TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sat Dec 30, 2023 12:39 am    Tiêu đề: Triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt

Triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt

Có một số dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc, có thể trầm trọng hơn theo tuổi tác.


Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mặc dù bệnh tâm thần phân liệt có thể là một trong những rối loạn tâm thần ít phổ thông nhất nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người, hay 1 trên 300 người trên toàn thế giới. Ước tính 1 trong 40.000 trẻ em dưới 13 tuổi được chẩn đoán hàng năm ở Hoa Kỳ.



Dấu hiệu và triệu chứng sớm

Có một số dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc, có thể trầm trọng hơn theo tuổi tác:

• Gặp vấn đề về suy nghĩ và lý luận.

• Ý tưởng hoặc lời nói kỳ lạ.

• Lầm lẫn giấc mơ hoặc truyền hình với thực tế.

• Rút lui khỏi các mối quan hệ với bạn bè và gia đình.

• Tình trạng gián đoạn giấc ngủ.

• Thiếu động lực.

• Hành vi kỳ lạ.

• Hành vi bạo lực, hung hăng hoặc kích động.

• Sử dụng ma túy hoặc nicotin để giải trí.

• Khó chịu hoặc tâm trạng chán nản.

• Thiếu cảm xúc hoặc cảm xúc không phù hợp với tình thế.

• Những lo lắng và sợ hãi kỳ lạ.

• Nghi ngờ người khác quá mức.



Các dấu hiệu và triệu chứng sau này

Khi trẻ bị tâm thần phân liệt lớn lên, các dấu hiệu và triệu chứng điển hình hơn của chứng rối loạn này bắt đầu xuất hiện và có thể bao gồm:

    • Ảo tưởng liên quan đến việc bị hại, bị quấy rối hoặc một thảm họa lớn sắp xảy ra.

    • Ảo giác, chẳng hạn như nhìn thấy đồ vật hoặc nghe thấy giọng nói.

    • Suy nghĩ vô tổ chức ảnh hưởng đến tiếp xúc rõ ràng, dẫn đến câu trả lời không mạch lạc.

    • Hành vi cực kỳ bất thường như tức giận khó lường, chống lại chỉ dẫn hoặc hoàn toàn không phản ứng.

    • Bỏ bê vệ sinh cá nhân như tắm rửa hoặc mặc quần áo.

    • Tỏ ra vô cảm bằng cách tránh tiếp xúc bằng mắt, thay đổi nét mặt để phù hợp với tình thế và nói giọng đều đều.



Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng trong việc giảm các giai đoạn loạn thần và kiểm soát trẻ bị tâm thần phân liệt trước khi các biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

Thuốc, liệu pháp điện giật, liệu pháp trò chuyện cá nhân và gia đình có thể cải thiện cơ hội chữa trị thành công của trẻ khi chúng bước vào tuổi trưởng thành.



Biến chứng

Nếu không điều trị, bệnh tâm thần phân liệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cả ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy những người mắc bệnh tâm thần phân liệt có nguy cơ tử vong do tự tử cao gấp 4,5 lần. Các nghiên cứu cũng cho thấy 65% bệnh nhân tâm thần phân liệt có các triệu chứng lo âu đến mức họ được chẩn đoán mắc các tình trạng như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Lạm dụng chất gây nghiện cũng rất phổ thông. Ước tính có khoảng 47% bệnh nhân tâm thần phân liệt gặp vấn đề nghiêm trọng với ma túy hoặc rượu so với 16% dân số nói chung. Bệnh tâm thần phân liệt cũng đi kèm với một loạt các vấn đề y tế khác như tiểu đường, bệnh tim, béo phì và tăng nguy cơ tử vong.



Tỷ lệ tái phát

Tỷ lệ tái phát bệnh tâm thần phân liệt khá cao và do một số yếu tố, bao gồm không tuân thủ dùng thuốc, sự chỉ trích của gia đình hoặc thái độ thù địch đối với bệnh nhân và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.

Một đánh giá trước đây cho thấy việc không tuân thủ dùng thuốc có liên quan đến nguy cơ tái phát tăng gấp bốn lần.

Những người liên tục lạm dụng chất gây nghiện có nguy cơ tái nghiện tăng gấp ba lần và những người phải hứng chịu những lời chỉ trích từ người chăm sóc có nguy cơ cao gấp đôi.

(theo Mary Gillis
Hoàng Tuấn biên dịch


Mary Elizabeth Gillis là phóng viên sức khỏe và chuyên viên về tim phổi với hơn một thập niên kinh nghiệm. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ về sinh lý học ứng dụng, cô lấy bằng thạc sĩ khoa học về báo chí tại Đại học Columbia.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân