TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ăn nhiều dầu đậu nành có thể làm tổn thương sức khỏe ruột và viêm đại tràng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ăn nhiều dầu đậu nành có thể làm tổn thương sức khỏe ruột và viêm đại tràng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9655

Bài gửiGửi: Fri Aug 04, 2023 11:25 pm    Tiêu đề: Ăn nhiều dầu đậu nành có thể làm tổn thương sức khỏe ruột và viêm đại tràng

Ăn nhiều dầu đậu nành có thể làm
tổn thương sức khỏe ruột và viêm đại tràng

Ăn nhiều dầu đậu nành có thể làm tổn thương sức khỏe ruột và viêm đại tràng


Nghiên cứu mới trong lĩnh vực thực phẩm cho thấy ăn nhiều dầu đậu nành có thể liên quan đến viêm loét đại tràng, một bệnh viêm ruột mạn tính.

Bà Poonamjot Deo, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, “Kết quả của chúng tôi thách thức suy nghĩ đã tồn tại hàng chục năm rằng nhiều bệnh mạn tính bắt nguồn từ việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật, và ngược lại, chất béo không bão hòa từ thực vật tốt cho sức khỏe hơn.”

Các phát giác cho thấy rằng ăn nhiều chất béo từ dầu đậu nành có thể đẩy nhanh quá trình khởi phát bệnh viêm đại tràng, phá vỡ hệ thống ruột, làm suy yếu quá trình điều hòa tế bào miễn dịch và tác động đến các chất chuyển hóa trong ruột.

Bà Deol cho biết, “Đó là kết hợp giữa [hiện tượng] lợi khuẩn đang chết đi và vi khuẩn có hại đang phát triển khiến ruột dễ bị viêm nhiễm hơn và gây ra các tác động tiêu cực.”



Lý do dầu đậu nành không tốt cho sức khỏe

Việc hấp thụ quá nhiều acid linoleic, một trong năm loại acid béo có trong dầu đậu nành, là điều khiến các nhà nghiên cứu lo ngại. Thông thường, dầu đậu nành chứa khoảng 55% acid linoleic.

Acid linoleic là acid béo không bão hòa đa cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên, cơ thể không thể sản xuất acid linoleic và phải lấy thông qua thực phẩm.

Người ta ước tính rằng cơ thể con người cần 1% đến 2% tổng lượng calories từ acid linoleic hàng ngày. Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch vành, tác dụng phụ tiềm ẩn đối với tác dụng óc, và các vấn đề trao đổi vật chất khác nhau. Bà Deol cho biết, “Người Mỹ thời nay đang nhận được 8 đến 10% năng lượng từ acid linoleic hàng ngày, phần lớn là từ dầu đậu nành.”

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy mặc dù ăn nhiều dầu đậu nành không trực tiếp gây viêm đại tràng, nhưng lại làm tổn thương tác dụng hàng rào bảo vệ ruột, dẫn đến tăng nguy cơ bị viêm đại tràng.

Hơn nữa, cách ăn này làm phá vỡ sự cân bằng của một loại protein quan trọng được gọi là yếu tố nguyên tử tế bào gan 4 alpha (HNF4A), có liên quan đến cả viêm đại tràng và ung thư đại tràng.

Ngoài ra, phân tích chuyển hóa cho thấy sự mất cân bằng giữa acid béo omega-6 và omega-3.

Những yếu tố này, dù riêng lẻ hay kết hợp, đều có nguy cơ góp phần tạo ra môi trường ruột kém có thể dẫn đến sự phát triển của viêm đại tràng.

Đó cũng là lý do vì sao các tác giả cũng ghi nhận sự tương đồng giữa sự gia tăng các trường hợp bị bệnh viêm ruột và sự gia tăng tiêu thụ dầu đậu nành ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy có thể có mối liên hệ ở đây.

Ngoài ra, dầu ô liu và một biến thể dầu đậu nành biến đổi gene có chứa 7.42% acid linoleic không làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm đại tràng.

Những phát giác này cho thấy hàm lượng acid linoleic tăng cao trong dầu đậu nành thông thường có thể là yếu tố quyết định mối liên hệ tiềm ẩn với bệnh viêm đại tràng.


Thành phần acid linoleic trong dầu ăn


Dầu đậu nành là một trong những loại dầu ăn được sử dụng nhiều nhất trong các nhà hàng vì giá rẻ, điểm bốc khói cao, hương vị trung tính và nói chung là không gây dị ứng.


Dầu có hàm lượng acid linoleic cao hơn. (Hình: The Epoch Times)


Dầu có hàm lượng acid linoleic cao hơn

Nhiều loại dầu thực vật khác nhau, chẳng hạn như dầu ngô, dầu cây rum, dầu hạt nho và dầu hướng dương, có hàm lượng acid linoleic cao hơn dầu đậu nành.


Dầu có hàm lượng acid linoleic thấp hơn. (Hình: The Epoch Times)


Dầu có hàm lượng acid linoleic thấp hơn

Dầu canola (hạt cải) thường chứa ít acid linoleic hơn dầu đậu nành, trung bình khoảng 20%. Dầu dừa, cọ, và bơ thậm chí còn có hàm lượng acid linoleic thấp hơn, dao động từ khoảng 2 đến 14%.

Mỡ động vật chứa hàm lượng acid linoleic thấp hơn. Mỡ heo thường bao gồm khoảng 10% acid linoleic, trong khi bơ chỉ có 2%.

Bà Deol cho biết, “Chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi lượng dầu đậu nành trong khẩu phần ăn để bảo đảm không tiêu thụ quá nhiều acid linoleic. Đó là thông điệp chính của chúng tôi.”

Harry Lee
Tú Liên biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân