TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ích lợi sức khỏe từ hương vị cay nóng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ích lợi sức khỏe từ hương vị cay nóng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9646

Bài gửiGửi: Mon Apr 01, 2024 10:28 pm    Tiêu đề: Ích lợi sức khỏe từ hương vị cay nóng

Ích lợi sức khỏe từ hương vị cay nóng

Trái ớt không chỉ là một loại gia vị cho các món ăn. Nghiên cứu cho thấy ớt giúp giảm đau, giảm huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường loại 2, và thậm chí giúp giảm cân.


Trái ớt không chỉ là một loại gia vị cho các món ăn. Nghiên cứu cho ớt có tác dụng giảm đau, giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và giúp giảm cân.

Khó có thể phủ nhận sự thông dụng của ớt cay (Capsicum annuum). Loại quả cay nồng có nguồn gốc từ Mexico hàng nghìn năm trước. Trong vài thế kỷ qua, ớt đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực khắp nơi trên thế giới.

Ngày nay, các quốc gia Á Châu – Thái Bình Dương chiếm đa số trên thị trường ớt cay, nhưng ở phương Tây tiêu thụ ớt cay cũng đang dần thông dụng. Nhãn hiệu tương ớt Sriracha phổ thông trở nên khan hiếm trên toàn cầu vào năm 2023 đã khiến một số người hâm mộ Sriracha sẵn lòng trả tới 150 USD cho một chai thường có giá 5 USD.

Trái ớt không chỉ là một loại gia vị cho các món ăn. Nghiên cứu cho thấy ớt giúp giảm đau, giảm huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường loại 2, và thậm chí giúp giảm cân.

Một nghiên cứu dựa trên dân số được công bố trên Tập san BMJ (Y khoa Anh Quốc) năm 2015 gợi ý rằng càng tiêu thụ nhiều ớt, sức đề kháng càng tăng. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy những người thích ăn ớt ít có thể tử vong do ung thư, bệnh tim mạch thiếu máu cục bộ và bệnh hô hấp.

Các nhà nghiên cứu chia sẻ, “so với những người ăn thực phẩm cay ít hơn một lần mỗi tuần, những người ăn thực phẩm cay 6 hoặc 7 ngày mỗi tuần cho thấy nguy cơ tử vong tương đối giảm 14%.”

Giảm nguy cơ tử vong toàn diện này thậm chí còn mạnh hơn ở những người yêu thích gia vị và không uống rượu.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự gia tăng sức mạnh và mức năng lượng của ớt. Nghiên cứu chứng minh ớt có ích đối với sức mạnh bắp thịt; nam giới ăn ớt thường có mức testosterone cao hơn so với nam giới không thích ăn ớt.



Ích lợi sức khỏe từ hương vị cay nóng

Rõ ràng, ớt có vô vàn tác dụng, nhưng chính cảm giác cay nồng khiến mọi người rất thích ớt cay.

Tuy nhiên, sở thích này dường như trái ngược với bản năng con người. Trong công cuộc tìm kiếm thức ăn không ngừng nghỉ, con người theo bản năng tìm kiếm những hương vị dễ chịu như vị ngọt và vị mặn. Nhưng điều gì khiến chúng ta tìm kiếm thực phẩm gây ra sự đau đớn? Các loài động vật khác tránh xa ớt cay và bản năng từ chối vị cay đắng, vậy tại sao con người lại yêu thích ớt cay như vậy?

Cuộc thi ăn ớt cay luôn chứng kiến những khuôn mặt đau đớn tột cùng. Chưa hết, cứ vài năm một lần, lại có người tạo ra một loại ớt thậm chí còn cay hơn, cám dỗ những người yêu thích ớt kinh nghiệm cảm giác đau đớn lớn hơn.

Có lẽ một phần chúng ta đều biết rằng nỗi đau từ ớt là hữu ích. Capsaicin là hóa chất mang lại cho ớt hương vị đặc trưng, đóng góp phần lớn giá trị y học của ớt.

Trước khi capsaicin được phân lập lần đầu vào năm 1816, các bác sĩ đã dùng ớt để điều trị một số bệnh, nhưng toa thuốc thông dụng là để giảm đau. Làm thế nào mà một loại thực phẩm nổi tiếng gây đau cũng được sử dụng để giảm đau? Theo triết lý y học micronutrients đồng cân, đây là nguyên tắc “dĩ độc trị độc,” ý tưởng rằng một chất gây ra một phản ứng điển hình ở người khỏe mạnh có thể được sử dụng để điều trị cho những người gặp phải các triệu chứng tương tự.



Yếu tố khen thưởng

Khoa học kể từ đó đã phát giác ra một số cơ chế khác giải thích cho các tác dụng giảm đau của ớt. Một ý tưởng là cảm giác dễ chịu sau khi trải qua sự đau đớn. Các nhà nghiên cứu đã phát giác ra rằng ăn ớt cay kích thích cơ thể tiết ra các hóa chất tạo cảm giác hưng phấn như endorphin và dopamine. Như thể để đối phó với cảm giác nóng bỏng đốt cháy lưỡi của capsaicin, cơ thể sẽ tạo ra phần thưởng cho chính mình.

Nghiên cứu cũng gợi ý rằng tác dụng giảm đau của capsaicin có thể liên quan với sự tăng hoạt động của hệ thống opioid trong óc – một hệ thống tương tự được kích thích bởi những loại chất gây nghiện mạnh như heroin và morphine.

Một khía cạnh khác của tác dụng giảm đau kỳ diệu của ớt cay là sự gia tăng tuần hoàn máu. Capsaicin tác động lên dây thần kinh để phóng thích các neuropeptide, từ đó khởi động nitric oxide gây giãn mạch. Kết quả là máu lưu thông tốt hơn, giảm huyết áp và giảm đau.



Ảo giác về cảm giác nóng rát

Capsaicin chỉ tạo ra ảo giác về cảm giác nóng rát. Tùy thuộc vào mức độ cay của ớt, ảo giác đó có thể trở nên vô cùng mãnh liệt. Bạn thậm chí có thể cảm thấy như toàn bộ ruột đang bốc cháy.

Capsaicin có tác dụng ở khắp cơ thể. Dụi mắt hoặc các nơi khác sau khi cắt nhỏ ớt habanero sẽ chắc chắn gây bùng phát cảm giác nóng rát. Bạn cảm thấy đau đớn, nhưng bạn thực sự không bị bỏng rát. Ngay cả đối với những người ăn loại ớt cay nhất, cơn đau sẽ phai dần sau vài phút.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát giác ra rằng ảo giác bỏng rát có thể thực sự kích thích cơ thể sửa chữa những đặc trưng căn bản của các loại đau khác.

Trong một thí nghiệm lâm sàng được công bố trong số Tập san Pain (Cơn đau) tháng 03/2023, các nhà nghiên cứu đã xem xét những người mắc bệnh đau dây thần kinh. Chỉ một lần bôi thuốc mỡ capsaicin nồng độ cao tại chỗ đau, họ phát giác “cường độ đau giảm đáng kể,” với lượng máu lưu thông nhiều hơn tại vị trí đau.

Các nhà nghiên cứu viết, “Một nửa số bệnh nhân không chỉ phục hồi tác dụng mà còn tăng giãn mạch. Điều này cho thấy sự tái tạo của sợi thần kinh. Mức độ giãn mạch tương quan đáng kể với việc giảm đau.”

Nghiên cứu này gợi ý rằng capsaicin có tác dụng giảm đau lâu dài. Nhưng cần lưu ý rằng không phải ai cũng nhận được các tác dụng tích cực.


Ăn một chút ớt cay có thể trợ giúp trao đổi vật chất, nhưng ăn quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại, khiến cơ thể mất cân bằng.


Không phải dành cho tất cả mọi người

Vấn đề đối với một số người không phải là capsaicin. Ớt thuộc họ Solanaceae, hay là giống cây thuộc họ cà. Một số cây thuộc Solanaceae khác là cà chua, cà tím, khoai tây, câu kỷ tử và sâm Ấn Độ. Các loại cây họ cà chứa một lượng nhỏ hóa chất gọi là solanine. Hóa chất này có nồng độ cao nhất trong các cây cà độc, mặc dù hầu hết chúng ta tiêu thụ rau củ thuộc họ cà mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, đối với những người đặc biệt nhạy cảm hoặc dị ứng với solanine, cây họ cà gây viêm và viêm khớp.



Chuyển hóa năng lượng tốt hơn

Ngay cả những người không nhạy cảm với cây họ cà cũng nên tránh tiêu thụ ớt vì đơn giản là không chịu nổi cảm giác nóng rát. Khi tránh ăn ớt, họ đang bỏ lỡ một nguồn chất dinh dưỡng phong phú. Ngay cả các loại ớt cay nhẹ cũng là nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào, đặc biệt lượng Vitamin C cao. Ớt cũng chứa chất xơ, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác. Sterol thực vật có trong ớt giúp giảm cholesterol.

Và những trái ớt bổ dưỡng, cay nồng này cũng mang lại ích lợi khác. Trong khi hầu hết các loại thức ăn khiến chúng ta tăng cân, ớt cay có thể giúp giảm cân.

Một số nghiên cứu xem ớt là thực phẩm chống béo phì khi dữ liệu dịch tễ học phát giác thấy ớt cay khiến tỷ lệ béo phì thấp hơn. Nghiên cứu phát giác rằng động vật tiêu thụ lượng nhỏ capsaicin không có sự thay đổi về lượng calories hấp thụ vào nhưng giảm gần 30% mỡ nội tạng.



Cơ chế giải thích các tác dụng của ớt cay

Ớt cay trợ giúp kiểm soát cân nặng từ nhiều góc độ khác nhau:

    • Tăng lưu thông máu ruột, do đó cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng trong khi giảm lưu thông máu đến mô mỡ.

    • Giảm cân bằng cách cải thiện quá trình đốt cháy năng lượng và chuyển hóa mỡ.

    • Khởi động mỡ nâu. So với mỡ trắng (chỉ nằm ở thắt lưng và tích tụ do calories dư thừa), mỡ nâu có hoạt động trao đổi vật chất cao hơn, nghĩa là bạn tiêu hao nhiều calories hơn ngay cả khi nghỉ ngơi. Mỡ nâu cũng phân hủy lượng đường trong máu. Ớt đã được chứng minh giúp cải thiện kiểm soát insulin, có thể tốt cho bệnh tiểu đường.

    • Capsaicin trong ớt làm giảm cảm giác thèm ăn sau bữa tối. Tuy nhiên, capsaicin không thể chống béo phì trong dài hạn. Các nghiên cứu dịch tễ học lớn không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về chỉ số BMI giữa những người ăn ớt và những người không ăn. Đó là vì theo thời gian, chúng ta trở nên không nhạy cảm với tác động của capsaicin. Đây là lý do vì sao những người ăn cay lâu năm tiêu thụ các món ăn cay nồng mà không cảm thấy khó chịu.

Mặc dù ớt cay không phải là viên thuốc giảm cân thần kỳ, và không thể thay thế tập thể dục và cách ăn uống lành mạnh, nhưng ớt chắc chắn giúp giảm cân. Bạn có thể không cần ăn nhiều ớt để tạo ra sự khác biệt. Tiêu thụ ớt với các mức độ khác nhau đều cho thấy tác động tích cực đối với kiểm soát cân nặng: từ một bữa ăn cay đến một chút ớt cay thường xuyên trong vòng 12 tuần.

Conan Milner
Thiên Vân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân