu quân. Trong thời phong kiến, nữ nhi Nhật nên thuộc lòng các hạnh sau đây đề hành xử với ông xã: Lúc nào cũng nên giả mủ. câm, điếc...
- Tại sao vậy cụ? Tại sao lại làm thế?
- Mù là giả vờ mình không thấy gì cả. Điếc là không nghe gì hết. Câm là không nói gì. Chi nên chung thủy với chồng và phục vụ săn sóc chổng con hết mực. Có như thế mới là phự nữ đảm đàng tuyệt vời trong mái ấm hôn nhân gia đình ngày xưa. Tôi chứng kiến một vài người bạn đồng ngũ của tôi lấy vợ Nhật. Các nàng yêu thương, chìu chuộng ông chồng hết mực. Kể cả việc hầu hạ cơm nước và tắm rửa cho lang quân nữa.
- Thế cụ có cô bổ Nhật Bản nào không, khi cụ làm việc tại đây trong thời hậu chiến?
- Tôi đâu dám! Vì có kỳ đà cản mũi rồi.

Ông Minh ngạc nhiên, nhìn ông cụ chớp chớp đôi mắt xanh biếc như màu đại dương, vui miệng hỏi ngay:
-Tại sao vậy cụ?
Ông liền chỉ bà xã đang đứng nói chuyên với vợ chồng người con trai cả. Nghe nói anh ta thông minh và học giỏi nhầt trong các anh chị em trong nhà.
- Tại vì lúc đó tôi lỡ mê bà qúá cở rồi. Tuy mới đính hôn và bà ta cũng đang phục vụ trong hội Hồng Thập Tự Quốc Tế. Bà đang làm việc tại Tokyo như tôi. Hơn nữa...
- Hơn nữa cái gì, vậy cụ?
- Hơn nữa, ông anh họ của bả là xếp của tôi cùng đơn vị đang phục vụ tại đó. Tôi thích gái Nhật lắm chớ nhưng tôi đã trót mê Mary rổi ông ạ? ( Mary là vợ tôi sau này).
- Thế à...
- Vâng, tôi ngại ông anh họ của nàng báo cáo lại thì nàng sẽ ghen tuông và người dẹp sẽ giận hờn. Nàng có thể bái bái tôi ngay. Lúc bấy giờ Mary dẹp lắm, ông ạ! Nhiều đàn ông mê cô ta lắm đó!
Sẵn vui miệng, chàng hỏi tiếp:
- Còn tại sao ở nhà Tây?
- Vì dân Gaulois thường cư ngụ trong ngôi nhà khang trang, sang trọng.
- Thua cụ, Còn ăn cơm Tàu thì sao?
- Cơm và thức ăn của người Trung Hoa thường ngon lắm. Mùi vị đậm đà hấp dẫn thực khách vô cùng.
- Dạ còn phớt tỉnh Ăng Lề là sao vậy cụ? ( Dĩ nhiên ông Minh lịch sự gợi ý cho ông cụ biều diễn tài ăn nói lưu loát và bộ nhớ tuyệt vời của mình)
- Thỉ ngưởi Anh có tính tình thửờng trâm tĩnh, ít nói, lạnh nhạt vậy mà?
Tôi còn nhớ một câu khôi hài của ai đó nữa.
- Câu gì? Xin cụ hãy nói cho vui đi. Cụ nhớ dai ghê!
Ngẫm nghĩ vài giây, ông Nội chú rể vỗ nhẹ bàn tay mặt lên vầng trán rộng, hơi sói, loe hoe vài sợi tòc vàng lòa xòa trước trán. Hình như ông ta đang cố moi trí nhớ xem sao. Chợt Ông cụ nhìn ông Minh tươi cười:
- Tôi nhớ ra rồ! Đó là: “ Không nên xài lối Mỹ. Ở nhà Nhật, Lấy vợ Tây. Ăn cơm Anh”
- Tại sao vậy cụ?
- Tôi nghĩ đậy chỉ là câu hài hước. Nói cho vui thôi. Người Mỹ chúng tôi có thói quen: Ai ăn nấy trả tiền, không phải dân Á Đông thường lịch sự bao cho bạn luôn. Nhà Nhật là nhà sàn vỉ Xứ Phù Tang thừong hay bị động đất nên người dân hay làm nhà sàn bằng gỗ. bất tiện đủ thứ. Vì vậy phần đông nhà cửa ở Nhật không được sang trọng, tiện nghi cho lắm, Lây vợ Tây thì các bà đầm tính tình thương khó khăn, chằn lửa. Ăn cơm Anh thì không cao lưong mỹ vị ngon lành như cơm Tàu.
- Còn cụ nghĩ gỉ vế người Đức? Cụ sống ở đó bao lâu?
- Người Đức ư? Tôi sống ờ Tây Bá Linh khá lâu. Đa số ngưới Đức giỏi về may móc. Thợ điện, thợ máy ngưới Đức tuyệt vời. Phần đông, dân Đức thông minh, siêng năng, cần củ, nhẫn nại. Phần nhiều người Đức mắt xanh, tóc vàng, đẹp trai, đẹp gái, Tuy một số người kiên cường, bất khuất, háo chiến, nhưng nhiều người khôn ngoan, khéo léo lanh lợi vô cùng. Tôi cũng có thời sống và làm việc tại Đài Loan nữa, ông Minh ạ!
- Cụ nghĩ gì về người Trung Hoa?
- Phải công nhận phần đông người Tàu họ có khiếu về kinh doanh buôn bán làm giàu. Họ giống như dân Do Thái vậy. Tại HK, đa số dân Do Thái làm chủ các ngân hàng và kinh doanh vảng bạc, kim cuơng hột xoàn đá quý, Còn người Tàu thì tại nơi nào họ cư trú, họ cũng có cơ sở kinh doanh, khách sạn, nhà hàng, siêu thị?
Ông Minh vui miêng hỏi thêm:
-Còn về phụ nữ Trung Hoa thỉ sao? Thưa cụ?
-Họ đa phần kiều diễm và khôn lanh đáo để. Không dễ gì có vợ Tàu đậu nhé!
- Thế thì hồi ở Đài Loan cụ có girlfriend nào, phụ nữ Trung Quốc không?
- Cùng lai rai thôi! Lúc đó bà xã của tôi đang ở Mỹ. Còn ông anh họ của bả đã đáo hạn hồi trang rồi. Tôi khỏe ru bà rù hà. Đàn ông nào chẳng phong lưu bay bướm phải không ông? Nhưng chỉ qua đườngg thôi. Tiền trao cháo múc vậy mà!
Cuộc kể chuyện của ông cụ cũng chấm dứt khi ông ta nói xong câu trên và hai người cười vang vui vẻ thích thú vô cùng.
Lúc bấy giờ, quan khách Mỹ bắt đầu đưa quà tặng cho cô dâu chú rể ngay trong bữa tiệc đơn sơ nhưng thân mật này. Đa phần tặng quà không có bao thư. Và tuần tới thì các người đã tặng phẩm vật hôm nay, khỏi tặng vào ngày thành hôn chính thức của cô dâu và chú rể nữa. Theo phong tục của dân Mỹ là thế
Qua bữa tiệc thứ hai cũng do phía nhà trai đãi bà con hai họ và một số bạn bè thân thiết tại nhà hàng đã kể trện. Sau đó, có màn hát Karaokê dành cho tiếng Việt và cà tiếng Anh. Băng hình và máy móc do chủ nhân nhà hàng cung cấp. Thật là vui nhộn thích thù vô cùng. Cô dâu, chú rể và một số bạn bè thân hữu lần lượt lên sân khấu dã chiến của nhà hàng. Ông bố chú rể cũng lên giúp vui. Thằng Anh, anh kề của con Tố Lan, cũng lên hát nhiều bản nhạc tiếng Việt và tiềng Anh. Ông Minh hứng thú cũng lên góp mặt giúp vui trong bữa tiệc thân tình của hai họ. Ông chỉ hát một bải duy nhất, bài ruột của ông. Bài” Lời Người Ra Đi” của Trần Hoản nguyên nhạc sĩ và Bộ Trưởng Văn Hóa CSVN trước kia.
Có thể nói, phong tục tập quán về đám cuới của HK khác hẳn tục lệ hôn nhân của dân VN. Họ nhà trai chỉ phụ trách tổ chức đãi khách trong hai bữa tiệc đã kể trên. Còn lại mọi chi phì về mua sắm thuê mướn trang phục cho cô dâu chú rệ, cho ba cô dâu và rể phụ cũng như tiển thuê mặt bằng và tiền mua sắm, nấu nướng thực phẩm đãi quan khách hai họ, bên gia đỉnh cô dâu phải chịu hết. Ngay cả nhẫn cưới vả trang sưc cô dâu chú rễ cũng do hai bên gia đình lo liệu, mua sắm chuẩn bị trước đó. Chứ không phải chỉ do gia đình nhà trai phụ trách như ở VN đâu. Xem thế thì đàm cuới Việt Mỹ giông giống đám cứới của người Chàm ở VN. Hầu như cô dâu cưới chú rể vậy. Thật là lạ lùng. Mới nghe qua, dân ta, khó tin nhưng có thật. Có thể tùy nơi, tùy lúc, tùy thời, có thay đổi chút đỉnh. Nhưng đại khái là như thế đó, kính thưa quý vị ạ.
ooo

Bây giờ sau nghi thức lễ hôn phồi hai tôn giáo là phần chụp hình lưu niệm liên tù tì. Có cả trăm pô hình đủ kiểu, đủ cảch của hai họ. Sau đó, tới màn khìêu vũ thật tưng bừng náo nhiệt, vui nhộn vô cùng. Từng cặp, cha mẹ nhảy với con, với cô dâu hay chú rể với thân hữu và lại quay phim chụp hình liên miên. Đám cưới Việt Mỹ kéo dài tới hơn 12 giờ đêm mới chấm dứt.
Ông Nội chú rề cứ kè kè thân mật trò chuyện với ông Minh. Cảm động nhất là lúc ra về ông bố chú rể ôm ông suôi thân mật, nói chậm rãi rõ rảng. Khuôn mặt ông rạng rỡ lồ lộ:
- Chúng tôi rất hận hoan được làm suôi gia với gia đình ông bà. Con gái ông rất thông minh, xinh đẹp và tốt bụng.
Ông Minh nhìn ông có nhiều nét giống bố mình, Cũng khôi ngô, tuấn tú, thông minh, tế nhị, cởi mở, bao dung và vui tính:
- Cám ơn ông bà nhiều. Chúng tôi cũng hoan hỷ đựợc kết bạn suôi gia với ông bà. Thân phụ của ông thật tuyệt vời. Ông cụ có trí nhớ tốt quá! Ông già kể chuyện vui ghê!
- Ồ vâng! Ba tôi nhớ dai lắm đó! Ông sống nhiều năm ở hải ngoại trước kia.
Bà vợ của ông Jordan, mẹ ruột của chàng rể, cũng tỏ ra vui vẻ với ông bà suôi gia. Trước đây, bà này thường tỏ ra lạnh lùng, ít cởi mở với cha mẹ của cô dâu. Tuy nhiên, hôm nay bà tươi cười, trò chuyện tíu tít. Bà thật sự hài lòng khi thấy hai trẻ tỏ ra hân hoan hạnh phúc trong ngày đại hỷ của chúng. Chúng yêu thương nhau chân thành và nồng nhiệt, thấy rõ nét quá đi chớ!
Ông bà Minh- Thanh củng cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thoải mái khi buớc lên chiếc xe truck sơn màu hồng của con trai mình. Vợ thằng Anh cùng các cháu Nội đã có mặt trên xe. Thằng Anh buớc lên sau cùng và lái xe ra đại lộ, chạy về tới nhà song thân của mình thì đã 1 giờ sáng rồi. Ai nấy đều mệt mỏi, buồn ngủ, nhừng trong lòng rất vui. Mọi việc đã tiến hành êm ả, tốt đẹp vô cùng trong ngày hôn lễ và thiết tiệc đãi các quan khách cũng như bạn bé của hai bên gia đình Việt Mỹ. Tân lang và tan giai nhân đã ký xong tờ giá thú trước mặt vị mục sư chủ lễ cho bên nhà trai. Từ giây phút này, con Tố Lan sẽ mang họ của chồng và các giấy tờ như bằng lái xe, thẻ an sinh xã hội. sẽ mang họ của ông xã, theo phong tục cũng như tập quán và quy định của luật pháp hiện hành tại xứ Cờ Hoa.Hiện nay, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa dân VN với vị hôn phối gốc gác các nước khác, đang định cư tại HK, quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa, đa phong tục tập quán, đà ngôn ngữ... “ The Melting Pot Country” cũng xảy ra bình thường. Các bậc ông bà, cha mẹ, các bậc trưởng thượng trong gia đình, cũng tỏ ra cởi mở hòa đồng, bao dung cho con cháu mình được tự do chọn lựa nguời bạn trăm năm của chúng.Trong tương lai, hy vọng cuộc sống của dận tị nạn sẽ khởi sắc hơn, phong phú và phát triển hơn, nhất là các thế hệ kế tiếp, sẽ vươn lên và sẽ thành công về mọi mặt không thua kém gì người dân bản xứ. Dân VN ta vốn thông minh, cần củ, siêng năng và hiếu học. Chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu đáng kể về các mặt sinh hoạt cộng đồng, đầu tư, kinh doanh, kinh tế, khoa học, chính trị, giáo dục y tế, xã hội... Mong lắm thay!

HẢI MINH
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Mon May 25, 2009 2:59 am    Tiêu đề:

Bước sang thế kỷ 21 , một trong những sự kiện thường gặp trong mỗi
gia đình là vấn đề hôn nhân dị chủng của thế hệ trẻ , những lứa tuổi đã
sinh ra và lớn lên tại hải ngoại .
Chấp nhận sự kết hợp về những cuộc hôn nhân này đôi khi đã là niềm
thao thức của những bậc làm cha mẹ , mặc dù cha mẹ bao giờ cũng dành
cho con tình thương vô bờ .
" The melting pot country" đã được tác giả Hải Minh định nghĩa như là
sự kết hợp giữa đa văn hóa , đa chủng tộc , đa tôn giáo , đa phong tục
tập quán , đa ngôn ngữ là định nghĩa hay và chính xác nhất .
Với lòng bao dung , với tâm hòa đồng cởi mở và sự thông cảm là lời
chúc chân thành nhất cho hạnh phúc lứa đôi với thế hệ con cháu
của chúng ta .
Những hình ảnh trong " Đám cưới Việt Mỹ" là sự diễn tả một thực trạng
rất gần gủi và tinh tế , chia sẽ niềm ưu tư cùng rất nhiều người Việt hải
ngoại hiện nay .
Đồng cảm với sự hội nhập này , hãy nghe Trần Mộng Tú dễn tả qua bài
thơ sau :
Vẽ hộ em nét mày
Em mở lòng kinh thánh
Chàng đến xông hương trầm
Em tặng đóa sen hồng
Chàng ép vào kinh Phật
Ngày rằm chàng nằm đất
Gối đầu kinh Liên Hoa
Chúa nhật em đi lễ
Môi thơm lời thánh ca
Chúa nghiêng mình thánh giá
Ôm em gần vết thương
Phật vẫy nước nhành dương
Cho chàng đời an lạc
Trên gác chuông vời vợi
Em giấu trái tim ngoan
Chàng qua cửa tam quan
Viết tặng em bài kệ
Thôi hãy ngồi xuống đây
Ngắm đường ngôi em rẽ
Vẽ hộ em nét mày
Ta chia đôi dâu bể
Chúa Phật đều từ tâm
Tình yêu như tín ngưỡng
Hãy rót vào đời nhau
Nước sông Hằng vô lượng .
Về Đầu Trang
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Tue May 26, 2009 6:51 pm    Tiêu đề: TẠ LÒNG BẠN ĐỒNG MÔN-( HẢI MINH)





TẠ LÒNG BẠN ĐỒNG MÔN
( Mến tặng đồng hương Diệu Đức và nhà thơ TMTú)

Ta lỏng cô bạn đồng môn
Bao dung nhân ái, vài dòng thân thương.
Kèm bài thơ tuyệt vô củng
Tràn trề ý nhị văn chương mượt mà.

Tạ lòng thục nữ phương xa
Long lanh con chữ văn hoa tuyệt vời.

"'Đám Cưới Việt Mỹ'" vui thôi
Tương giao tình cảm xứ ngừơi phổ thông.
Tình yêu thế giới đại đồng
Từ bi bác ái bao dung chan hòa.
Đa ngôn, tạp chủng Cờ Hoa
Vàng, đen, trắng, đỏ cũng là chúng sanh.
Tình yêu bình đẳng mượt xanh
Thì ta an lạc tâm lành nở hoa.
Hận thù, kỳ thị bay xa
Anh em, cha mẹ, ông bà thảnh thơi.

Vô thường, giả tạm, kiếp ngừời
Tù bi hỷ xả an vui cõi lòng.

Tạ ơn cô bạn đồng môn
Tâm tình khích lệ, thơm dòng văn chương.

HẢI MINH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân