TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 4 nguyên nhân chính của tình trạng đề kháng insulin
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

4 nguyên nhân chính của tình trạng đề kháng insulin

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Feb 01, 2024 11:46 pm    Tiêu đề: 4 nguyên nhân chính của tình trạng đề kháng insulin

4 nguyên nhân chính của tình trạng đề kháng insulin

Không dễ để nhận biết các triệu chứng đề kháng insulin như mệt mỏi, miệng khô và tiểu nhiều.


Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khô miệng và cần đi vệ sinh thường xuyên, có thể “kẻ giết người thầm lặng” đang làm suy yếu sức khỏe của bạn: tình trạng đề kháng insulin.


Nội tiết tố insulin giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Nhưng khi tình trạng đề kháng insulin xảy ra và cơ thể không thể đáp ứng kịp nhu cầu insulin tăng lên, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.


Nguyên lý đằng sau đề kháng insulin

Insulin là một loại hormone do các tế bào đảo của tụy tạng tiết ra. Nhiệm vụ của insulin là vận chuyển glucose sinh ra từ quá trình tiêu hóa từ máu vào tế bào, cung cấp năng lượng cần thiết cho tế bào. Nói cách khác, insulin là người vận chuyển năng lượng của cơ thể.

Đề kháng insulin có nghĩa là tế bào không còn nhạy cảm với insulin, tức là insulin không thể vận chuyển glucose hiệu quả.

Các triệu chứng đề kháng insulin, chẳng hạn như mệt mỏi, khô miệng và tiểu nhiều, thường khá mờ nhạt, khiến việc liên kết các triệu chứng này với tình trạng đề kháng insulin và chẩn đoán trở nên khó khăn.



Sự nguy hiểm của đề kháng insulin

Một lý do khác khiến đề kháng insulin đôi khi được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” là tình trạng này vô cùng có hại cho sức khỏe. Bởi vì các tế bào cần glucose để cung cấp năng lượng, các tác dụng cơ thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu glucose trong máu không thể kịp thời chuyển đổi thành năng lượng trong tế bào.

Mặt khác, lượng glucose quá nhiều trong máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là các vấn đề về chuyển hóa, gây ra các tình trạng như gan nhiễm mỡ, tiểu đường và viêm mạn tính. Phản ứng viêm có thể dẫn đến các bệnh miễn dịch và khối u khác nhau.


Nguyên nhân kém nhạy cảm với insulin


Vậy yếu tố nào khiến tế bào trở nên không nhạy cảm với insulin?

1. Mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng tích tụ quanh bụng và các cơ quan nội tạng và là nguyên nhân chính gây đề kháng insulin.

Một nghiên cứu đã phát giác ra rằng thanh thiếu niên béo phì có thể sản xuất mỡ dưới da thấp hơn, dẫn đến tăng mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng sau đó làm cho họ ít nhạy cảm với insulin, thường biểu lộ ở mức lượng đường trong máu sau ăn hai tiếng cao hơn.

2. Viêm

Nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm mạn tính là một trong những yếu tố chính gây ra đề kháng insulin. Ở đây, béo phì (thường liên quan đến mỡ nội tạng) là thủ phạm, vì nó làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm do các tế bào mỡ có khuynh hướng tiết ra nhiều cytokine gây viêm hơn.

3. Căng thẳng

Những người chịu áp lực tâm lý cao thường sản xuất nhiều glucocorticoid hơn, còn được gọi là hormone gây căng thẳng. Sản xuất quá mức các hormone này thường dẫn đến béo phì. Căng thẳng mạn tính cũng có thể làm trầm trọng thêm phản ứng viêm bên trong cơ thể.

4. Yếu tố di truyền

Các yếu tố di truyền cũng có thể khởi động tình trạng đề kháng insulin. Thật không may, những yếu tố này không thể thay đổi. Ngoài ra, nếu có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình, nguy cơ đề kháng insulin cũng cao hơn.

Tuy nhiên, cơ thể con người có một cơ chế điều chỉnh biểu lộ gene di truyền được gọi là methyl hóa. Cơ chế này có thể thay đổi biểu lộ yếu tố di truyền mà không làm thay đổi trình tự DNA và do đó ngăn chặn một số yếu tố di truyền bất lợi được biểu lộ. Các yếu tố như tập thể dục, ăn kiêng, giấc ngủ và căng thẳng đều ảnh hưởng đến quá trình methyl hóa gene, và tất cả những yếu tố này đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Một nghiên cứu đã phát giác ra rằng sau tám tuần hoạt động thể chất có giám sát ở những tình nguyện viên thường ít vận động, mức insulin lúc đói của họ giảm 60%, và có 103 thay đổi methyl hóa DNA trong bắp thịt. Mức độ methyl hóa gene liên quan đến các bệnh chuyển hóa, viêm và béo phì đều tăng lên, nghĩa là biểu lộ của các gene đó đã giảm đi.



Đề kháng insulin và tiểu đường loại 2

Đề kháng insulin là một lời nhắc nhở rằng cơ thể bạn đang trên con đường phát triển bệnh tiểu đường. Khi tế bào trở nên không nhạy cảm với insulin, cơ thể phải tiết ra nhiều insulin hơn. Theo thời gian, các tế bào đảo tụy trở nên kiệt sức và không thể sản xuất đủ insulin nữa, lúc này bệnh tiểu đường xuất hiện.

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị đề kháng insulin? Ngoài các triệu chứng tiểu đường thông thường như miệng khô, tiểu nhiều và mệt mỏi, dấu hiệu chính là béo bụng. Bạn có thể bị đề kháng insulin nếu chu vi vòng eo vượt quá 40 inch (101.6cm) đối với nam và 35 inch (89cm) đối với nữ. Hơn nữa, khi bị các bệnh như bệnh thận mạn tính, gan nhiễm mỡ và hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm tăng nguy cơ phát triển đề kháng insulin cao hơn.



Phát giác tình trạng đề kháng insulin

Ngoài việc phân tích các triệu chứng, chúng ta cũng có thể chẩn đoán đề kháng insulin thông qua các test y khoa sau:

    • Thử lượng đường trong máu lúc đói: Nếu chỉ số lượng đường trong máu lúc đói vượt quá 100mg/dL nhưng vẫn chưa đạt đến tiêu chí của bệnh tiểu đường, điều đó có thể cho thấy dấu hiệu đề kháng insulin.

    • Phát giác lượng insulin trong máu: Khi độ nhạy insulin giảm, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều insulin. Nếu lượng insulin trong máu nằm ngoài phạm vi bình thường, có thể đó là tình trạng đề kháng insulin.

    • Thử dung nạp glucose: Thực hiện bằng cách đo mức tăng lượng đường trong máu và mức tiết insulin sau khi uống một lượng đường nhất định hai tiếng.

Với những dấu hiệu này, chúng ta có thể khởi đầu một loạt các giải pháp, bao gồm cách ăn uống, giấc ngủ, tập thể dục và giảm căng thẳng, để đảo ngược tình trạng đề kháng insulin trước khi tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Dr. Jingduan Yang
Thiên Vân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân