TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hạ calcium máu (hypocalcemia)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hạ calcium máu (hypocalcemia)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Mon Nov 20, 2023 12:30 am    Tiêu đề: Hạ calcium máu (hypocalcemia)

Hạ calcium máu (hypocalcemia)


Hạ calcium máu (hypocalcemia) là tình trạng nồng độ calcium trong máu thấp hơn mức bình thường.

Một người bị hạ calcium máu khi nồng độ calcium huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL (2,1 mmoL/L) trong điều kiện protein huyết tương bình thường hoặc nồng độ ion calcium hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL (1,05 mmoL/L).

Lượng calcium ổn định trong máu rất cần thiết để các tế bào thần kinh hoạt động, các cơ co thắt, hệ thống đông máu và tim làm việc bình thường.

Nếu lượng calcium trong máu giảm thì cơ thể phải lấy calcium từ trong xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa. Điều này làm cho ít calcium hơn ở xương, dẫn đến xương yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.



Triệu chứng của hạ calcium máu

Một số người bị hạ calcium trong máu mà không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu nào. Nhưng trẻ sơ sinh mắc bệnh có thể bỏ bú, phản ứng kém linh hoạt, đờ đẫn, thở không đều, tim đập nhanh, co giật...

Người lớn có thể có các triệu chứng như da khô, móng tay chân dễ gãy, chuột rút, tê xung quanh miệng hoặc đầu ngón tay chân, mệt mỏi, đờ đẫn, hay quên, trầm cảm, hoang tưởng, động kinh, co cứng cơ ở lưng và chân, cổ họng co thắt không thở được...

Nồng độ calcium trong máu dưới mức cần thiết có thể gây ra các triệu chứng như tê tay chân, co thắt thanh quản, lơ mơ, thậm chí co giật và nguy hiểm đến tính mạng.

Hạ calcium trong máu là tình trạng ít được chú ý, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.



Nguyên nhân gây hạ calcium máu

Hạ calcium máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân hạ calcium máu ở mỗi độ tuổi có thể khác nhau, bao gồm nhiều nguyên nhân như:

    • Rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh.

    • Không đủ calcium hoặc vitamin D trong cách ăn uống.

    • Giảm albumin hoặc magnesium hoặc phospho trong máu.

    • Suy tuyến cận giáp trạng (Parathyroid) khiến cơ thể tiết ra lượng hormone tuyến cận giáp trạng ít hơn trung bình. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc sau khi giải phẫu tuyến giáp trạng.

    • Suy thận.

    • Viêm tụy tạng.

    • Uống một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ngăn cản hấp thụ calcium trong máu như thuốc trị loãng xương, thuốc có Steroid, thuốc chống loét bao tử, trụ sinh...

    • Căng thẳng, lo lắng



Điều trị và phòng ngừa hạ calcium máu

Khi được chẩn đoán bị hạ calcium máu, người bệnh cần được theo dõi điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh bổ sung calcium không đúng cách.

Việc thử kiểm soát nồng độ calcium trong máu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hạ calcium máu.

Khi được chẩn đoán bị hạ calcium máu, người bệnh cần được theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị thông thường gồm bổ sung calcium qua đường uống hoặc qua đường tĩnh mạch và điều trị nguyên nhân dẫn đến hạ calcium máu.

Bệnh nhân có thể được khuyên áp dụng cách ăn bổ sung calcium và vitamin D, tắm nắng để tăng cường vitamin D và giúp cơ thể hấp thụ calcium, đồng thời hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu vì chúng làm giảm sự hấp thụ calcium trong cơ thể.

Ngoài ra, mọi người không nên tự ý uống thuốc bổ sung calcium, mà cần hỏi ý kiến bác sĩ gia đình.

Nếu đã ăn uống đủ calcium rồi mà còn uống bổ sung calcium thì không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Về lâu dài, calcium thừa sẽ đọng lại ở thành mạch máu, không tốt cho tim mạch. Vì vậy, không nên quá lạm dụng thuốc bổ sung calcium.

Lượng calcium được các chuyên viên dinh dưỡng đề nghị trong cách ăn uống ở mỗi độ tuổi có thể khác nhau. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và người cao niên cũng cần ăn bổ sung calcium để giảm thiểu nguy cơ loãng xương và các vấn đề liên quan đến thiếu calcium.


Theo Healthy Bones Australia, lượng calcium cần thiết mỗi ngày là: trẻ 1-3 tuổi cần 500mg, 4-8 tuổi cần 700mg, 9-11 tuổi cần 1,000mg, 12-18 tuổi cần 1,300mg, người trưởng thành cần khoảng 1,000mg. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần 1,300mg.

Một số thực phẩm giàu calcium gồm: các loại hạt, đậu, đậu hũ, phô mai, sữa, yogurt, cá hộp, rau xanh đậm.

Ví dụ, mỗi ngày một người trưởng thành ăn 3 phần, mỗi phần bao gồm khoảng 300mg calcium, gồm một miếng phô mai, một ly sữa, một hủ yogurt, kèm theo các loại rau quả là có thể đủ lượng calcium cần thiết trong ngày.

Thanh Ngôn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân