TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cơ thể bị phù, do bệnh gì?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cơ thể bị phù, do bệnh gì?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sun Feb 25, 2024 12:07 am    Tiêu đề: Cơ thể bị phù, do bệnh gì?

Cơ thể bị phù, do bệnh gì?

Suy tim sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, sức bơm máu suy giảm, dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong tĩnh mạch, máu tích tụ ở ngoại vi, cản trở sự lưu thông của dịch mô và dịch bạch huyết, gây phù.


Cơ thể bị phù có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu thường là do tình trạng suy tim và suy thận gây ra.



Phù do suy tim

Suy tim sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, sức bơm máu suy giảm, dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong tĩnh mạch, máu tích tụ ở ngoại vi, cản trở sự lưu thông của dịch mô và dịch bạch huyết, gây phù.

Bên cạnh đó, suy tim cũng gây ứ máu ở gan và ruột, làm giảm sự tổng hợp và hấp thụ protein, giảm áp suất thẩm thấu keo huyết tương. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phù.

Suy tim sẽ dẫn đến giảm cung lượng máu đến thận, điều này sẽ kích thích hệ thống “renin-angiotensin-aldosterone” tăng tiết aldosterone, tăng tái hấp thụ các ion natri và nước ở ống thận, dẫn đến giữ nước và natri.

Sưng phù do suy tim thường xuất hiện đầu tiên ở những phần thấp của cơ thể:

Đối với người vận động bình thường: Sưng phù sẽ xuất hiện ở bàn chân và cẳng chân trước. Lý do là vì trọng lực kéo dịch xuống phần dưới cơ thể khi đứng hoặc đi lại.

Đối với người nằm lâu: Sưng phù sẽ xuất hiện ở thắt lưng trước. Khi nằm, dịch dễ dàng tích tụ ở phần lưng dưới. Khi sưng phù ở phần dưới cơ thể trở nên nghiêm trọng, dịch có thể di chuyển lên các phần cao hơn.



Phù do suy thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước và natri trong cơ thể. Khi tác dụng thận suy giảm, sự bài tiết nước và natri (ion Na+) bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tích tụ nước và natri, gây ra sưng phù.

Ngoài ra, tổn thương thận có thể dẫn đến protein niệu (protein trong nước tiểu). Lượng protein mất đi quá nhiều sẽ gây ra tình trạng giảm protein máu, góp phần vào sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm sưng phù.

Sưng phù do suy giảm tác dụng thận thường biểu lộ như sau:

    • Sưng mí mắt và mặt sau khi ngủ dậy: Đây là dấu hiệu thông thường nhất. Sưng phù có thể lan dần đến các bộ phận khác của cơ thể trong ngày.

    • Sưng phù toàn thân: Sưng phù có thể xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân, tay và bụng.

Đối với những người mắc bệnh thận mạn tính, hoặc các bệnh mạn tính có thể gây tổn thương thận như cao huyết áp và tiểu đường, nếu xuất hiện tình trạng sưng phù vào buổi sáng, cần cảnh giác nguy cơ suy giảm tác dụng thận.



Vì sao bị phù cần khám nhiều lần?

Sưng phù chỉ là triệu chứng, không phải là một bệnh riêng biệt. Sưng phù có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là điều cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài tim, thận còn có nguồn gốc từ gan (như xơ gan, ung thư gan, viêm gan...), nguồn gốc nội tiết (suy giáp, cường giáp, tăng tác dụng vỏ thượng thận...), nguồn gốc dinh dưỡng (ăn uống không đủ chất, suy dinh dưỡng thứ phát do các bệnh khác) và thuốc có thể gây phù.

Nói cách khác, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra phù, triệu chứng có thể không rõ ràng, cần phải thực hiện nhiều thử y tế khác nhau để loại bỏ từng nguyên nhân một và tìm ra vấn đề thực sự.



Đừng hoảng sợ nếu bị phù

Việc đầu tiên cần làm là kiểm soát tác dụng tim và thận. Nếu phát giác bất thường, cần điều trị kịp thời để cải thiện tác dụng của các cơ quan này. Hầu hết các trường hợp sưng phù do tim và thận đều có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách.

Nếu đã loại trừ nguyên nhân do tim và thận, các nguyên nhân khác gây sưng phù thường ít nguy hiểm hơn. Chỉ cần can thiệp kịp thời, sưng phù sẽ có thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này.

Những người có nguy cơ cao bị sưng phù do tim và thận bao gồm người cao niên, người mắc bị huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc lượng đường trong máu cao, người hút thuốc lá.

Khi phát giác sưng phù, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp sưng phù đều có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách. Không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này, nhưng cũng cần chú ý theo dõi và điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên và cố vấn của bác sĩ và người có chuyên môn về sức khỏe.

(theo Wang He)
Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân