TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đề kháng insulin là nguyên nhân thầm lặng dẫn đến ung thư tụy tạng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đề kháng insulin là nguyên nhân thầm lặng dẫn đến ung thư tụy tạng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Nov 26, 2023 12:39 am    Tiêu đề: Đề kháng insulin là nguyên nhân thầm lặng dẫn đến ung thư tụy tạng

Đề kháng insulin là nguyên nhân thầm lặng
dẫn đến ung thư tụy tạng

Insulin dư thừa gây kích thích quá mức và làm viêm các tế bào tụy tạng, khiến chúng chuyển sang trạng thái tiền ung thư.


Đề kháng insulin khiến cơ thể không có sức điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý. Điều này có thể là kẻ thầm lặng tấn công tụy tạng, làm viêm và biến đổi các tế bào tụy tạng thành những quả bom hẹn giờ gây ung thư.

Nghiên cứu mới cho thấy mối liên quan giữa lượng insulin tăng cao (do lối ăn uống không tốt và béo phì) với sự phát triển của ung thư tụy tạng, nguyên nhân thứ ba gây tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ.


Tình trạng đề kháng insulin có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư. (Hình: The Epoch Times)


Insulin tăng cao gây ung thư tụy tạng như thế nào

Insulin là một hormone của tụy tạng, giúp các tế bào lấy đường từ máu để làm năng lượng. Đề kháng insulin là tình trạng các tế bào của cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Đề kháng insulin gắn liền với béo phì và tiểu đường là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với bệnh ung thư tụy tạng. Nghiên cứu mới của Đại học British Columbia (UBC) trên Tập san Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho thấy cách diễn ra điều đó. Insulin dư thừa sẽ kích thích quá mức các tế bào tụy tạng sản xuất dịch tiêu hóa. Điều này gây ra tình trạng viêm, chuyển các tế bào sang trạng thái tiền ung thư.

Các tác giả nghiên cứu và nhà nghiên cứu của UBC, ông James Johnson và cô Janel Kopp nói với The Epoch Times qua thư điện tử, “Những phát giác này có ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với những người biết rằng họ có nguy cơ cao phát triển ung thư biểu mô ống tụy tạng [dạng thông dụng nhất], nhưng có thể áp dụng cho tất cả mọi người.”

Họ nói thêm, “Dữ liệu của chúng tôi cho thấy nguy cơ bị ung thư tụy tạng cao hơn liên quan đến lối ăn uống không tốt và béo phì, có thể là do đến những tình trạng này liên quan đến mức insulin cao hơn.” Điều đó cũng gợi ý việc làm giảm insulin qua thuốc, cách ăn uống hoặc tập thể dục có thể ngăn ngừa ung thư tụy tạng.

Tiến sĩ Emily Gallagher, giáo sư tại Khoa Nội tiết, Tiểu đường và Bệnh xương tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, nói với The Epoch Times, nghiên cứu này cho thấy vai trò của insulin trong việc khởi phát ung thư tụy tạng.

Bà nói, “Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của thụ thể insulin trong việc điều chỉnh việc sản xuất enzyme tiêu hóa và tình trạng viêm ở tụy tạng,” đồng thời lưu ý rằng câu hỏi quan trọng là làm thế nào tin tức này có thể được dùng để giảm nguy cơ ung thư tụy tạng ở những người có mức insulin cao.


Một biểu đồ về sự phát triển ung thư, cho thấy tình trạng đề kháng insulin và viêm là động lực gây ra ung thư. TG: chất béo trung tính; FFA: axit béo tự do; TNF-α: yếu tố hoại tử khối u α; IL-6: interleukin-6; ROS: các loại oxy phản ứng; SHBG: globulin gắn với hormone giới tính; IGF-I: yếu tố tăng trưởng giống insulin I; PAI-1: chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1; IGFBPs Protein liên kết IGF-I; VEGF, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu.


Insulin có thể đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ung thư như thế nào

Tăng insulin máu xảy ra khi nồng độ insulin vượt quá mức bình thường. Điều đó xảy ra khi cơ thể đề kháng insulin – các tế bào cơ, mỡ và gan dừng phản ứng thông thường với insulin.

Tiến sĩ Gallagher cho biết, ngoài ung thư tụy tạng, insulin cao còn liên quan đến ung thư đại trực tràng, vú, nội mạc tử cung, gan, buồng trứng và dạ dày.

Trong một bài tổng quan đăng trên Tập san Nature (Tự nhiên), bà cho rằng các vấn đề về chuyển hóa insulin là nguyên nhân cản trở việc điều trị ung thư.

Theo tổng quan, với tình trạng béo phì và tiểu đường đang gia tăng trên toàn thế giới và nhận thức rằng insulin tăng cao có thể góp phần gây ra thất bại trong điều trị, việc hiểu rõ tín hiệu insulin trong tiến triển của bệnh ung thư là rất quan trọng.

Không giống như các tế bào bình thường, tế bào ung thư dựa vào glucose làm nguồn năng lượng chính và không thể chuyển hóa chất béo. Hạn chế lượng glucose qua khẩu phần ăn uống có thể giúp bỏ đói và loại bỏ các tế bào ung thư.

Do đó, các tế bào ung thư phát triển mạnh nhờ đường – và lượng đường trong máu cao do đề kháng insulin sẽ kích thích sự phát triển này. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tập san Diabetes Cares (Chăm sóc Bệnh tiểu đường) cho thấy thuốc trị tiểu đường metformin, làm giảm lượng đường trong máu, có thể có tác dụng chống ung thư. Thuốc làm tăng độ nhạy insulin và giảm sản xuất glucose ở gan.


Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa


Tiến sĩ Gallagher cho biết lượng insulin cao có thể xảy ra trước khi tăng lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường trong nhiều năm. Bà nói, “Vì vậy, những người bị hội chứng chuyển hóa, béo phì hoặc tiền tiểu đường có nguy cơ bị ung thư cao hơn do nồng độ insulin cao, ngay cả khi không có lượng đường trong máu cao”.

Các chiến lược làm giảm lượng insulin lưu thông [trong máu] cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Phương pháp ăn uống, tập thể dục, giảm cân – tất cả đều có thể giúp giảm mức insulin.

Nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng những bệnh nhân thường có lượng insulin thấp hơn sau giải phẫu giảm cân có nguy cơ phát triển ung thư thấp hơn.

Các chiến lược hiệu quả có thể giúp duy trì mức lượng đường trong máu trong giới hạn khỏe mạnh:

1. Khẩu phần ăn uống cân bằng, bổ dưỡng

Ăn thực phẩm toàn phần như trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tập trung vào thực phẩm nhiều chất xơ vì chúng được tiêu hóa chậm và ngăn ngừa [tăng lượng đường trong máu] biến đổi. Chọn chất béo lành mạnh như bơ và các loại hạt thay vì chất béo bão hòa hoặc chất béo trans.

2. Theo dõi số lượng trong khẩu phần ăn

Ngay cả những thực phẩm lành mạnh cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu nếu ăn quá nhiều. Chú ý đến khẩu phần ăn bằng cách dùng đĩa nhỏ hơn, đo lường thức ăn và thực hành ăn uống có chú tâm. Ăn uống có chú tâm bao gồm việc chú ý đến khoảnh khắc tại thời điểm ăn uống và chủ ý tập trung đến hương vị, kết cấu, và cảm giác, đồng thời tránh bị phân tâm và ăn uống quá mức. Điều này có thể giúp bạn tránh ăn quá nhiều và khuyến khích các kiểu ăn uống lành mạnh hơn.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có ích cho những bệnh nhân tiểu đường hoặc những người có nguy cơ bị bệnh. Tập thể dục thường xuyên cải thiện độ nhạy insulin, giúp duy trì mức lượng đường trong máu lành mạnh dễ dàng hơn. Tập thể dục nhẹ sau bữa ăn cũng có thể giúp kiểm soát ngay lập tức lượng đường trong máu tăng cao [sau ăn].

George Citroner
Thanh Long biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân