Tôm rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống, chế biến, bảo quản và vận chuyển, tôm có thể giảm phẩm chất so với dạng tự nhiên và chứa các chất hóa học phụ độc hại cũng như các chất gây ô nhiễm khác.
Tôm có thể chứa nhiều hóa chất
Những chất độc nào thường có trong tôm?
Tôm nuôi thường có thuốc trụ sinh. Việc dùng trụ sinh quá mức hoặc không phù hợp trong các trang trại nuôi tôm có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Khi ăn tôm chứa những vi khuẩn này, cơ thể có thể kháng thuốc trụ sinh, khiến việc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn trở nên khó khăn hơn.
Tôm cũng có thể có dư lượng hóa chất. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, và dư lượng hóa chất khác được sử dụng trong bãi nuôi tôm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ cao ở một số hóa chất có thể gây ra các triệu chứng cấp tính như buồn nôn, ói mửa, đau bụng hoặc shock phản vệ. Việc tiếp xúc lâu dài với nồng độ thấp của một số loại thuốc trừ sâu hoặc hóa chất có thể gây nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mạn tính, bao gồm các tác động tiềm tàng đối với hệ thần kinh, cân bằng hormone, hoặc tăng nguy cơ ung thư.
Các kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium, và thạch tín cũng có thể tích tụ trong tôm. Việc tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng do tiêu thụ tôm nhiễm độc kéo dài hoặc quá mức có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, thận, gan, và hệ tim mạch. Điều này có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, suy giảm tác dụng nhận thức, tổn thương thận và các ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe, đặc biệt ở những nhóm dễ bị nguy cơ như phụ nữ mang thai, trẻ từ 1 đến 3 tuổi và trẻ em.
Các chất ô nhiễm môi trường như polychlorinated biphenyl, dioxin, hay các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cũng thường xuyên được tìm thấy trong tôm. Được biết đến như những chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng, những chất này có thể gây ra nhiều tác động độc hại cho cơ thể, bao gồm rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, các vấn đề về phát triển và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, tôm càng rẻ, dù được nuôi hay đánh bắt ngoài tự nhiên thì càng có nhiều nguy cơ đã được tẩm hóa chất, đặc biệt là bằng sodium tripolyphosphatee và sodium bisulfite. Sodium bisulfite có tác dụng ngăn ngừa bệnh đốm đen trên vỏ khi tôm tiếp xúc với oxy sau khi đánh bắt – mặc dù phản ứng này về căn bản là vô hại, giống như hiện tượng táo chuyển sang màu nâu sau khi cắt.
Việc bổ sung sodium bisulfite không giúp tôm khỏi bị hư hỏng mà chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ. Trên thực tế, một chút đốm đen không hẳn là điều xấu. Nó không ảnh hưởng đến mùi vị và có thể cho thấy tôm không chứa bất kỳ hóa chất nào.
Phosphatee cũng là một chất phụ gia hóa học phổ thông. Thường được dùng cho sò điệp, phosphatee khiến hải sản hấp thụ nước, tăng thêm 7 đến 10% trọng lượng. Tôm được ngâm phosphatee và tôm không được ngâm phosphatee có phản ứng khá khác nhau trong quá trình nấu. Do hàm lượng nước cao hơn nên khi chiên, tôm được ngâm phosphatee sẽ sôi lên do phóng thích lượng nước dự trữ. Tôm cũng có kết cấu đàn hồi, hơi dai và vẫn trong suốt một cách kỳ lạ ngay cả sau khi được nấu chín. Tôm thường được ngâm phosphatee sau khi loại bỏ vỏ, vì vậy, nếu muốn tránh phosphatee, quý vị hãy mua tôm còn nguyên vỏ và tự bỏ vỏ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xem cả phosphatee và sodium bisulfite đều an toàn khi dùng ở liều lượng thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là khoảng 1% dân số Hoa Kỳ bị dị ứng với sulfite.