TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 6 công thức thảo mộc cho chứng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

6 công thức thảo mộc cho chứng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Jan 14, 2024 11:58 pm    Tiêu đề: 6 công thức thảo mộc cho chứng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ

6 công thức thảo mộc cho chứng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ


Một hướng dẫn (pdf) do Trung tâm Trí nhớ và Lão hóa của Viện Khoa học Thần kinh Weill tại Đại học California San Francisco công bố, cho biết trí nhớ ngắn hạn và hình thành ký ức mới là một số tác dụng bị ảnh hưởng trong giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ.

Sa sút trí tuệ là một từ ngữ chung để chỉ sự suy giảm trí nhớ hoặc nhận thức và hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như tiếp xúc, đi bộ, và định hướng.

Theo Đông y, lượng máu cung cấp cho óc không đủ sẽ dẫn đến thoái hóa và hay quên. Sự ứ trệ dịch óc tủy, viêm kinh niên, bệnh Amyloidosis có thể làm suy giảm các tác dụng của bộ óc và khả năng ghi nhớ.

Tiến sĩ Wu Kuo-Pin đề xuất các công thức sau giúp giảm các triệu chứng kể trên.


Công thức trị liệu 1: Cháo rễ cây kích nhũ lá mỏng và hạt sen


Nguyên liệu:

• 30gr (2 thìa canh) rễ cây kích nhũ lá mỏng

• 15gr (1 thìa canh) hạt sen

• 50gr (3 thìa canh + 1 thìa cà phê) gạo.

Công thức này phù hợp cho bất cứ ai có những triệu chứng sau đây:

• hay quên do tâm tỳ bất túc

• mất ngủ

• kiệt quệ tinh thần

• đánh trống ngực

• lưỡi nhợt

• các mạch, các bắp thịt suy yếu

Trong Đông y, nhóm bệnh nhân này bị tâm tỳ hư. Theo Tây Y hiện đại, sương mù óc là triệu chứng chính do suy nhược thần kinh, hội chứng mệt mỏi kinh niên, hoặc mãn kinh.

Cách làm:

• Ngâm rễ cây kích nhũ lá mỏng cho sạch vỏ, sau đó để ráo nước.

• Xay rễ cây và hạt sen thành bột mịn, để riêng.

• Nấu gạo thành cháo đặc.

• Sau đó thêm rễ cây kích nhũ lá mỏng và hạt sen vào.

• Đun nóng cho đến khi bắt đầu sôi.

• Thưởng thức.

Công dụng: Dưỡng tâm an thần. Rễ kích nhũ lá mỏng làm dịu tâm, an thần, tiêu đờm, giúp trí óc minh mẫn, thư thái. Hạt sen bổ can thận, cải thiện giấc ngủ, bổ tâm, kiện tỳ. Gạo có công dụng bồi bổ tỳ vị. Sự kết hợp của các thành phần này giúp bồi bổ cơ thể và tâm trí.

Lưu ý: Cỏ kích nhũ lá mỏng có vị đắng, không nên nấu kỹ. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy dùng món cháo này thường xuyên trong 3 đến 6 tháng. Công thức này không thích hợp cho bệnh nhân bị loét hoặc viêm dạ dày.


Công thức trị liệu 2: Thạch xương bồ, Rễ cỏ sữa lá mỏng và Bạch Phục Linh


Nguyên liệu:

• 3gr (1/2 thìa cà phê) thạch xương bồ

• 3gr (1/2 thìa cà phê) bột Peoria (bột Bạch Phục Linh)

Trong Đông y, bệnh nhân thuộc nhóm này thường có đờm đục. Theo Tây Y hiện đại, những bệnh nhân này mất ngủ chủ yếu do suy nhược thần kinh, hội chứng mệt mỏi kinh niên, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Cách làm:

• Trộn cùng một lượng bột cây xương bồ, poria (Bạch Phục linh) và rễ cây kích nhũ lá mỏng.

• Đun sôi nước và thêm bột.

• Trộn đều và lọc thành trà nếu cần.

• Ngày uống 2 lần khi đói.

Công dụng: An thần, thư thái tâm trí; kiện tỳ, lợi tiểu nhẹ; thích hợp với chứng sương mù óc và mất ngủ do đờm đục; giảm bớt chứng hay quên; Mất ngủ; chóng mặt; tức ngực; buồn nôn; nôn mửa; lưỡi trắng nhờn; và mạch đập nhanh.

Cây xương bồ giúp trí óc minh mẫn, loại bỏ thấp (ẩm), làm dịu cơn đau dạ dày. Bạch phục linh trợ có tác dụng kích thích quá trình lọc [ở thận] và lợi tiểu, bổ tỳ, làm dịu tâm trí, tiêu đờm và giúp trí óc minh mẫn.

Lưu ý: Rễ cây kích sữa lá mỏng có vị đắng, không nên nấu quá kỹ. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy dùng công thức này thường xuyên trong 3 đến 6 tháng. Công thức này không thích hợp cho bệnh nhân bị loét hoặc viêm dạ dày.


Công thức trị liệu 3: Trà bổ tỳ và trí óc


Nguyên liệu:

• 15gr (1 thìa canh) Đẳng sâm

• 15gr (1 thìa canh) Khoai mỡ Trung Quốc khô

• 15gr (1 thìa canh) thuốc Vàng (Hoàng tinh)

• 10gr (2 thìa cà phê) Yi Zhi Ren (hạt Alpinia Oxyphylla)

• 10gr (2 thìa cà phê) xương bồ.

Công dụng: Đẳng sâm dùng làm nguyên liệu chính để kiện tỳ bổ máu. Khoai mỡ khô tốt cho tỳ, phế và thận. Thuốc Vàng có công dụng ích thận, nhuận phế, kiện tỳ. Yi Zhi Ren bổ thận tỳ dương, giảm tiết nước bọt. Xương bồ giúp trục đờm và bồi bổ trí óc.

Loại trà này giúp bổ thận và trí óc, được dùng để điều trị các triệu chứng như chậm chạp, mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, một chứng rối loạn hiếm gặp đặc biệt bởi việc không thể nhận biết và xác định đồ vật hoặc con người. Những bệnh nhân này cũng có thể có các triệu chứng khác như teo bắp thịt, khó thở, tăng tiết nước bọt, lưỡi nhợt, mạch trầm.

Cách làm:

Làm hai phần riêng biệt.

• Phần 1: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun sôi trong 40 phút.

• Lọc trà vào chén.

• Phần 2: Thêm nước vào bã trà đã lọc và đun sôi thêm 40 phút nữa.

• Lọc và thưởng thức.

• Dùng hai lần mỗi ngày trong 1 đến 3 tháng.

Lưu ý: Với người bệnh trằn trọc về đêm, thêm 15gr (1 thìa cà phê) long nhãn, 15gr (1 thìa cà phê) táo tàu chua, 15gr (1 thìa cà phê) chà là.


Công thức trị liệu 4: Trà bổ khí huyết


6 công thức thảo mộc cho chứng sương mù óc, mất trí nhớ và sa sút trí tuệ

Nguyên liệu:

• Nhân sâm Mỹ

• cây thiên ma (gastrodia)

• cây xô thơm đỏ.

Công dụng: Lưu thông huyết. Theo Đông y, loại trà này rất hữu ích cho chứng sương mù óc hoặc chứng mất trí nhớ. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó nói, hay quên, lưỡi sẫm màu hoặc có đốm xuất huyết. Tây Y hiện đại dùng loại trà này cho chứng sa sút trí tuệ óc mạch, teo óc, và bệnh mạch máu óc tích tụ amyloid.

Nhân sâm Hoa Kỳ giúp bồi bổ cơ thể và an thần. Cây thiên ma làm dịu và điều hòa can khí (năng lượng quan trọng của cơ thể). Xô thơm đỏ có công dụng bổ huyết, mát máu, và chữa lành vết thương.

Cách làm:

• Nghiền ba thành phần trên thành bột và cho vào lọ.

• Cho 3gr (1/2 thìa cà phê) vào chén và thêm nước sôi.

• Dùng ba lần mỗi ngày.


Công thức trị liệu 5: Canh cật heo với hạt óc chó và đậu đen


Nguyên liệu:

• 60gr (4 thìa canh) hạt óc chó chưa sơ chế

• 90gr (6 thìa canh) đậu đen

• 1 quả cật heo

Công dụng: Quả óc chó bổ thận khí, dưỡng ruột, thông đại tiện. Đậu đen, cật heo giúp bổ thận.

Theo truyền thống, món canh này dành cho bệnh suy thận và sa sút trí tuệ. Các triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ và mất khả năng đếm, buồn ngủ, uể oải, đau lưng và đau nhức tứ chi, đi lại khó khăn, lưỡi nhợt, mạch trầm.

Các triệu chứng giống với chứng mất trí nhớ do tuổi già, chứng sa sút trí tuệ mạch óc và chứng teo bắp thịt trong Tây Y. Công thức này cũng có lợi cho bệnh nhân mất trí nhớ do tuổi già bị táo bón.

Cách làm:

• Rửa sạch cật heo và cắt thành lát.

• Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước. Đun sôi, vặn lửa nhỏ và đun trong một giờ.

• Nêm nếm cho vừa ăn.

Lưu ý: Để có kết quả tốt nhất, nên dùng món canh cật heo với hạt óc chó và đậu đen hai đến ba lần một tuần trong một khoảng thời gian.


Công thức trị liệu 6: Trà bổ tinh và trí óc


Nguyên liệu:

• 30gr (2 thìa canh) rễ Địa hoàng đã sơ chế

• 15gr (1 thìa canh) Hà thủ ô đã sơ chế

• 15gr (1 thìa canh) Nhục thung dung

• 15gr (1 thìa canh) Câu kỷ tử

Công dụng: Theo truyền thống, công thức này dành cho chứng sa sút trí tuệ. Các triệu chứng khác bao gồm tóc bạc sớm, sâu răng sớm, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai, đau nhức và yếu liệt tứ chi. Loại trà này rất tốt cho người già mất trí nhớ, thiểu năng mạch máu óc, và teo óc trong Tây Y.

Rễ Địa hoàng đã sơ chế có công dụng bổ huyết. Hà thủ ô đã sơ chế bổ can thận, dưỡng huyết. Nhục thung dung bổ thận. Câu kỷ tử bổ can thận, dưỡng huyết, và sáng mắt.

Cách làm:

• Cho các nguyên liệu vào nồi và thêm 250 ml (1 chén) nước.

• Đun sôi trong một giờ.

• Lọc trà và uống nóng.

• Dùng bã lọc để pha chén trà thứ hai bằng cách thêm 250 ml nước.

• Đun sôi trong một giờ.

• Lọc trà và uống nóng.

• Uống hai tách trà mỗi ngày trong một đến ba tháng để cải thiện trí nhớ.

Ghi chú: Đừng lầm lẫn Hà thủ ô thô với Hà thủ ô đã chế biến (Multiflower Knotweed). Hà thủ ô thô giúp làm ẩm và khai thông ruột, trong khi Hà Thủ Ô đã sơ chế giúp bổ thận. Với loại trà này, chỉ dùng loại đã sơ chế.

Để có kết quả tốt nhất, hãy dùng trà liên tục trong một thời gian theo khuyến cáo. Các công thức trên không thích hợp cho trường hợp tỳ vị khí hư hoặc có các vấn đề về nhu động ruột.

Dr. Wu Kuo-Pin, Summer Lawson
Kim Khuê và Phi Long biên dịch


Vui lòng thảo luận ý kiến với Đông y sĩ tại địa phương nếu cần thêm lời khuyên.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân