TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TRAU CAY-NGHE NHẢY
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TRAU CAY-NGHE NHẢY

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Tue Jan 06, 2009 2:12 pm    Tiêu đề: TRAU CAY-NGHE NHẢY
Tác Giả: THANH NGÂN




TRÂU CÀY-NGHÉ NHẢY



Lúc mẹ tôi còn sống bà thường răn dạy tôi:
          “ Trâu ăn, trâu cày            
             Nghé ăn, nghé nhảy”
  Bởi lẽ mẹ tôi thương tôi, để dành những món ngon vật lạ cho tôi ăn. Nhưng tôi lại nhường lại cho con tôi khiến bà bực mình, thất vọng vì tôi. Tôi đã làm cho mẹ tôi buồn...
 Nghé là con trâu con, trâu và nghé là hai con vật rất quen thuộc và rất thân thương của người nông dân ta ngày xưa.
   Câu tục ngữ trên có ngụ ý: Con trâu ăn no, con trâu cày ruộng, làm ra hạt thóc, hạt gạo. Còn con nghé ăn no, con nghé chỉ nhảy nhót, vui chơi thôi, chẳng làm nên tích sự gì. Đó là nghĩa đen của câu tục ngữ.
    Từ hình ảnh của trâu, ta liên hệ đến con người. Câu tục ngữ này muốn răn đe những bậc làm cha mẹ. Vì quá thương con, nuông chìu con, cha mẹ dành thức ăn ngon cho con ăn no, ăn ngon. Còn cha mẹ chỉ cần ăn qua loa, ăn lấy lệ... thậm chí cha mẹ còn nhịn đói để cho con ăn... Thử hỏi cha mẹ ăn như vậy sức đâu mà làm lụng, nuôi nấng các con.
   Lại còn có những câu tục ngữ như:
       “ Cực như trâu, khổ như trâu”
 Con trâu là hình ảnh của sự lao động “ Cày sâu – cuốc bẩm”.
        “ Con trâu đi trước, cái cày đi sau”
       “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
       Chồng cày- vợ cấy-con trâu đi bừa”
       “ Con gì ba đầu, bốn lưỡi, mười chân
         Một lung mặc áo, hai lưng ở trần?
 Từ xa xưa nhân dân ta chuyên sống về nghề nông, nghề làm ruộng, làm rẫy. “ Người cày có ruộng” Những cảnh tố khổ không lạ gì đối với người nông dân. Phải nộp lúa nộp thóc cho chủ điền,chủ ruộng, người tá điền chịu biết bao cực khổ trong những ngày mùa, trong những vụ mùa. Bọn chủ điền chỉ là những người” Ngồi mát ăn bát vàng.”
    Thậm chí những củ khoai ngon cũng phải nộp thuế-nộp sưu. Không có gạo để ăn, lúa gạo phải nộp hết... Hình ảnh những người nông dân đi mót lúa. Có những gia đình từ người già cho dến trẻ em di mót lúa, sống bằng nghề mót lúa trong những ngày mùa. Họ lượm lặt những cây lúa còn sót lại, những hạt lúa rơi rớt sau khi chủ ruộng đã thu hoạch, đem về nhà đập lại, giữ lại những cây rơm, cây rạ...để nhặt những hạt lúa lép để ăn.
    Người nông dân phải cày thuê, cuốc mướn, cấy thuê, họ làm mướn, làm công...
 Con trâu cũng lao động vất vả như con người. Vì thế phải cho con trâu ăn thật no, ăn thật ngon, để có sức kéo cày, kéo bừa. Từ những cánh đồng khô, cỏ cháy, từ sỏi đá khô cằn, người nông dân và con trâu đã bíến:
           “ Ngày nay cơm bạc, ngày mai bát vàng.
             Ai ơi! Đừng bỏ ruộng hoang
             Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.”
             “Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
             Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.”
 Con trâu nói riêng, con người nói chung là những hình ảnh tay lắm chân bùn” Đầu tắt, mặt tối”.v...v... cần phải được chăm sóc, phục vụ tối đa. Trở lại câu tục ngữ:
           “ Trâu ăn, trâu cày, nghé ăn, nghé nhảy”
  “ Cày” và “ Nhảy” là những động tác, thao tác của lao động, lao động chân tay. Nghé nhảy nhót, nghé vui chơi cũng là hình thức của lao động-lao động chóng lớn để trở thành con trâu. Con trâu thực sự để kéo cày, kéo bừa.v...v...
   Trẻ em cũng vậy, cần ăn để khỏe mạnh, chóng lớn để trưởng thành, để trở thành người lớn đáp ứng nhu cầu của gia đình, xã hội, của đất nước.v...v...
   Thông thường,” nước mắt chảy xuống”. Cha mẹ nhường cho con ăn, cũng như ông bà ta đã nhường cho cha mẹ ta ăn. Có những ông bà nội, bà ngoại nhịn ăn để cho con, cho cháu ăn. Ông bà thường nói:
 -Ông bà đã già rồi, đã từng tuổi này rồi, ông bà đã ăn nhiều rồi. Các cháu mới lớn, chưa ăn được bao nhiêu...
   Lại còn câu chuyện trong sách giáo khoa” Quả cam nhường nhau”:
  Người vợ đi chợ mua thức ăn về nhà nấu cơm cho gia đình. Luôn tiện mua cam về cho gia đình ăn tráng miệng. Thấy chồng đi làm về mệt. Người vợ có cử chỉ săn sóc chồng:
  - Anh ăn cam cho khỏe. Anh tự bốc lấy, em đang bận làm bếp.
Người chồng cảm động đón lấy trái cam. Nhưng chợt thấy vợ đứng trong bếp nấu nướng-mồ hôi nhễ nhại, mang cam vào đưa cho vợ. Người vợ nhìn ra sân, thấy con đi học về, lại đưa trái cam cho con. Đứa con không ăn lại mang cam vào biếu bà. Bà lại nhường trái cam cho con dâu. Đến bữa cơm, sau khi ăn cơm xong, người con dâu bổ trái cam ra làm bốn.Bà-cháu-bố-mẹ cùng ăn. Cả nhà vui vẻ...
Trường hợp hãn hữu: “ Tham ăn với con” ( Sách giáo khoa)
          “ Ba con cá đều như nhau cả”
  Trước bữa cơm, người mẹ chiên xong ba con cá thơm phứt để trên đĩa và đặt trên bàn. Đứa con mới lên ba tuổi, thấy cá chiên thèm, đòi ăn. Người mẹ bảo:
 - Để ba con lấy con cá nào nhỏ nhất cho con ăn.
Người cha bế con trẻ trên tay chỉ vào ba con cá, người cha nói:
 - Ba con cá đều như nhau cả.”
Đứa con không được ăn cá, khóc thét lên...
    Năm cũ qua đi, năm mới lại đến. Năm nay là năm” Con Trâu”. Con trâu ra đời. Ngày nay máy móc đã có, thay thế cho con trâu, giúp trâu bớt cực nhọc, lao động vất vả... Nhưng chúng ta không quên con trâu. Con trâu là người bạn của nông dân ta từ bao đời.

Louisiana, tháng 12/ 2008
THANH NGÂN



 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân