TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI PHẾ BINH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI PHẾ BINH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Sat Jan 03, 2009 10:23 pm    Tiêu đề: NGƯỜI PHẾ BINH- ( THIỆN NGỘ)






NGƯỜI PHẾ BINH
THIỆN NGỘ

Trước cổng Chợ Phan Rang gần tiệm buôn Hồng Ký người thương phế binh cụt cả hai chân đến gần háng, như thường lệ hàng ngày từ sáng đến chiều, nằm sắp gần vũng sình đọng nước mưa. Bàn tay mặt gầy đét bẩn thỉu cầm chiếc nón nĩ cũ mèm đặt phía trước đầu. Anh ta giọng cứ đều đều, năn nĩ, ĩ ôi :” Xin bà con cô bác bố thí cho chút tiền làm phước”. Giọng kéo dài lê thê trầm buồn, khi lên cao khi xuống thấp, nghe thật não nuột:
- Xin Trời Phật, Chúa phò hộ những kẻ tư tâm cứu giúp người tật nguyền, đói khổ này. Xin bà con, cô bác, các chú, các anh, các chị mở lòng từ bi thương xót....
Mặt mũi lem luốt. Giọng rền rĩ, khan cả cổ họng.
Nghe nói anh ta là hạ sĩ quan Dù. Trước đây, anh bị thương ở Quảng Trị. Vợ con tan tác. Anh tạm trú tại nhà người thân và sống lây lất, nhờ lòng tư thiện của mọi người. Chợ là đất sống của anh. Những kẻ ăn xin,,những người tật nguyền, những thương phế bịnh, những kẻ không nhà, những kẻ đói khổ, không có phương tiện kiếm sống, thường tụ họp về khu chợ xin ăn.để độ nhật qua ngày.”Nghèo giưã chợ không ai han hỏi Giàu đâu non nhiều kẻ viếng thăm” như người xưa thường nói.
Thời buổi này cuộc sống qúa khó khăn đói khổ. Sau cuộc đổi đời bi thảm tang thương, váo tháng 4/75, nhiều thương phế binh chế độ cũ đã trở thành ăn mày.
Họ gia nhập đội ngũ càng ngày càng đông của Cái Bang. Trong số những người lính VNCH, đã chiến đấu và hy sinh nhiều xuơng máu để bảo vệ Miền Nam trước đây, có anh V. là người thương phế binh sống tại khu chợ này dễ nhận ra nhất. Trước kia anh bị bệnh đậu mùa rỗ mặt và anh bị bệnh thần kinh nên tính tình anh khá cá biệt khác những sĩ quan và quân nhân đồng trang lứa lúc bấy giờ. Nhiều lúc anh tỏ ra khờ khạo ngây thơ quá mức.Thế mà trước đây anh vẫn bị động viên đi Thủ Đúc Thật là tội nghiệp! Nguyên nhận ra anh dễ dàng khi ông đi chợ.vào một buổi sáng nọ. V. giờ đây trông gìà đi, đen đúa và gầy nhiều. Anh chống nạn. Chân phải co lại. Nghe nói anh bị trúng đạn trong một trận giao tranh với đối phương ở Cao Nguyên. Vềt thương ở chân phải, tuy lành nhưng gân teo co lại. Anh được giải ngũ và đi bằng đôi nạng gỗ. Anh bây giờ vợ con thất lạc. Vợ anh bỏ anh và dẫn con theo. Anh bơ vơ không nhà cửa, không người thân thích. Thân tàn ma dại. Bệnh tật đủ thứ phải sống nhờ vào cái chợ. Đây là thế giới của những người bất hạnh, những cặn bã của xã hội, những kẻ đói rách lầm than. Những kẻ tứ cố vô thân. Những mảnh đời rách nát. Nhựng kiếp người không có mùa xuân. Những kẻ bần cùng, không có nơi đến và chốn về.
Năm đó, Ông Nguyên thuyên chuyển về ĐĐ 116/ĐPQ đóng tại quận Du Long thuộc TK NT, nằm cạnh Quốc Lộ I giữa Cam Ranh và Phan Rang, cách “Thị Xã hầu như nóng bốn mùa” Khoảng 30km. Đó là một thị trấn miền núi. Lác đác vài ngôi nhà ngói. Đa phần là nhà tranh. Dân cư thưa thớt. Thôn xóm đìu hiu. Núi rừng bát ngát, âm u bao phủ xung quanh quận đường. ĐĐ đóng tại một ngôi miêu hoang tàn, đổ nát, nằm chơ vơ trên con đồi lởm chởm đá tảng, sau lưng miếu hoang. Đồn binh nằm chệch về hướng phải Chi khu DL. Phía trước miếu là con lộ nhỏ. Cỏ vàng úa. Đá sỏi lổn ngổn lãng ngãng hai bên đường. Ban chỉ huy ĐĐ đóng trong miếu. Một trung đội đóng giữ Cẫu Lăng Ông, nằm cách quận lỵ khá xa. Các trung đội lần luợt thay phiên đến canh giữ chiếc cầu này hàng tuần. Xe của Quận lo vấn đề vận chuyển trung đội trách nhiệm đi và về. Nguyên và V. ở chung ĐĐ. Anh ta khù khờ, ngờ nghệch như một đứa bé dễ bị gat. ĐĐT, thiếu úy PĐH chiều chiều thuờng rũ anh em SQ ra quán huyết canh vịt trước Quận để nhậu lai rai. Chủ quán là Thượng sĩ B, an ninh Chi Khu. Anh em thay phiên nhau làm khổ chủ sau mỗi cuộc nhậu. Lâu lâu ĐĐT bày một cuộc rút thăm để xem ai phải trả tiền cho cuộc nhậu. Ông ta cắt bốn mảnh giấy vẽ hình trái bầu trên một tờ. Ai bắt trúng thăm nàý thì phải trả. Ch/u V. tỏ ra hăng hái tán thành trò chơi may rủi này, nên vội vã đưa tay bắt thăm trươc. Anh giở giấy ra xem. Khuôn mặt đang tươi vui, bỗng trở thành ảm đạm như mây xám chiều đông.
-Tôi trả rồi! Tôi trả rồi!
Mặt mày chảy dài buồn so. Anh nhìn ra đường. Nắng chiều còn le lói trên những nóc nhà cao của Quận lỵ. ”Xui quá! Lần nào tôi cũng bị trả tiền” V. chép miệng buồn bã ngó bà chủ quán phân trần. Thật ra anh ta bị gạt mà không biết vì anh ta quá khờ khạo bị ĐĐT chơi xỏ. Anh H. đã vẽ hình trái bầu trên cả bốn tờ giấy rồi vò lại bỏ trong các nón sắt. V. thường giành bốc trước nên dính. Nói đúng ra, H chỉ đùa một vài lần cho vui, chứ nếu gạt hoài thì V. còn tiền đâu mà xài? Ở đây buồn lắm! Rỗi rãnh nhiều anh em SQ thường rũ đánh bài Rummy (Một môn chơi của lính Mỹ, 7 lá giống xập xám). V cũng ưa chơi. Nhưng anh ta thường thua hơn thắng vì chơi quá dở. Tới bài mà cũng không rành. Chẳng hạn anh có 4 gìà, 3 cây rô 7,8,9, mà không tới, cứ cầm bài mãi, nên người khác thắng ván đó. Vì khờ khạo như thế nên V dễ bị người khác gạt. Nhưng họ cũng thương anh ta. Lâu lâu đùa chơi thôi chứ không ăn hết tiền của anh bời vì “Tiền lính tính liền” lương phạn quân nhân đâu có bao nhiêu. Ai cũng khó khăn thiếu thốn cả mà.
V. vừa khờ khaọ cù lần “ Gà nút dây thun” lại vừa” nhát như thỏ đế”. Những lúc hành quân, đang tiến vào một khu vực nào đó để lục soát, chẳng hạn. Nếu có người cắc cớ la to:-“Mìn! Mìn! Hãy coi chừng!” Anh ta mắt nhắm, mắt mở không chịu quan sát trước sau gì cả, nhảy đại xuống hố hay lủi lẹ vào một bụi rậm gần đấy, làm mọi người cười ầm lên. Cười chảy nước mắt, nước mũi. Anh ta xấu hổ đỏ cả mặt như vừa uống rượu vào. Thật ra việc anh bị động viên vào Thủ Đức cũng oan Ông Địa vì anh bị bệnh thần kinh, tánh tàng tàng. Không phải người bình thường. Anh lãng trí. Thần kinh bất ổn. Dập dập. Lùng khùng. Mát mát.Toqué. Đàn đứt gần hết dây. Ấy thế mà TK đưa anh ra đơn vị tác chiến làm cấp chỉ huy thì càng không hơp lý chút nào. Nhưng biết làm sao bấy giờ? Khiếu nại hay đi kiện cục đất ư? Thiếu Tá Th. Tham Mưu Trưởng TK, nghe tin đồn đãi về c/u V. Một hôm đi công tác ra chi khu DL bằng trực thằng. Ông ghé thăm ĐĐ 116. Ông hỏi c/u V:” Nghe nói thần kinh anh có vấn đề. Đi hành quân hễ lính la “Mìn! Lựu đạn” là anh quýnh quáng không cần nhìn trước sau, cứ nhảy đại xuống hố, ruộng hay lủi vào bờ bụi gần đó.Việc này có đúng không?
C/u V.tỉnh bơ cải lại:” Ai bảo thế Thiếu Tá? Làm gì có.! Thằng nào lếu láo thế?” Thẩm quyền mỉm cười, vỗ vai anh :”Tôi sẽ xét lại trưòng hợp đặc biệt của anh.” Nhưng anh vẫn cứ tác chiến vi không thân thế. Không tiền bạc chạy chọt lo lót gì cả. ”Cầu ta ta cứ canh. Hành quân ta cứ hành. Mật khu ta cư tìm. Núi rừng là anh em!”(Nhại theo lời một bài ca trước đây.)
Trong trung đội do V chỉ huy có một người lính Thượng tên Mang Bầú. Anh ta hể mỗi lần bị bịnh là xin phép về nhà ở tận trong rừng sâu để nhờ Thầy Mo cúng. Người dân tộc xưa nay thường không quen dùng thuốc tây. Cứ hể bịnh là chữa trị theo ngoại khoa thuốc nam hay cúng bái Thần Linh hay Giàng (Trời). Thế mà có khi “Chó táp nhằm ruồi” “Mèo mù vớ được cá rán” lại hết bệnh. Thật là mê tín dị đoan lạ lùng. Nhưng Bầu không chịu uống thuốc tây. Nếu ĐĐ không cho phép y về nhà trị bịnh vài hôm thì y cũng trốn đi. Mỗi khi bị cảm cúm ho hay sốt rét, y nói:”Giàng bắt tôi bị bệnh. Thần linh quở nên tôi không khỏe. Tôi phải gặp Thầy Mo nhồ cúng mới hết được” Có nhiều cái huyền bí phản khoa học khó hiểu theo cách thông thường. C/u V. cũng tỏ ra dễ dãi với thuộc cấp và thông cảm tin tuởng Bầu sẽ về lại khi hết bịnh. Bầu đi phép, và quả nhiên đã trở lại chỉ có vài hôm sau đò. Hắn đã hết rét run người cằm cặp. Hết sốt. Hết sổ mũi. Hết ho. Hắn tỏ ra tươi tỉnh yêu đời trở lại. Sinh hoạt bình thường. Thật kỳ lạ!
Môt lần nọ hắn dẫn theo môt thằng bé chừng 9,10 tuổi. Bầu đưa cậu ta vào quán nước và giới thiệu với một số anh em có mặt tại đó. Thằng Mang Rế. Đa số người Thượng thường lay họ Mang hay Y. Bầu bảo Rế là em bà con bên nội ở Kiền Kiền, một sơn thôn nằm gần Quốc Lộ 1, cách Quận DL khoảng 4,5 cây số. Bầu cho biết Mang Rế chưa bao giờ đặt chân đến Thị Xã Phan Rang. Tuy nhiên nó tỏ ra rành sáu câu về Cầu Đạo Long, Thôn Đạo Long, Xóm Căn Banh dù nó chưa biết chữ. Thuộc lòng những địa danh này như một người đã từng sinh sống ở đó trước đây. Mọi ngưòi không tin và cho rằng thằng Thượng nói dốc không có căn. Song khi anh em quê ở Đạo Long cật vấn Rế về địa danh này thì Rế kể rõ ra vanh vách từng chi tiết khung cảnh mà giờ đây đã khác xa ngày xưa. Chẳng hạn Sân đá banh ngày trước, chiều chiều các trẻ em hay tụ tập đá bóng. Giờ Căn Banh đã biến mất. Nhà cửa mọc ngỗn ngang khắp nơi. Nó còn quả quyết có chuồng ngựa nằm gần sân banh và con đường đất chạy từ sân banh đến Rạp Hát Thanh Bình, bò qua một cái ao lớn. Nguyên đó là một khoảng đất trũng. Mùa mưa nước ngập thành ao Ếch nhái ễnh ương rũ nhau hòa tấu nhạc rền rĩ thê lương áo não suốt đêm trường thanh vắng. Cạnh đó có Nhà giặt ủi của một gia đình người Bắc. Rế nói trúng phóc. Y chang các địa điểm vị trí và sinh hoạt trước đây của khu vưc nói trên. Giờ đây Căn Banh, Chuồng Ngựa, Ao nưóc, Nhà Giặt ủi... đã không còn nữa. Những chỗ đó đã thay đổi hoàn toàn. Nhà cửa cất lên sau khi trũng nứóc đã lấp bằng và chuồng ngựa đã được phá đi. Nhà Giặt ủi bây giờ đã giải nghệ. Lúc đó , quân nhân có mặt trong Quán Nước, càng kinh ngạc khi Bầu cho biết cách đây vài hôm có ngưòi hiếu kỳ, muốn biết sự thật ra sao, nên đã đưa Rế vào Đạo Long. Rế chỉ nơi nào là sân banh, nơi nào Ao Nước, chỗ nào là Nhà Giặt Ủi trước kia. Chỗ nào là nhà của y. Rế mừng đến rơi lệ khi nhân ra ngôi nhà cũ của mình còn đó, nhưng người thân thì biệt vô âm tín trước sư ngạc nhiên của chủ nhân mới và bà con lối xóm tò mò bu quanh rất đông.
-Mấy cây chuối sứ sau nhà đâu rồi? Còn cây mít Tố nữ quặt trái cạnh cây mận to kềnh ở góc sân đâu rồi?.
Rế hỏi bà chủ nhà. Bà ta trố mắt kinh ngạc nhìn cậu bé đen đúa, tóc vàng khè cháy nắng, nói lơ lớ tiếng Việt. Bà ta nhìn sững. Đứng ngẩn người một phùt như từ mặt trăng mơi xuống. Bà không hiểu gì cả.Tại sao thằng Thưọng biết rõ như thế nhỉ? Quả y như nó nói. Trận lụt năm thìn 1964 đã phá hủy những cây đó trưóc và sau ngôi nhà. Thì ra thằng bé này đã tái sinh(?). Nguyên trước đây có một gia đình cư ngụ tại nhà này. Nhà đó đã đổi chủ nhiều lân. Nghe nói chủ nhàn đã đi xa và đã qua đời hơn mười năm nay. Không rõ có phải thằng bé này nguyên là ông chủ ngôi nhà nguyên thủy lúc đó hay không? Căn Banh còn là bãi cỏ úa vàng đất nứt nẻ vào mùa nắng và bùn sình lầy lội vào mùa mưa. Ngôi nhà nằm chéo về môt góc cạnh Sân Banh. Bên kia con lộ là Chuồng Ngựa nằm dài song song vơi Sân Banh.
Theo thuyết Nhà Phật thì hễ ai ăn ở hiền lành nhân hậu ở kiếp này thì kiếp sau có thể đầu thai trở lại làm người. Như sự tái sanh của các Lạt Ma Tây Tạng. Tin lạ lùng này truyền đi nhanh chóng. Người ta đến coi như đám hát. Nhiều ngưòi hỏi Rế những chi tiết đặc biệt về chỗ ở và những người sống tại đó lúc bấy giờ thì nó trả lời trúng hết. Thật là một hiện tượng lạ lùng! Khó tin, nhưng có thật. Một chuyện hy hữu như Liêu trai chí dị hay tiểu thuyết giả tưởng. Mai Thảo từng nói:
”Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời.
Chả sao, khi đã nằm trong đất
Hỏi ở sao trời, cũng hiểu thôi.”
Tuy khờ khạo đãng trí, thần kinh so le, tàng tàng, mát mát, khi nắng khi mưa như thế, nhưng c/u V vẫn ở đơn vị tác chiến. Vẫn băng rừng lội suối hành quân đánh giặc. Cứ thuyên chuyển liên miên từ đơn vị chiến đấu này tới tiền đồn nọ vì tánh lừng khừng thần kinh bất ổn. Các đơn vị trưởng không dám cho ở lâu. Anh bị bịnh tâm thần. Tuy nhiên những lúc tĩnh táo anh tỏ ra hiền khô và tốt bụng với anh em đồng đội, nhất là các binh sĩ dưới quyền. Nghe nói anh đã đụng trận và bị thương thành phế binh. Anh giải ngũ trước ngày tan hàng không lâu. Nay ngưới lính già từ trại tù mới về gặp lại chiến hữu ngày xưa trong một bối cảnh cười ra nước mắt. Con tim những người sa cơ thất thế như muốn mếu máo nhỏ lệ. V né tránh không nói gì nhiều. Anh còm cõi héo hắt như một ông già. Tóc tai bù xù lớm đớm bạc. Mặt đen xạm Những nốt rỗ xám xì nâu nhạt lỗ chỗ càng lộ ra, trông thật tả tơi, thê thảm. Thân hình gầy gò, hốc hác, mệt mỏi, đói rách, lầm than hết cở. Anh lê lếch nặng nề trên đôi nạng gỗ. Anh sống lang thang thất thểu, không thân thích, không vợ con. Họ đã quay lưng lại với anh lâu rồi. Một kẻ tật nguyền tàn phế. Một SQ chế độ cũ thân tàn ma dại. Anh không có chỗ để đến và nơi để về. Nhà anh là đầu đường xó chợ, là vỉa hè, là bụi bờ cống rãnh. Anh sống nhờ vào lòng tư tâm bố thí của những ngươì chung quanh Ông Nguyên nhét hết số tiền lẻ trong bóp mình vào chiếc túi áo trận cũ mèm, vá víu nhiều chỗ, của người bạn đồng đội ngày xưa. Ông bỗng thấy cay cay nơi mắt khi nhìn V cúi người về phía trước, gìò phải co lại thất thểu lê bước nặng nề lốc ca lốc cốc trên nền xi măng, cạnh sạp bán rau quả gia vị. Đôi mắt ông đã nhòa lệ khi bóng V khuất khỏi cổng chợ và như trôi vật vờ, la đà, khập khiểng phía sau người phế binh cụt hai chân, vẫn nằm sấp cạnh vũng bùn sình, miệng không ngớt rên rĩ xin ăn.

Baton Rouge, LA Aug. 2005
THIỆN NGỘ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân