TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BA SINH HƯƠNG LỬA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BA SINH HƯƠNG LỬA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Mon Mar 02, 2009 3:18 pm    Tiêu đề: BA SINH HƯƠNG LỬA
Tác Giả: MINH HÒA



   
BA SINH HƯƠNG LỬA

                                MINH HÒA


   
Bà Lệ liếc nhìn lang quân, ông Nghi, đang ngồi nghỉ nơi phòng khách của nhà người thân của bà tại Sài Gòn. Bà liền lại ngồi gần chồng, thỏ thẻ:
- Mấy hôm nay em mệt quá! Anh cũng vậy! Thế là đám cưới con gái mình đã êm chèo mát mái. Ngày mai em tính ra Phan Rang thăm bà con và bạn bè của em, anh nhé! Anh hãy đi cùng em về thăm quê vợ một chuyến cho vui anh nhé?
 Ông nghe bà xã nói liền giẫy nẫy như vừa bị đĩa bám vào người. Ông cảm thấy bực mình la lên:
- Không được đâu! Mình phải đáp xe đò vể Sa Đéc thăm người thân của anh đã. Mình chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là phải lên máy bay, về lại Mỹ rồi. Sẵn dịp chúng ta ghé thăm quê cha đất tổ của anh chứ? Phan Rang ư? Lần khác đi em?
Bà Lệ bỗng lửa tâm ngun ngút bừng dậy. Bà cảm thấy như mình bị ong vò vẻ chìch vào da thịt vậy, Bà xụ mặt, rồi trừng đôi mặt nhung vẫn còn long lanh sáng của mình. Đôi mắt diễm lệ đã từng làm chết đuối biết bao nam nhân, trong đó có cả lang quân hiện tại của mình, ông Nghi. Bà nhìn chồng, dõng dạc tuyên bố một câu nghe ôn tồn nhỏ nhẻ nhưng tỏ ra kiên quyết chắc nịch như đinh đóng cột:
-Anh Ngh! Anh biết tính tôi rồi mà. Nói một là một, hai là hai. Hồi đó sao anh luôn luôn chìu chuộng tôi vậy? Bây giờ tôi chỉ muốn về quê hương mình thăm bà con và bạn hữu, trường xưa vài ngày, mà anh lại cản ngăn tôi như thế? Hay là anh đi thăm quê anh, tôi thặm quê tôi nhé? Không ai ép buộc người khác phải theo ý mình? Ông xã thấy thế nào? Tôi đi tàu hỏa về Phan Rang. Con anh đáp xe đò về Sa Đéc. Vậy là hòa cả làng. Mình sẽ gặp lại nhau tại nhà này. Còn con gái và chàng rể thi vui hưởng tuần trăng mật ở Vũng Tàu, như chương trình chúng đã dự trù. Sau đó mình bay về Hoa Kỳ theo ngày giờ đã định. Anh OK chứ?
Ông Nghi gốc nhà binh nòi, tưng trải qua nhiều năm tủ cải tạo sau ngày Miền Nam hoàn toàn bị sụp đô. Ông vốn tánh can cường nóng nảy. Tuy nhiên người hùng lại dễ xiêu lòng vì nhan sắc của má hồng.” Yểu điệu thục nữ, quân tử hiếu cầu” mà lị.  Ngày xưa ông mê giai nhân Phan Thành, nên phải chìu người đẹp, để có thể cuới nàng làm vợ/. Đàn ông nào chẳng ỵêu thương phụ nữ xinh đẹp, nhất là các cô, các bà, có giọng nói thiên phù
“ Oanh vàng thỏ thể lầu thơ”. Tiếng cười của má hồng. hồn nhiên, trong trẻo như âm nhạc hay chim hót trên cành. “ Anh hùng nào thoát khỏi ải mỹ nhân”. Chả thế mà người xưa cò câu nói bất hủ:
 “ Gái quốc sắc trai anh hùng phải lụy.” “ Giai nhân mắt biếc mặt hoa, Làm cho ai phải sa đà mệt mê”. Tài giỏi, kiên cường, anh hùng như Từ Hải” Đội trời đạp đất ở đời” hay
“ Chọc trời khuấy nước đã lâu  Dọc ngang nào kể trên đầu có ai”.( ND). Thế mà cuồi cùng cũng bị chết đứng giữa trời vì lời khuỵên thỏ thẻ, ngọt ngào cua Mỹ nhân Thúy Kiều. Người anh hùng lừng danh kể trên là gương soi cho nam nhân mê sằc đẹp của mỹ nữ.
 Ngày xưa ta yêu nàng tha thiết, Giờ hai nguời tình cũng nhạt phai. Chỉ còn là nghĩa phu thê. Họ nương tựa nhau nơi đất khách quê người. Sau gần bốn thập niên chung sống và có với nhau sáu mặt con, Tuy nàng vẫn còn duyên dáng mặn mà, nhưng tính tình cũng đã thay đổi. Má hồng trên sáu bó, vẫn còn nõn nà láng mướt. Khi giai nhân ra đường, các ông có tánh háo sắc, hay thương hương tiếc ngọc chút chút, hay các chàng nghệ sĩ, vốn đa tình, đa cảm, cũng ngẩn ngơ nhìn ai.
         ” Tưởng nàng mới cán ngũ nịên
            Môi đào mắt biềc ưa nhìn dung nhan.
            Nhìn lâu mới thấy cô nàng
            Chỉ chừng bốn bó, trẻ măng má hồng.”

      Tại xứ Cờ Hoa luật pháp thường bảo vệ, bênh vực quyền lợi của người phụ nữ hơn là nam nhân.”Nhất bé, nhì em, tam cây, tứ súc” mà lị, như câu ngạn ngữ thời thượng của Mỹ vậy, phải không thưa quý vị?
                                                                 ooo
Trở lại trường hợp của chàng nàng về việc đi thăm quê nhà của họ ở hai nơi cách xa ngàn dặm, Ông Nghi, vốn không thích nghe nói về quê vợ, huống hồ nàng gợi ý về thăm, trong lúc thời gian còn eo hẹp. Sau khi lu bu công việc, lo tổ chức hôn lễ cho con gái Út rượu của họ, con Hạnh, với thằng Long, con rể của ông bà tại Sài Gòn, quê của trượng phu con gái mình. Sau đó, họ phải tiến hành thủ tục bảo lãnh chồng ở VN sang đoàn tụ với vợ mình tại HK. Sở dĩ, ông không thiện cảm lắm với`quê hương của bà xả, từng nổi danh xinh đẹp một thời, là vì tại nơi đây, ngày xưa, cò nhiều nam nhân mê mệt nàng quá cở, Nhất lá tứ hiệp sĩ, vì say mê nhan sắc của giai nhân mà phải yểu tử. Dù họ đã về cõi Vĩnh Hằng từ lâu, nhưng ông Nghi hình như còn ghen tuông, vì có lắm người mê sắc đẹp của vợ mình. Phu nhân lại nổi danh kìều diễm và tánh đa tình, đa cảm, lãng mạn ti tí, nên ông Nghi càng thấy bực mình. Ông không yên tâm lắm, khi bà xã còn láng mướt, nõn nà, quá duyên dáng, lại thông minh, lanh lợi, mang dòng máu nghệ sĩ đầy người, thích tự do bay nhảy đây đó, như khi còn sống độc thân. Nàng thich ca hát, thi ca nhạc kịch, Rất mê văn nghệ, văn gừng, du lịch, khiêu vũ. Thục nữ lại khoái làm thơ, viết văn, Nàng có sáng tác thơ văn đăng báo nữa chứ. Một phụ nữ đa tài, đa sắc như thế, mà để cho nàng tự do xé lẻ, đi ngao du sơn thủy, tại thành phồ có nhiều nam nhân ngưỡng mộ sắc đẹp và tài năng của giai nhân như vậy, quả là một việc, ông xã không thể nào châp nhận, cho phép hiền thê.
” Tung cánh chim tìm vế tổ ấm” như lời hát nổi danh một thời, trong bài“ Ngày Về “ bất hủ  xa xưa của cố nhạc sĩ tài hoa Hoảng Giác,
  Lúc bấy giờ ông Nghi nổi nóng bực mình la lên:
- Bà vừa phải nghe chưa! Thấy tôi chìu chuộng, nhẫn nhịn bà lâu nay, rồi bà làm tới, phải không? Bà đi xe lửa ra Phan Rang ư? Để dịp khác mà bà xã. Bà hãy cùng tôi về thăm quê Nội các cháu vài ngày đi! Tôi van em mà, má con Mai ( Mai là tên con trưởng nữ của họ)        
- Không được! Tôi phải đi thăm người thân và bạn bè đang còn ở quê tôi.
    Ông Nghi nói mãi mà bà Lệ vẫn kiên quyết, giữ vững lập trường của mình. Ông bực mình bỏ vào phòng riêng đóng cử lại.
       Thật ra tình sử của họ cũng có nhiều nét đặc thù, gây cấn, lâm li, bi đát lắm, bà con ơi!
Đúng là “ Vợ chồng do tiến định” “ Lương duyên phu thế là bởi Ông Tơ Bà Nguyệt an bài sắp xếp sẵn.” Ba Sinh Hương Lửa chúng mình Chạy trời khỏi nắng, thuyền tình vuốt ve”. Thật vậy,” Ghét của nào, trời trao của ấy” Hai người không hợp nhau, không chung màu về nhiều mặt.” Hai tuổi lại xung khắc nhau quá cở thợ mộc,” Ông Nghi còn nhớ lúc hai người sắp làm lễ đính hôn, bà mẹ của ông, sau khi đi coi bói về tuổi tác của hai người, Lúc đó ông thầy tướng số cho biết hai tuổi không hợp nhau. Bấy giờ, bà mẹ mới kêu Nghi vào phòng riệng. Bà khuyên người con trai trưởng của mình đang làm sĩ quan Phòng II một Chi Khu tại tỉnh nhà.
 -Mẹ báo cho con biết một tin không vui. Con không được tiến hành hôn lễ với con Lệ nghe chưa?    
Lúc bấy giớ, ông Nghi giẫy nẫy vì đã trót mê giai nhân Phan Thành quá chừng,” Cá đã cắn câu, biết đâu mà gỡ  Đã mê ai rồi, quả khó xa nhau” Chàng liền nói:
-Con đã trót thương yêu Lệ. Con phải cưới nàng làm vợ, má ạ! Con nghĩ Ba cũng bằng lòng cho phép con thành hôn với nàng, Xin Má thương con, hãy đồng ý cuộc hôn nhân này, Má ơi! Tại sao con không thể tiến hành hôn lễ với Lệ, vậy Má? Ba con không phản đối vụ này mà.
Bà mẹ nhìn con nghiêm nghị cương quyết:
- Thôi đừng nhắc đến Ba con nữa. Ông cứ đem giáo lý nhà Phật ra thuyết phục Má:” Vợ chồng là do duyển nghiệp mà kết tóc se tơ. Tuổi tác hay tánh tình hợp nhau hay xung khắc đều do tâm mà ra. Hợp nhau mà ăn ở không tôn trọng nhau, cứ hờn giận nhau hoài.  Cứ sống theo đam mê, sở thích riêng tư của mình. Thường bỏ bê gia đinh hay tỏ ra thiếu trách nhiệm với người hôn phối và con cái, thì mái ấm có bền vững không, Má thằng Nghi? Anh không tin lắm, mấy cái linh tinh như bói toán, coi tuổi tác, mạng số cấn cựa...Tất cả đều do tâm mình gây ra. Tâm từ bi, hỷ xả, bao dung, nhẫn nhịn nhau, cùng có trách nhiệm, cùng chia sẻ vui buồn, cùng nương tựa, yêu thương nhau, đùm bọc nhau, một cách chân thật, thì đời sống hôn nhân, lứa đôi mới có hạnh phúc, mới trăm năm răng long, đầu bạc, phải không bà xã yêu quý của anh?. Ba mày hay tếu như thế. Chắc con biết cá tính vô tư hay nô đùa của ổng chớ?
- Dạ con biết thưa Má!
 Bà Mẹ tằng hắng giọng rồi nói tiếp cố thuyết phục con mình bỏ ý định cưới Lệ làm vợ:
- Con có biết con tuổi con Cọp mà cưới Lệ, tuồi con Rắn.” Dần, Thân, Tỵ Hợi, tứ hành xung” như người xưa thường nói, Không nên con ạ! Hai người lấy nhau, e không suông sẻ, êm đềm, may mắn vì tuổi tác không hợp nhau, cấn cựa nhau. Không nên đâu con Nghi!

Tuy nhiên, lúc đó hiệp sĩ đã quá mê mệt Lệ Tiện Nương mất rồi. Trời xuống cản chàng cũng không đuợc, huống hồ bà mẹ quá thương yêu con trai trưởng của mình. Ông bố lại là con ngưởi hiền hòa, cấp tiến, cởi mở, bao dung, nên cuộc hôn nhân đã tiến hành tốt  đẹp sau đó,
Mà ngẫm nghỉ chàng-nàng, hai ngưởi mỗi kẻ ở một phương trời xa tít. Lệ quê quán ở tận vùng nắng gió Miền Trung, còn Nghi tận Miền Nam diệu vợi, mà nên duyên Tần Tấn. Thật là bất ngờ quá đi chứ! Đúng là” Hữu duyên, thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên, đối diện bất tương phùng”
  Má hồng Lệ- Mặt- Hoa nổi danh hoa khôi của nhà trường và cả một vùng lúc bấy giờ. Nàng, hồi còn theo học năm cuối của trường công lập, đã là một giai nhân tài sắc rực rỡ của cô gái vừa 18 xuân xanh. Biết bao chàng thanh niên đồng lớp hay đồng môn, học khác lớp, mê say nhan sắc của Thùy Kiều đời nay rồi. Tình yêu học trỏ nhẹ nhàng như mây bay, gió thoảng. Những hiệp sị thầm yêu trộm nhớ Nàng Tiên, sau đó đều trở thành chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương, đất nước. Họ phải thi hành nghĩa vụ quân sự, làm tròn bổn phận của người trai trong thời loạn. Các chàng sĩ quan trót yêu người đẹp, đều đã đền nợ nuớc trong chiến trận hay bỏ mình trong các trại tù cải tạo sau ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ, Sau đó, Giai nhân Lệ- Mặt- Hoa cũng tình duyên lao đao, lận đận dài dài. Đúng là
“ Hồng nhan đa  truân” “Má hồng phận bạc như vôi Lao đao lận đận tình thời dở dang.”
 Trong khi, nàng sống cùng bố mẹ và anh chị em tại thành phố Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông, nàng đã kỳ ngộ với người hùng, ngài quan hai Phòng Nhì quê hương Sa Đéc như đã kể trên. Đúng là trời xui đât khiến, hốm đó nàng đi xem ca vũ, nhac kịch cùng cô Lan, người bạn công chức đổng sở . Bất ngờ họ gặp Trung Úy Nghi, ông anh họ xa của Lan. Lan bíết bạn mình, Lệ- Mặt- Hoa, Lệ- Mắt- Nhung ( Vì nàng có khưôn mặt đẹp như hoa và đôi mắt sao trời lóng lánh, dễ hốt hồn nam nhân háo sắc như chơi. Vì vậy giai nhân Phan Thành mới có các mỹ danh trên. Thật ra, đàn ông, con trai nào, lại không thich phụ nữ kiều diễm, phải không, kính thưa quý vị?). Ông anh họ, Tr/Úy Nghi cũng đang độc thân tại chỗ. Lúc bấy giờ, Lan ranh mãnh nhìn Lệ tươi cười vồn vã:
- Lan xin giới thiệu cho giai nhân, Lệ- Phan-Rang biết nhé! Đây là Tr/Úy Nghi, anh họ của Lan. Anh Nghi phục vụ tại tinh Sa Đéc. Anh đang theo học bổ túc ngành An Ninh Tình Báo tại Sài Gòn.
Lúc bấy giờ Lệ dè dặt, e lệ cúi đầu, nói nhỏ nhẹ, dễ làm mềm con tim đa cảm của người khác phái:
- Dạ xin chào Tr/Úy Nghi.
- Còn đầy là Lệ, bạn đồng sở với em.
- Xin chào người đẹp! Hân hạnh gặp được giai nhân!
Không ngở, đó là cuộc kỳ ngộ thật tuyệt vời. Hình như sự gặp gỡ này do tiền định.
” Ba Sinh Hương Lửa đòi ta  Chẳng rời nửa bước, chẳng xa nhau đành.”
Thế là từ hôm ấy Nghi cừ đeo theo Lệ mải. Chàng tình nguyện làm cái đuôi bám theo má hồng dài dài. Vì là lính văn phòng, tuy đang theo học khóa  tu nghiệp chuyên môn, nhưng chàng được nhiều giờ nghỉ . Nơi Nghi tạm trú trong thời gian theo học ngành chuyên môn nói trên là Câu Lạc Bộ Sĩ Quan An Đông, tọa lạc tại số 100 đường Hồng Bàng Quận Năm Chợ Lớn. Nơi đấy cũng ở gần sở của Lan và Lệ làm việc. Thế là họ gặp nhau hầu như thường xuyên, nhất lá vào cuối tuần hay ngày nghỉ lễ. Nghi bám theo giai nhân Phan Thành sát nút. Chàng ta giỏi đeo theo nàng như đĩa. Cứ đeo dài, đeo mãi, đeo riết. Đẹo cho đến dính mới thôi. Thành thật mà nói. Cũng nhờ con chim xanh. Lan, cũng là bà mai nói vô, tạo điều kiện cho Lệ và Nghi hò hẹn đi xi nê du lãm các danh lam thắng cảnh của Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định,  Lan quả là cô bạn dễ thương, tốt bụng, giỏi nghề nghiệp chuyên môn. Nàng đã giúp đỡ Lệ tận tình trong công việc, trong nghiệp vụ chuyên môn thường nhật.
      Thế là cá đã cắn câu. Hai bên sáp vô cái ào. Hai người đã yêu nhau tha thiết và chân thật. Đến khi, Nghi mãn khóa trờ về đơn vị cù ở tỉnh nhà, thì chàng quyết định cưới nàng làm vợ, như đã kể ở đoạn trên.    

Sau này khi hai người chung sống trong nhiều năm và có nhiểu con cái với nhau thì
tình yêu tha thíêt, nồng nàn, say đắm của ban sơ, mới quen nhau, cũng đã dần dần phai nhạt, héo tàn, theo thời gian.  ” Cái thuở ban đầu lưu lưyến ấy  Nghìn năm hồ dễ đã ai quên” như nhà thơ Thế Lữ đã nói, giờ đây đã trở thành:” Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời hết vui khi đã vẹn câu thề” như thi sĩ Hồ Dzuếnh đã viết. Lâu dần họ nhìn thấy được ưu và khuyết điểm của nhau. Lúc bấy giờ thỉ hai người mới nhận rõ ra họ thật sự khác biệt nhau về nhiều điểm. Họ không đồng màu về nhiều mặt. Chàng thich chính trị, thích nhậu nhẹt lai rai. Thích sống khép kín không ưa giao du rộng rãi. Nàng không chuộng đấu tranh chính trị, Không thích anh chồng chè chén la cà nhậu nhẹt. Nàng thich sống cởi mờ, kết giao bạn bè, ham vui du lịch, ngao du sơn thủy. Nàng thích văn nghệ văn gừng ca vũ nhạc kịch. Nàng cũng thích làm thơ, viết văn tài tử lai rai. Thích kết giao với bạn bè đồng sở thích để giài buồn. Nàng thích đọc sách bào, văn chương nghệ thuật. Còn chàng rất ghét các loại giải trí này. Chàng cho là không hợp với mình. Chàng chi thích các bài viết, có tánh cách phổ biến tin tức thời sự, thông tin, tuyên truyền chính trị. Đấu tranh chính trị, các phe phái chính trị, các lập trường chính trị...
Rõ ràng là tính tình và sở thích của vợ chồng ông Nghi và bà Lệ, quả là khác biệt nhau. Như nuớc với lửa. Có điều, họ phải nhẫn nhịn và bao dung để chung sống với nhau, cũng vì con cái và cũng vì hạnh phúc của mái ấm gia đình. Một nhà văn đã từng nhận xét:
” Người đàn ông bình thường, người ngoài cứ tưởng là cột trụ và có uy quyền trong gia đình. Nhưng thưc sự, do người đàn bà quyết định tất cả. Nhiều lúc ông chồng chi chìu theo ý vợ, cho êm ấm gia đình”.   Một văn nhân khác cũng có nhận định tương tự:” Tổ ấm của một gia đình, có êm xuôi hay xào xáo, phần lớn là do đàn bà. Hạnh phúc vợ chồng có an vui, hay đổ vở thường thường là do bàn tay bà vợ tạo nên.”
Hình như đã hiểu rõ vấn đề này, nên ông Nghi dù tánh hơi nóng nảy, ngang tàn bướng bỉnh, nhưng vì quá yêu thương bà xã kiều diễm của mình nên không tu mà cũng như tu. Nhường nhịn, chìu chuộng hiền thê duyên dáng, trẻ trung hơn mình, cho êm ấm gia cang, xuôi chẻo, mát mái, hạnh phúc gia đình lâu dài.
Từ lâu ông Nghi thuộc lòng câu nói của ai đó, như kinh nhật tụng này:
   “ Nhất trời, nhì vợ, nhất vợ, nhì trởi, êm xuôi mọi việc” “ Mình nễ nang, chìu chuộng vợ mình, không phải nễ nang chìu chuộng vợ  của ngưởi khác.”
     Sau đổi đời đầy bi thảm tang thương, ộng Nghi như mất tất cả. Vì là sĩ quan của chế độ cũ, Đ/Úy Tình Báo Phòng Hai, ông bị tập trung, tù cải tạo, tại các trại giam XHCN trong núi sâu, rừng thẳm. Ông bị lao động khổ sai gần 10 năm. Ông đói rách, lầm than, tơi tả, bi thảm, tang thương không bút mực nào tả hết. Khi ông đuợc tha về với thân tàn ma dại và bị đưa đi kinh tế mới. Bà Lệ, vợ ông phãi buôn bán tảo tần, nuôi sáu đứa con thơ dại và chắt chiu tiền bạc để đi thăm nuôi chồng. Bà phải bán dần, bán mòn những thứ có trong nhà như xe gắn máy, TV, quạt máy, nữ trang. dây chuyền, đồng hồ... để có chút vốn liếng làm ăn, buôn thúng, bán mẹt, sinh sống qua ngày, đoạn tháng, trong thời buổi gạo quế củi châu, trong thời kỳ “ Hợp tác hóa” mọi ngành nghề, theo kinh tế chỉ huy XHCN. Chính sách ngăn sông, cắm chợ. Kinh tế khó khăn. Hầu như cả nước ăn độn. Gạo trộn khoai, sắn, bo bo.., Bà xã phải lặn lội đi thăm nuôi chồng tù cải tạo mút mùa lệ thủy. Tù tập trung không có bản án xét xử chi cả.
       Lúc bấy giờ, ông Nghi phải lao động cực kỳ gian khổ, vất vả, để nuôi sống bản thân và giúp đỡ thêm gia đình vợ con cho khỏi chết đói. Đúng là họ lâm vào cảnh:” Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi.” như thi hào TT Xương đã từng than vãn một thời xa xưa.
  Ông Nghi còn nhớ lúc gia đình ông lập hồ sơ HO xin xuất cảnh, xin định cư tị nạn chính trị tại HK, có lúc, vì không đủ tiền trong túi, ông phải đạp xe hai bánh lên Sài Gòn để bổ túc giấy tờ, hồ sơ xin xuất cảnh. Ông bà phải vây mượn tiền bạc hay vàng của bà con cô bác hay bạn bè, để có của lo chi phí các khâu làm mọi thủ tục xin định cư xứ người, xin Passport, thuê dịch vụ, đi phỏng vấn, khám sức khỏe, chích ngừa, chi phì ăn ở tại Sài Gòn.. rất tốn kém, vất vả, mất nhiều thời thời gian chờ đợi, làm mọi thủ tục hành chánh, y tế, hải quan... Nơi nào muốn êm chèo, mát mái, thuận buồm xuôi gió, hầu như muốn chắc ăn, cũng phải trải qua các khâu:” Có tiền mua Tiên cũng đuợc” Hay sâu sắc, thắm thía hơn:” Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.”  
        Kịp đến khi qua Mỹ, ông bà phải lao động bằng chân tay. Họ phải “cày” để kíếm tiền sinh nhai. Đối với dân VN thì HK là “ Thiên Đàng Trần Tực”” Miền Đất Hứa”
“ Promise Land” “ Xứ sở tự do, dân chủ và giàu mạnh của thế giới tư bản” Nhất lá giới trẻ. Dễ vươn lên và có nhiều cơ hội phát triển về học vấn, thành đạt mọi mặt chữ nghĩa, văn hóa, khoa học, y khoa, giáo dục,  kinh doanh, chuyên gia kinh tế, ngoại giao, điện tử điện toán...  Phải thành thật mà nói rằng, tại xứ Cờ Hoa cuộc sống tuy có sung túc, có thoải mái hơn ở quê nhà, nhưng đa phần dân Giao Chỉ chúng ta bận rộn ghê lắm, phãi không kính thưa bà con cô bác? Ai cũng lo lao động làm ăn, kinh doanh kiếm đô la. Vì thế ông bà Nghi- Lệ cũng phải rán “ cày” dù họ đã hưởng tiền hưu rồi.
 Tại xứ Cờ Hoa, ông Nghi càng tỏ ra chìu chuộng bà xã hơn cho êm thắm mái ấm gia đình. Hiền thê cũng bận rộn lao động vất vả như lang quân. Muốn kiếm tiền để dành dưỡng già, cũng như có thể giúp đỡ con cháu mình học hành, thăng tiến trong tương lai, và gửi tiền về VN để giúp đỡ bà con, thân nhân, bè bạn còn khó khăn, thiếu thốn nhiều  ở quê hương, thì phải cố gắng” cày sâu cuốc bẫm vậy.”
                                            ooo
    Lúc bấy giở, ông Nghi, sau khi nằm nghỉ, thư giãn một lúc, trong phòng riêng của vợ chồng họ. Ông thấy khỏe khoắn, tỉnh táo, nhẹ nhỏm trong người vô cùng. Ộng nhớ hồi nẫy, vợ chồng đã cải vả nhau vì lý do nên đi thăm quê Nội hay quê Ngoại các cháu, con cái của họ.  Ông liếc nhìn bà xã. Lúc này, Bà Lệ đang nằm bên kia sofa. Bà duỗi chân dài trong tư thế thoải mái, gợi cảm vô cùng, hoặc giả ông tưởng tuợng như thế chăng? Ai mà biết được. Mặt mày bà tò ra thanh thản, an bình cô cùng. Ông cứ nghĩ bà vợ chắc còn giận mình. Ông nhìn kỹ hiền thê một chút. Môi hồng khép lại. Khuôn mặt trái soan nõn nà còn nét diễm lệ của thời con gái mà ông từng chết mệ, chết mệt. Ông biết tính vợ mình. Hễ bà xã cứng thì ông nên mềm. Ông không phải loại đàn ông sợ vợ đâu nhé! Ông chỉ nễ và chìu nàng thôi. Chứ khi lửa tâm má hồng bốc cao mà ông cương lên thì đá chọi đá tức nhiên tóe lửa ngay. Ông cứ nhẫn nha, nhẫn nhịn và ngọt ngào với “ em” thì êm đềm hết trơn hết trọi.” Ông bà ta có câu:
     “ Dạy con từ thuở lên ba
       Dạy vợ từ thuở xe hoa mới về.”
Lâu nay, ông từng làm theo ý nàng, cho êm cửa, êm nhà, đã quen rồi, mà hôm nay tự nhiên bốc đồng cải lại, cố tình làm trái ý vợ vì chuyện không đâu, chỉ gây thêm bất hòa phiền não, rắc rối, làm buồn lòng gia chủ dù là người thân của nàng và con cái trong ngày “ Đại Hỷ” của chúng. Việc này không nên chút nào. Ông biết vợ qúa mà. Nàng vốn giàu tự ái và háo thắng nhưng tâm hồn nghệ sĩ, rộng rãi, bao dung giàu tâm lành và lòng tư bì. Dủ tâm hỷ của má hồng, đôi lúc còn ngao du sơn thủy đâu đó chưa vế, khi thấy người khác vượt trội hơn mình về điểm nào đó, dù kẻ đó là lang quân của má hồng. Thật tình mà nói, tâm chúng sanh, tâm nóng nảy, tâm phàm phu, ai mà chẳng có, phải không, kính thưa quý vị?
  Ông Nghi cảm thấy xúc động vì quá yêu thương, chìu chuộng bà xã xinh đẹp đã quen, về việc mình đã cự nự giai nhân hồi xuân hồi nẫy. Ông liền tiến lại ngồi sát nàng. Ông nắm lấy bàn tay trái hơi khằn, gầy và nhăn nheo chút đình, nhưng vẫn còn phảng phất nét thon thả, mềm mại, mát rượi của thởi son trẻ. Cánh tay tròn lẵn, trắng muốt, lồ lộ da thịt gợi cảm vô cùng, vì nàng mặc ào cánh màu hồng nhạt. Anh chồng cảm thấy lòng mình gợn lên một cảm giác thích thú như rúng động cả châu thân. Tuy nhiên, nhìn thấy má hồng duyên dáng, nằm ngủ ngon lành vì quá mệt nhọc trong mấy ngày qua, ông xúc dộng không muốn quấy rầy nàng. Ông cứ say sưa, ngồi yên lặng lẽ, ngắm nhìn giai nhân đã cán mức “ Lục thập giả an chi “ cộng mấy niên rồi, mà vẫn còn nét duyên dáng, gợi cảm người khác phái, hết chê  vào đâu đươc, huống hổ bà xã là kẻ đầu gối tay ấp với phu quân, trong nhiều thập niên vưa qua. Họ đã ghiền hơi hám nhau lâu rồi.
Ông Nghi lẩm nhẩm nói thầm trong miệng như đang tự nhủ lòng mình, trong khi hiền thê, vẫn nằm ngủ say sưa, hơi thở đều đặn, nhẹ nhàng như một cô gái hồn nhiên vô tư lự. Nàng trông kiều diễm, gợi cảm, dễ thương chi lạ!
 - Hạnh phúc phu thê đang trong tầm tay mà không cồ gắng gìn giữ, vun bồi. Trong suốt 10 năm, ta bị lao tù khổ sai, nơi chốn núi rừng xa xăm vạn dặm, nàng vẫn thủy chung tận tụy, tảo tân nuôi sáu đứa con dại và đi thăm nuôi chồng đều đặn. Lệ quả là một thục nữ hiền thê khả kính.
 Trong thời đó,  một số bà vợ có nhan sằc duyên dáng mượt mà của Ngụy Quân, Ngụy Quyền,  khi chồng bị tù tội đầy đọa xa nhà, đã ham mê vinh hoa phú quý hay bị kẻ có chức, có quyền, có nhiều vàng bạc đeo theo tán tỉnh, quyến rũ, đe dọa hay dụ dỗ, đã xiêu lòng. Cuồi cùng họ bị sa ngã vào cạm bẫy, tỏ ra thiếu thủy chung với lang quân mình, Lệ thật là một hiền thê tận tụy, đảm đang, giàu lòng nhân ái và hy sinh tuyệt vời. Một thục nữ tài sắc và đức hạnh song toàn.
       Tương lai của cuộc sống gia đình hai người chưa biềt ra sao. Sống là hy vọng và vui với cái gỉ mình đang nắm giữ trong tay. Hạnh phúc mái ấm gia đình mình phải vun bồi và an hưởng với cái gì mình đang có. Tất cả đều do tâm con người. Tâm bao dung nhẫn nhục, tâm nhẹ nhàng, an lạc, thì cõi này chính là Thiên Đàng Trần Tục vậy. Thiên Đàng do tâm chúng ta tạo ra chứ không ở đâu xa.
     
                                 MINH HỎA



       
 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân