TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trằn trọc không ngủ được và thức khuya tác động khác nhau thế nào đối với cơ thể?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trằn trọc không ngủ được và thức khuya tác động khác nhau thế nào đối với cơ thể?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Oct 19, 2023 10:34 pm    Tiêu đề: Trằn trọc không ngủ được và thức khuya tác động khác nhau thế nào đối với cơ thể?

Trằn trọc không ngủ được và thức khuya
tác động khác nhau thế nào đối với cơ thể?


Nhắm mắt mà không ngủ được, và nằm trên giường chơi điện thoại thâu đêm, hai trạng thái mất ngủ này có giống nhau?

Có lẽ ai cũng từng trải qua chứng mất ngủ, nằm trên giường nhắm mắt, trằn trọc nhưng không thể ngủ được. Nếu kéo dài, trạng thái đó quả thật giống như cực hình vậy.

Nhiều thanh niên do áp lực công việc cao, đêm không ngủ được, nằm trên giường chơi điện thoại đến 4, 5 giờ sáng mà vẫn không buồn ngủ, thức đến tận bình minh.

Nhắm mắt cố ngủ mà không ngủ được, hay nằm trên giường chơi điện thoại thâu đêm. Hai trạng thái mất ngủ này tác động khác nhau như thế nào đối với cơ thể?



Trạng thái nhắm mắt không thể ngủ được

Mặc dù bạn chưa ngủ nhưng các cơ quan nội tạng và tinh thần cũng đã được tạm nghỉ ngơi và toàn bộ cơ thể cũng được thả lỏng.

Cơ thể sẽ tiết ra melatonin, có vai trò tương tự như một chất xúc tác giúp ru ngủ con người, chất này thường được ứng dụng để điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ nhưng lại không phải là thuốc ngủ. Thông thường Melatonin sẽ được cơ thể chúng ta tiết ra nhiều vào ban đêm, nồng độ chất này sẽ giảm dần khi trời về sáng. Tuổi tác càng cao thì cơ thể sẽ càng sản xuất Melatonin ít dần.

Vì thế nên người xưa nói “nhắm mắt nghỉ ngơi”. Khi nhắm mắt dù chưa ngủ, cơ thể cũng đang tiến nhập vào trạng thái được nghỉ ngơi.



Thức khuya thì khác

Khi bạn thức khuya, chơi điện thoại di động hoặc xem phim... mắt mở, óc hoạt động, cơ thể vẫn hoạt động nên không thể giảm căng thẳng.

Để hoàn thành một chuỗi hành động như chơi điện thoại di động và xem TV, các tế bào cơ tiếp tục tiêu hao năng lượng để hỗ trợ hoạt động của cơ thể. Khi thức khuya, bạn có cảm giác nhanh đói, đó là do năng lượng cơ thể bị tiêu hao và cần năng lượng mới.

Các tế bào cơ càng hoạt động nhiều thì phạm vi và tần số chuyển động của cơ thể càng lớn, lưu lượng máu càng nhanh và hơi thở càng gấp.

Thức khuya = mệt mỏi về thể chất + mệt mỏi về tinh thần + tiêu hao năng lượng.

Nhắm mắt không ngủ giúp cơ thể “yên lặng”, còn thức khuya khiến cơ thể “hoạt động” và tiêu hao năng lượng. Vì vậy, dù nhắm mắt không ngủ được nhưng hôm sau, bạn vẫn có thể đầy năng lượng nhưng thức khuya sẽ chỉ khiến bạn uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày mới.

Hai trạng thái đó hoàn toàn khác nhau

Nếu ban đêm không ngủ được, chúng ta có thể bật một vài bản nhạc êm dịu, nhắm mắt lại và thư thái. Điều quan trọng nhất là hãy đặt điện thoại di động xuống, có bằng chứng về việc thức khuya đột tử, cơ thể là vốn của mạch sống, ai cũng nên cần phải trân trọng và yêu thương thiện đãi với chính cơ thể mình trong sinh hoạt hàng ngày.

(theo Tống Vân)
Khả Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân