TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 9 bài tập giảm đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

9 bài tập giảm đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9646

Bài gửiGửi: Sun Mar 31, 2024 10:59 pm    Tiêu đề: 9 bài tập giảm đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền

9 bài tập giảm đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền


Đau thần kinh tọa là cơn đau thường đi kèm với cảm giác ngứa ran, tê, yếu hoặc thậm chí là đau như điện giật hoặc đau rát từ thắt lưng xuống tới bàn chân.

Tuy nhiên, đau thần kinh tọa chỉ là một triệu chứng. Nguyên nhân của cơn đau thần kinh tọa là gì? Bác sĩ Chen Chaolong từ Phòng khám Y học cổ truyền Quansheng ở Đài Loan đã đưa ra một số phương pháp để giảm cơn đau thần kinh tọa cấp tính. Dưới đây là 9 bài tập được vị bác sĩ này giới thiệu.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tên gọi theo y học hiện tại. Y học cổ truyền gọi bệnh lý này là “yêu cước thống” (đau ở lưng và chân). Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến nhiều người nhưng chúng ta vẫn chưa có dữ liệu chính xác về tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu hành của tình trạng này. Ước tính có khoảng 5 đến 10% người đau thắt lưng cũng có tình trạng đau thần kinh tọa. Các yếu tố nguy cơ cá nhân và nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng trong bệnh đau thần kinh tọa gồm có tuổi, chiều cao, căng thẳng, hút thuốc lá và tiếp xúc với loại xe rung xóc.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể được chia thành bốn loại:

    • Chấn thương: Khi cột xương sống bị tác động bởi ngoại lực ví dụ như trong một vụ tai nạn xe hơi... sẽ gây chèn ép dây thần kinh tọa.

    • Thoái hóa: Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở người già. Khi chúng ta già đi, các dây chằng cột xương sống sẽ yếu hơn, dẫn đến tủy xương dần dần bị rỗng. Ngoài ra, khi khoảng trống giữa các đốt sống bị thu hẹp, lỗ giữa các đốt sống cũng nhỏ lại, gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh và gây đau.

    • Tư thế không tốt: Cột xương sống thắt lưng thường phải chịu nhiều áp lực khi một người ở tư thế không tốt ví dụ nghiêng xương chậu về phía trước quá nhiều, ngồi trong thời gian dài, đi giày cao gót quá thường xuyên, vặn lưng quá mức và các yếu tố khác. Trong trường hợp này, cột xương sống bị nén, đĩa đệm sẽ thoát vị và chèn ép dây thần kinh.

    • Viêm bắp thịt hình lê: Nếu bắp thịt hình lê ở mông bị viêm và sưng tấy sẽ đè lên dây thần kinh tọa bên dưới và gây đau.

Y học cổ truyền cho rằng các yếu tố môi trường có thể gây ra nhiều bệnh. Có 6 nguyên nhân bên ngoài gọi là lục tà: gió (phong), lạnh (hàn), nóng (thử), khô (táo), ẩm (thấp) và lửa (hỏa). Ngoài 4 nhóm nguyên nhân ở trên, y học cổ truyền cho rằng khi ngoại tà xâm nhập cũng có thể gây đau. Những nguyên nhân bên ngoài có thể xâm nhập bằng cách đơn giản như ngồi xổm trên mặt đất trong thời gian dài hoặc sống trong trong môi trường ẩm ướt. Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi các yếu tố phong - hàn - thấp bên ngoài xâm nhập.

Theo bác sĩ Chen, nguyên nhân gây đau phổ thông nhất trong thực hành lâm sàng là nguyên nhân thứ ba trong bốn nhóm nguyên nhân kể trên: chứng đau thần kinh tọa do sai tư thế.

9 bài tập kéo giãn để giảm cơn đau thần kinh tọa cấp tính

Đối với cơn đau thần kinh tọa cấp, bác sĩ Chen cho rằng nằm nghỉ ngơi chính là cách tốt nhất để giảm đau nhanh. Dù ngồi hay đứng, các bắp thịt trong cơ thể vẫn sẽ căng ra theo cách này hoặc cách khác, các bắp thịt bị viêm sẽ không thể giảm căng thẳng. Bác sĩ Chen khẳng định rằng nguyên nhân thực sự ở bệnh nhân đau thắt lưng là tình trạng căng cứng của bắp thịt lưng. Khi nằm xuống, bắp thịt lưng được giải phóng khỏi trạng thái căng cứng này. Nằm xuống cũng có tác dụng giúp giảm đau dạ dày và đau bụng kinh.

Bước thứ hai là thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và kéo giãn phần lưng bị căng. Có thể xem 9 bài tập dưới đây:


Nằm gập bụng. (The Epoch Times)


1. Nằm gập bụng:

Nằm trên thảm yoga và co chân vào ngực. Đặt hai tay ở hai bên, lòng bàn tay úp xuống và ấn tay xuống đất. Sử dụng sức mạnh ở phần thân để nhấc chân thẳng lên hoặc đưa ra sau đầu xa nhất có thể.


Gập bụng ở tư thế ngồi. (The Epoch Times)


2. Gập bụng ở tư thế ngồi:

Ngồi trên thảm tập yoga và duỗi thẳng chân, để bắp thịt mông hoạt động mạnh. Đặt hai tay ra sau đầu và cúi người về phía trước càng xa càng tốt. Ấn tay vào phía sau đầu, nhưng đồng thời ngửa đầu về phía để tạo ra sự căng bắp thịt cổ và lưng.


Ôm một gối vào ngực. (The Epoch Times)


3. Ôm một gối vào ngực:

Nằm trên thảm tập yoga. Gập cong một chân, dùng tay kéo đầu gối hướng về ngực cho đến khi ôm chặt. Giữ nguyên tư thế 10 giây. Thực hiện tương tự với chân còn lại.


Ôm cả hai gối vào ngực. (The Epoch Times)


4. Ôm cả hai gối vào ngực:

Nằm ngửa trên thảm tập yoga, dùng tay kéo hai đầu gối hướng về ngực cho đến khi ôm chặt giữ trong 10 giây.


Nghiêng xương chậu về phía sau. (The Epoch Times)


5. Nghiêng xương chậu về phía sau:

Nằm ngửa trên thảm yoga, gập hai chân và đặt bàn chân thoải mái trên sàn. Từ từ nghiêng xương chậu về sau, ấn lưng dưới xuống thảm cho đến khi cảm thấy tiếp xúc hoàn toàn với mặt phẳng. Tránh tạo khoảng trống giữa lưng dưới và thảm. Giữ tư thế này trong 10 giây.


Nâng nửa người. (The Epoch Times)


6. Nâng nửa người:

Nằm ngửa trên thảm yoga, nghiêng xương chậu về phía sau, đặt hai tay ra sau đầu. Nhẹ nhàng nhấc vai lên khỏi mặt đất cho đến khi mép dưới của xương bả vai nâng lên khỏi mặt đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng hai giây rồi hạ xuống từ từ.


Duỗi chân. (The Epoch Times)


7. Duỗi chân:

Ngồi trên thảm tập yoga, hai chân duỗi thẳng và các ngón chân hướng lên trên. Cúi về phía trước càng xa càng tốt và chạm tới ngón chân.


Duỗi bắp thịt đùi sau. (The Epoch Times)


8. Duỗi bắp thịt đùi sau:

Đứng đưa chân phải về phía trước và duỗi chân trái về phía sau càng xa càng tốt. Gập gối chân trước thành góc 90 độ. Duy trì tư thế này trong 10 giây. Sau đó đổi chân.


Tư thế kéo căng hình số 4. (The Epoch Times)


9. Tư thế kéo căng hình số 4:

Trong trường hợp bạn đau do viêm bắp thịt hình lê, hãy thử tư thế này. Nằm trên thảm yoga, đặt mắt cá chân phải lên đùi trái và giữ đùi trái bằng cả hai tay. Giữ tư thế này trong 12 đến 15 giây, sau đó đổi chân.

Theo lý thuyết y học cổ truyền, kinh mạch là dòng năng lượng của cơ thể người, có nhiệm vụ vận chuyển khí và huyết đi khắp cơ thể. Những chất quan trọng này cấu thành nên cơ thể và duy trì tất cả các hoạt động sinh lý. Một số điểm trên đường kinh có tác dụng đặc biệt gọi là huyệt. Kích thích các huyệt tương ứng bằng cách châm cứu và xoa bóp có thể điều trị các bệnh liên quan.

Bác sĩ Chen liệt kê 10 huyệt có tác dụng giảm đau:

● Thận du (BL23) và Đại trường du (BL25) ở thắt lưng

● Trật biên (BL54)

● Hoàn khiêu (GB30) và Thừa phu (BL36) ở mông

● Ủy trung (BL40), Ủy dương (BL39), Thừa sơn (BL57), Phong thị (GB31) và Trung độc (GB32) trên chân

Có thể chườm ấm lên các huyệt này tại nhà. Tuy nhiên, bác sĩ Chen nhấn mạnh rằng nằm chính là tư thế giảm đau cấp tính hiệu quả nhất.

Lưu ý về phương pháp ăn

Đau thần kinh tọa là tình trạng viêm cấp tính. Bác sĩ Chen khuyên những người bị đau thần kinh tọa nên cố gắng tối đa tránh bốn điều này:

    • Thức ăn lạnh: Y học cổ truyền cho rằng “lạnh gây co thắt”, có nghĩa là thức ăn lạnh sẽ khiến bắp thịt cứng và không thể giảm căng thẳng theo ý muốn.

    • Thức ăn ngọt

    • Đồ chiên

    • Thức ăn cay

Ngoài ra, y học cổ truyền cho rằng những thức ăn có tính chất gây viêm nên không phù hợp với những người đang có tình trạng viêm.

Bác sĩ Chen đề nghị kết hợp hai loại thức ăn nếu có tình trạng viêm:

    • Protein: Lượng protein đủ có thể giúp duy trì khối lượng bắp thịt, có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm nặng thêm và giúp cơ thể phục hồi.

    • Rau xanh đậm: Các chất dinh dưỡng chính thường có trong rau xanh đậm là vitamin A, vitamin K, acid folic, chất diệp lục và nhiều chất phytochemical khác.

(theo Amber Yang)
Đức Nhân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân